Thủ tục ly thân

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 94)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LY THÂN

y \

3.2.4.2. Thủ tục ly thân

Vọ chồng có thể nộp đơn u cầu cơng nhận thuận tình ly thân hoặc một bên vợ, chồng nộp đơn yêu cầu giải quyết đơn phương ly thân. Như phần trên đã phân tích, khi giãi quyết yêu cầu ly thân, Tịa án khơng cần tiến hành hịa giải, bởi chính ly thân có bản chất là một cách thức “hòa giải”. Vợ chồng lựa chọn phương án ly thân nghĩa là đang có mong muốn sửa chữa

sai lầm, hàn gắn mâu thuẫn.

Đối với trường hợp vợ chồng thuận tình ly thân: Tịa án lập biên bân ghi nhận sự thuận tình ly thân của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ về tài sản, con cái và những thỏa thuận khác mà vợ chồng đã thiết lập không trái với

pháp luật, đạo đức xã hội. Vợ và chơng đêu phải ký vào biên bản đó. Sau 07 ngày, nếu vợ chồng khơng có ý kiến gì khác, Tịa án ra quyết định cơng nhận ly thân cùa vợ chồng. Trong thời gian ly thân, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định ly thân bất cứ thời điểm nào mà không bị giới hạn về mặt thời gian.

Đối với trường hợp đơn phương ly thân: Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con cùa vợ chồng dựa trên nội dung đơn yêu cầu của đương sự. Đương sự nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly thân tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc; Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tịa án sau khi nhận thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tịa án; Tịa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án. Thời gian giải quyết: Thời hạn xét xử là từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; thời hạn mở phiên tòa là từ 15 ngày đến 30 ngày kế từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

3.2.5. Những vấn đề pháp lý khác của ly thân

3.2.5.1. Nuôi con nuôi trong thời gian ly thân

Theo Luật HNGĐ năm 2014 và Luật ni con ni năm 2010 thì điều kiện nhận nuôi con nuôi như sau: Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Như vậy, nếu vợ hoặc chồng muốn nhận con ni thì phải nhận được sự đồng ý của người cịn lại, đứa trẻ đó sẽ

là con ni của cả vợ và chồng, chứ không thế làm con nuôi của riêng vợ hoặc chồng được. Ngoài ra muốn nhận con ni, vợ chồng cịn phải đáp ứng các điều kiện như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con ni từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con ni, có tư cách đạo đức tốt...

Tuy nhiên, nêu vợ chông ly thân, tức là giữa họ đang thiêt lập tình trạng khơng cùng chung sống, tài sản riêng..., thì nếu một trong hai bên có nhu cầu muốn nhận ni con ni sẽ giải quyết thế nào? Theo tôi, quy định như tại khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 vẫn phù hợp với trường hợp vợ chồng ly thân. Bởi lẽ, tuy vợ chồng khơng cịn chung sống nhưng họ vẫn là vợ chồng trước pháp luật, vấn đề nhận nuôi con nuôi lại là chuyện hết sức quan trọng với gia đình, cần sự đồng thuận của vợ chồng. Neu cho phép một bên được quyền nhận nuôi con nuôi mà không cần sự đồng ý của người kia trong thời gian ly thân sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng phát

sinh mâu thuẫn trầm trọng, thậm chí đẩy ly thân nhanh tới ly hơn. Hơn nữa, nếu pháp luật cho phép một bên được nhận nuôi con nuôi trong khi vợ chồng ly thân sẽ tạo nên “bức tường cản trở” vợ chồng quay trở lại bên nhau. Đặc biệt là trong trường hợp nếu sau này vợ chồng hòa hợp và chấm dứt ly thân, vấn đề nuôi con nuôi sẽ vô cùng phức tạp giữa hai người nếu như vợ (chồng) vẫn không đồng ý nhận ni con ni mà chồng (vợ) mình đã nhận ni trước đó. Theo đó, trong thời gian ly thân, vợ chồng vẫn cần

sự thống nhất ý chí trong việc nhận ni con ni. Nếu vợ (chồng) có lý do chính đáng muốn nhận ni con ni mà chồng (vợ) vẫn khơng đồng ý thì vợ (chồng) có quyền nộp đơn u cầu Tịa án giải quyết. Trong đơn phải giãi thích rõ lý do muốn nhận ni con ni.

Ngồi ra, trường hợp trong thời gian ly thân, cả vợ và chồng đều muốn nhận ni con ni thì xử lý như thế nào? Theo tơi, điều này là không thực tế bởi rất hi hữu trường hợp vợ chồng thống nhất được nguyện vọng nhận nuôi con nuôi khi đang không cùng chung sống. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp vợ chồng thống nhất được ý chí nhận ni con ni khi đang trong giai đoạn ly thân thì pháp luật cũng khơng nên chấp nhận. Bởi lẽ, khi đang ly thân, quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng mâu thuẫn, bất hịa, nên việc cho phép nhận ni con ni sẽ khơng đảm bảo lợi ích của trẻ được nhận ni. Đứa trẻ sẽ phải chứng kiến sự bất hòa, cãi vã giữa bố và mẹ ni;

khơng được hưởng sự chăm sóc, giáo dục, yêu thương trọn vẹn giữa bô và mẹ...

3.2.5.2. Chẩm dứt ly thân

Chấm dứt ly thân xảy ra theo một trong hai trường hợp: Vợ chồng giải quyết được mâu thuẫn và quay trở lại bên nhau; hoặc vợ chồng quyết định ly hôn.

- Đối với trường hợp vợ chồng quay trở lại sống chung với nhau:

+ Neu trước đó vợ chồng xác lập ly thân qua Tịa án: Vợ chồng nộp đơn yêu cầu chấm dứt ly thân lên Tòa án đã ra bản án/quyết định ly thân cho họ trước đó. Tịa án xem xét và quyết định dựa trên tinh thần khuyến khích vợ chồng hàn gấn, quay trở lại chung sống hòa thuận.

+ Đối với trường hợp trước đó vợ chồng ly thân mà khơng ra Tịa: Vợ chồng cần xác lập thỏa thuận bằng văn bản có cơng chứng nêu rõ việc tự nguyện chấm dứt ly thân.

Khi ly thân chấm dứt, chế độ tài sản trong ly thân vẫn có hiệu lực, trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác.

- Đổi với trường hợp vợ chồng cãi biến tù' ly thân thành ly hơn: Trong thời gian ly thân, vợ chồng có thể nộp đơn xin ly hơn bất cứ thời điểm nào nếu có nhu cầu chấm dứt hơn nhân và Tịa án xét thấy có căn cứ cho rằng đời sống chung khơng thể tiếp tục... Bên cạnh đó, nếu vợ chồng ly thân trong thời gian dài và có nhu cầu ly hơn thi Tịa án có thể căn cứ vào thời gian ly thân như đã phân tích ỡ trên (02 năm) để làm căn cứ cho ly hôn (nếu vợ chồng không sống chung liên tục từ 02 năm trở lên thì Tịa án có căn cứ cho rang đời sống hơn nhân trầm trọng). Tịa án cần xem xét kỹ lưỡng về vấn đề tài săn để tránh xảy ra tranh chấp với bên thứ ba trong giao dịch dân sự mà vợ chồng đã thiết lập trong thời gian ly thân. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con trong thời gian ly thân vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp có căn cứ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã tập trung nghiên cứu vê các quan điêm, sự cân thiêt của chế định ly thân đối với pháp luật hôn nhân và gia đinh tại Việt Nam và một số nội dung cần điều chinh khi xây dựng chế định ly thân, về quan điểm, hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều trong việc xây dựng chế định này. Trong khi đó, qua phân tích, tác giả đã làm rõ sự cần thiết về việc càn có quy định điều chỉnh ly thân và nhấn mạnh rằng trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho chế định này, cần đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như: Căn cứ, thời gian, thủ tục, quyền yêu cầu và hệ quả pháp lý của ly thân.

KÊT LUẬN

Tại Việt Nam hiện nay, ly thân là một hiện tượng thực tê không thê phủ nhận. Qua các số liệu thống kê và xu hướng phát triền xã hội được dự báo, tình trạng ly thân ở nước ta sẽ tiếp tục tăng và theo đó các tranh chấp, mâu thuẫn giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, vợ chồng và bên thứ ba sẽ ngày càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, theo tác giả việc xây dựng chế định ly thân và quy định hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về vấn đề này là rất cấp thiết. Nếu pháp luật Việt Nam tiếp tục bỏ ngỏ chế định này trong hệ thống pháp luật về hơn nhân và gia đình thì đây sẽ là một “kẽ hở” lởn của pháp luật và các tranh chấp phát sinh trên thực tế sẽ rất khó để giải quyết. Thông qua luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về ly thân, cơ sở xây dựng chế định ly thân, qua đó chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng chế định này trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và đề xuất những nội dung pháp luật cần quy định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về phương diện lý luận, tác giả đã xây dựng khái niệm ly thân, chỉ ra 05 đặc điếm của ly thân bao gồm: ly thân là quyền nhân thân của vợ chồng, phát sinh do mẫu thuần vợ chồng, dựa trên sự tự do ý chí, căn cứ ly thân tương tự ly hôn và hệ quả sẽ làm chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ nhất định. Ngồi ra, ly thân rất có ý nghĩa trong việc giải quyết tình trạng mẫu thuẫn vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và và cũng sẽ giúp các quan hệ xã hội trờ nên ốn định hơn.• •

Thứ hai, nội dung luận văn cũng đã đề cập tới cơ sở để xây dựng chế định ly thân tại Việt Nam. Theo đó, tác giâ đã phân tích rất chi tiết các yếu tố chi phối đến ly thân, các quy định pháp luật về vấn đề này trong các giai đoạn lịch sừ của pháp luật Việt Nam và thực trạng ly thân trên thực tế hiện nay. Những yếu tố nêu trên là cơ sở quan trọng chỉ ra rằng việc xây dựng

chế định ly thân là cần thiết và phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay ở Việt Nam.

Thứ ba, tác giả đề xuất xây dựng chế định ly thân xoay quanh những vấn đề pháp lý sau:

Một là, về quyền yêu cầu ly thân, vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp có quyền yêu cầu ly thân khi đáp ứng được các điều kiện về ly thân. Ngoài ra, những người thân khác trong gia đình như: cha, mẹ hoặc con cũng sẽ có quyền yêu cầu ly thân khi người vợ, hoặc chồng bị mất nâng lực hành vi dân sự.

Hai là, căn cứ ly thân dựa trên các trường hợp thuận tình ly thân hoặc trường hợp vợ/chồng có u cầu đơn phương ly thân.

Ba là, hệ quả pháp lý của ly thân sẽ giải quyết mối quan hệ vợ chồng dựa trên 03 phương diện: quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản và quan hệ giữa cha mẹ và con trong thời gian ly thân.

Bốn là, thời gian và thủ tục ly thân, cần xây dựng các quy định về thời gian và thủ tục phù hợp với hệ thống pháp luật chung về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt cần lưu ý thời gian ly thân cần xem xét dựa trên sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng, pháp luật khơng nên có sự giới hạn. Bên cạnh đó, thù tục ly thân cũng cần được quy định cụ thể, rõ ràng, xem xét cả phương diện thuận tình ly thân và đơn phương ly thân, tránh nhầm lẫn giữa thủ lục ly thân và ly hôn.

Năm là, một số vấn đề khác như nuôi con nuôi và chấm dứt ly thân. Nuôi con nuôi trong khoảng thời gian ly thân là vấn đề phát sinh vợ chồng có thế gặp phải, chính vì vậy pháp luật cần có các quy định dự liệu trước tình huống này trên thực tế. Ngoài ra, khi chấm dứt ly thân, quan hệ vợ chồng có thể theo hai chiều hướng: quay trở lại quan hệ vợ chồng bình thường hoặc ly hôn. Đây là hệ quả pháp lý của ly thân mà pháp luật cần có quy định cụ thế, rõ ràng.

Qua luận văn, tác gia một lân nữa khăng định răng ly thân là vân đê thực tế tồn tại trong đời sống hôn nhân của vợ chồng, nây sinh rất nhiều vấn đề xã hội, pháp lý có liên quan. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần xem xét, xây dựng chế định ly thân và đưa pháp luật về ly thân được thực hiện trên thực tế nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp và điều hịa tốt hơn mối

quan hệ hơn nhân và gia đình trong cuộc sống./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiêng Việt

1. Báo cáo số 153/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ Tư pháp tổng kết thi hành Luật HNGD năm 2000

2. Bản khuyến nghị chung của Liên hợp quốc về Dự thảo Luật hơn nhân và gia đình sửa đổi (bản Dự thảo ngày 07/02/2014).

3. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ưong, Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019, Nxb. Thống kê, 2019.

4. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Ngọc Hải, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong

Luật hơn nhân và gia đình, Tạp chí Tịa án nhân dân, ngày 8/8/2019.

6. Bản dịch Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995.

7. Dự án JICA, Bản dịch Bộ luật Dân sự Nhật Bản.

8. Dự án JICA, Bản dịch Bộ luật Dân sự Campuchia.

9. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), Ly thân - Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

10. Lê Thị Lương (2016), Những vẩn đề pháp lỷ về ly thản, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu

và của nhà nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

12. Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp.

13. Đặng Thị Kim Oanh (2014), Đặc tỉnh của hơn nhãn dưới góc

nhìn nhãn học, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, Đại học Quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, tháng 3/2006.

14. Tổng cục thống kê - Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo kết quả

chính thức Tơng điều tra dân sổ và nhà ở năm 2009.

15. Đỗ Văn Đương, Lê Duyên Hà, Luật tục của các dân tộc thiêu số

vùng Tây Nguyên trong phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

đăng ngày 1/10/2015.

16. TS. Nguyễn Ngọc Nhuận, TS. Nguyễn Tá Nhí (dịch), Luật hình

triều Lê, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Thiên thứ VI (đoạn cuối), Bộ dân luật giản yếu năm 1883, dẫn theo Nguyễn Văn Cừ (1997), vẩn đề ly thân có được quy định trong Luật

hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986, Tạp chí Luật học số 6/1997.

18. Dần theo Trần Văn Liêm (1974), Dân luật, Luật gia đình, Sài Gịn.

19. Trần Văn Liêm (1974), Dân luật (quyển 2), Luật gia đình, Sài Gòn, tr. 178.

20. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ớ trung ương, Tổ chức

thực hiện và kết quả sơ bộ tông điều tra dân sổ và nhà ở năm 2019, Nxb.

Thống kê, tháng 7/2019.

21. Lâm Thị Mai, Chế định ly thán và việc phịng, chống bạo lực gia

đình, Báo pháp luật xã hội, ngày 5/10/2012.

22. Cân nhắc kỳ về chế định ly thân,

https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/21755202-can-nhac-ky-ve-che-

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)