CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LY THÂN
y \
3.2.2. Căn cứ ly thân
Xuất phát từ quan điểm khơng khuyến khích tình trạng sống ly thân nên quy định chỉ trong trường hợp mâu thuẫn nghiêm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau, việc ly thân của vợ chồng mới được chấp nhận. Để đồng bộ với căn cứ ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014, càn quy định căn cứ
ly thân như sau:
*Căn cứ thuận tình ly thân:
Thuận tình ly thân là trường họp cả vợ và chồng đều tự nguyện, mong muốn được ly thân và họ đã thỏa thuận được về quyền và nghĩa vụ của mồi bên dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Vợ chồng có thể thuận tình ly thân mà khơng cần ra Tịa án, hoặc có thể nộp đơn u cầu cơng nhận thuận tinh ly thân đến Tịa án có thẩm quyền.
Trong trường họp vợ chồng lựa chọn phương thức thuận tình ly thân không qua tố tụng để đảm bảo sự riêng tư, họ cần đến văn phịng cơng chứng đề công chứng văn bản thỏa thuận ly thân đó; việc ly thân có hiệu lực kể từ ngày vợ chồng thởa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản khơng xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được ^2 • • • • • • tính từ ngày lập văn bản. Vợ chồng cần lập văn bản có cơng chứng thỏa thuận về con chung, tài sản, cấp dưỡng, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong thời gian ly thân. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận ly thân đó, nếu một bên (hoặc các bên) vi phạm thỏa thuận thì họ vẫn có thể khởi kiện yêu cầu Tịa án giải quyết. Khi đó, đương sự có yêu cầu phải chứng minh họ đã ly thân và có thỏa thuận trên thực tế (chứng cứ là văn bản thỏa thuận đã công chứng). Tịa án tính thời gian ly thân kể từ ngày được ghi trên văn bản hoặc từ ngày văn bàn được lập.
Khi vợ chồng thuận tình ly thân, sự tự nguyện cùa hai vợ chồng là một căn cứ quyết định, thông qua con đường tố tụng hoặc văn bản công chứng. Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly thân” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, khơng bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc
thuận tinh ly thân. Việc thê hiện ý chí thật sự tự nguyện ly thân của vợ• J J •••L^y ưẾ J • chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuấn mực, đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, địi hởi vợ chồng cịn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng khơng thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng khơng bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cùa vợ và con thì Tồ án
quyết định giải quyết việc ly thân.
Tuy nhiên, theo tơi, khác với thuận tình ly hơn, khi vợ chồng quyết định thuận tình ly thân, Tịa án khơng cần tổ chức hịa giải. Bởi lẽ, vợ chồng lựa chọn phương án thuận tình ly thân cũng chính là đang lựa chọn một cách hịa giải phù hợp cho tình trạng hơn nhân.
Ngồi ra, Thấm phán cũng cần xem xét kỳ từng nội dung thỏa thuận của vợ chồng trong yêu cầu thuận tinh ly thân để tránh tinh trạng ly thân giả. Tức là cần phòng tránh nguy cơ vợ chồng giả ly thân để tẩu tán tài sản, lừa dối bên thứ ba trong giao dịch dân sự... Dù là thuận tình ly thân nhưng Thẩm phán cũng không thể dễ dàng đồng ỷ với mọi điều khoản thỏa thuận giữa vợ chồng, mà cần xem xét kỹ về các khoản nợ chung, vay chung, các tranh chấp đang có với bên thứ ba... Kể cả trường hợp vợ chồng thỏa thuận thuận tình ly thân mà khơng đến Tịa án, khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba, Thẩm phán vẫn có thể dựa trên các nguyên tắc cùa luật dân sự để vô hiệu các thỏa thuận nếu vợ chồng giả ly thân để trốn tránh nghĩa vụ trong
giao dịch dân sự. Vì vậy, cần nhắc lại rằng, khơng cần lo lắng về nguy cơ vợ chồng lợi dụng chế định ly thân đế ly thân giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà không công nhận ly thân pháp lý.
*Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly thân:
Trường hợp ly thân khi có u cầu cùa một bên thì căn cứ vào:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đinh hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm
trọng, đời sơng chung gặp nhiêu khó khăn, mục đích của hơn nhân khó đạt được nhưng chưa muốn ly hôn.
Đương sự yêu cầu ly thân với mong muốn tìm ra cách giãi quyết mâu thuẫn:
Khi vợ/chồng có hành vi bạo lực thì việc giải quyết ly thân cịn nhằm giảm thiểu tình trạng tiếp tục bị bạo lực, hạn chế hậu quả của bạo lực, đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân. Điều này cũng tương thích với quy định về biện pháp cấm tiếp xúc trong Luật phịng, chống bạo lực gia đình. Bởi qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hơn của Tồ án
cho thấy số vụ ly hơn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến ly hơn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thề hiện tính chất nghiêm trọng của nó. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn. Có trường hợp do ghen tng, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau. Tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly thân và sau đó là ly hơn, có trường hợp dẫn đến án mạng. Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng... là lý do để ly thân thì luật cũng quy định rõ ràng phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trạng trầm trọng, đời sống chung gặp khó khăn nhưng nếu sửa đổi thì vẫn có thể tiếp tục, mục đích hơn nhân khó đạt được nhưng chưa muốn ly hơn thì giải
quyết cho ly thân.
Lúc này, Thẩm phán cần xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên để ra quyết định cho ly thân hay không. Bởi rỗ ràng Luật HNGĐ năm 2014 đã đưa yếu tố lồi đế xem xét cho ly hôn (với điều kiện yếu tố lồi phải có mối quan hệ nhân quả với tình trạng trầm trọng của vợ chồng - theo khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014), qua đó thể hiện sự học hỏi quy định của một số
nước trên thê giới (như Pháp, Canada, Singapore...) khi có sự kêt hợp giữa thực trạng của hơn nhân và yếu tố lồi để giải quyết việc ly hơn. Vì vậy, yếu tố lồi đương nhiên được xét đến để giải quyết ly thân. Đây cũng là căn cứ
quan trọng để Thẩm phán quyết định về quyền và nghĩa vụ mồi bên khi ly thân.
Tồ án khơng thể dựa vào mục đích của hai người khi kết hơn có đạt được hay khơng để xem xét giải quyết ly thân. Phần lớn mục đích của nam và nữ trước khi kết hôn là hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng cũng có nhiều cuộc hơn nhân được xác lập bắt đầu từ những mục đích khác nhau. Dù cho họ từng kết hơn với mục đích nào đi chăng nữa thì mục đích của hôn nhân bền vừng, hạnh phúc vẫn là tiêu chuẩn cao nhất mà bất kỳ ai kết hôn cũng hướng tới. Nhà làm luật ở đây muốn nói đến mục đích cốt lõi cùa hơn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Vì vậy, nếu xét thấy mục đích này khó đạt được với tình trạng hôn nhân hiện tại, đương sự muốn ly thân để có thời gian tìm cách giãi quyết mâu thuẫn và nếu khắc phục được những sai lầm thì hơn nhân có thể tiếp tục thì Thẩm phán ra
quyết định cho vợ chồng ly thân.
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của cha, mẹ với con:
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người cha hoặc mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con cái, đặc biệt là vi phạm các nghĩa vụ tại Điều 69 Luật HNGĐ năm 2014 như: (1) Không thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; không chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; (2) Khơng trơng nom, ni dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự nuôi minh; (3) Không thực hiện nghĩa vụ giám hộ hoặc đại diện cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; (4) Phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn nhân của cha mẹ; (5) Lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên,
con đã thành niên mât năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động; (6) Xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đơn cử nhu trường hợp người cha do nghiện rượu thường xuyên có hành vi bạo hành đối với con cái trong khi say xỉn. Trong tình huống này, để bảo vệ người con khỏi sự nguy hiểm, người mẹ chi có thể tách người cha ra khởi con của họ. Xét trên phương diện pháp lý, theo quy định pháp luật hiện hành thì người mẹ chỉ có thế thực hiện được việc ngăn cách người con với người
cha bằng biện pháp ly hôn. Tuy nhiên, nếu như trường hợp vợ chồng vẫn còn tình cảm, người vợ hồn tồn khơng muốn ly hơn chồng mà vẫn muốn bào vệ người con thì pháp luật sẽ xử lý ra sao? Rõ ràng trong tình huống này chế định ly thân sẽ là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên. Người vợ hồn tồn có quyền sử dụng căn cứ “Người cha vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ với con” đế thực hiện quyền ly thân. Ly thân trong tình huống này sẽ giúp người vợ không những bào vệ được con mình mà vẫn có thể giữ được mối quan hệ hôn nhân với người chồng. Mặt khác, khi ly thân, người chồng sẽ có thời gian để suy nghĩ, đánh giá và nhìn nhận lại những hành vi sai trái của mình, rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả mà mình gây ra. Đây chính là khoảng thời gian lặng giúp gia đình bình tâm suy nghĩ, hàn gắn những rạn nứt và xây dựng gia đình tốt đẹp hơn.
- Có căn cứ về việc chồng (vợ) có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ (chồng) bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của vợ (chồng) nhưng không đến mức phải ly hôn:
Trong trường hợp này, cha, mẹ, người thân thích khác cùa người bị tâm thần, người bị bệnh không thể nhận thức, làm chù hành vi cần đưa ra
căn cứ chứng minh rằng người cịn lại có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người yếu thế (là vợ hoặc chồng bị bạo lực), nhưng không đến mức phải ly hơn (hay có căn cứ cho thấy ly thân là có thể chấm dứt được tình trạng bạo lực đó). Theo
đó, bạo lực gia đình là “hành vi cơ ý của thành viên gia đình gây tơn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm
2007).
Cụ thể, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người yếu thế cần chứng minh về hành vi bạo lực gia đình, nêu lên lập luận, u cầu Tịa án cho ly thân để bảo vệ người yếu thế, nếu khơng ly thân thì sẽ có hậu quả như thể nào, yêu cầu thay đổi người giám hộ, theo dõi tình hình và yêu cầu chấm dứt ly thân nếu thấy người kia thay đổi, hôn nhân có thể tiếp tục... Điểm mấu chốt của quy định này là nhàm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho bên yếu thế khi thấy tình trạng hơn nhân hiện tại khó khàn, nhưng vẫn có thể tiếp tục duy trì mà khơng cần thiết phải ly hơn (bởi có căn cứ cho rằng ly thân sẽ chấm dứt được tình trạng bạo lực gia đình đó).
3.2.3. Hệ q pháp lý của ly thân
Hệ quả pháp lý của ly thân được xem xét từ ba góc độ: Hệ quả về nhân thân, tài sản giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con.
- về quan hệ nhân thân khi vợ chồng ly thân:
Khi ly thân, vợ chồng chỉ chấm dứt nghĩa vụ sống chung mà không chấm dứt quan hệ vọ chồng. Theo đó, vợ chồng phải tuân thủ quy định của Luật HNGĐ về nghĩa vụ chung thủy và chế độ một vợ một chồng. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp vợ chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi đang trong giai đoạn ly thân. Bởi họ nghĩ rằng ly thân có thế tự do tìm hiểu và
chung sống như vợ chồng với người khác. Vì vậy, để khơng làm sai lệch và mất đi ý nghĩa của ly thân (ly thân không phải một giai đoạn “quá độ” để ly hôn mà là một biện pháp tạm thời nhằm khắc phục, sửa chừa, xoa dịu mâu thuẫn của vợ chồng), pháp luật cần quy định rõ vấn đề này. Đó là nghiêm cấm hành vi ngoại tình hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mà làm ảnh hướng nghiêm trọng đến tình trạng hơn nhân khi ly thân, đấy cuộc hôn nhân dễ hoặc nhanh hơn đến ly hôn. Nếu một trong hai bên cố tình vi
phạm nghĩa vụ này thì được xem là một trong những căn cứ lôi cho phép ly hôn khi vợ chồng đang trong giai đoạn ly thân, đồng thời đây cũng là căn cứ để xem xét đến vấn đề tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân.
Bên cạnh đó, Luật HNGĐ cũng cần quy định về nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng khi ly thân. Do đây là thời gian pháp luật cho phép vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ chung sống nên giữa họ sẽ
giảm độ gắn kết về tình cảm, khơng cịn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau thường xuyên như khi cịn hịa thuận. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận họ vẫn là vợ chồng trước pháp luật, nên Tòa án cũng cần quy định những nghĩa vụ tối thiểu về quan tâm, giúp đỡ nhau của vợ chồng. Đặc biệt, vợ hoặc chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đối phương nếu họ ở tình trạng khó khăn về kinh tế, không thể tự trang trải cuộc sống, dựa trên nền tảng là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp vợ chồng hàn gắn tình cảm.
- về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:
Nếu vợ chồng thiết lập chế độ tài sản theo thỏa thuận thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Tất nhiên các thỏa thuận này phải đảm bảo các nguyên tắc chung cũa luật dân sự, không làm phương hại đến quyền, lợi ích chính đáng của bên thứ ba trong giao dịch dân sự; đảm bảo vợ chồng hồn tồn tự nguyện khi thiết lập thỏa thuận (khơng bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa, nhầm lẫn). Nếu các thỏa thuận này vi phạm những điều trên và có u cầu Tịa án giải quyết, thì Tịa án có thể tun những điều khoản vi phạm vơ hiệu.
Nếu vợ chồng khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được về tài sản mà có u cầu thì Tịa án áp dụng quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để giải quyết. Cụ thể, trong trường hợp vợ chồng yêu cầu về chia tài sản chung có trước ngày việc ly thân có hiệu lực