6. Kết cấu khóa luận
3.1. Mục tiêu và phương hướng giải quyết chính sách sản phẩm của Cơng ty cổ phần Du
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam
Xu hướng du lịch điểm đến an toàn, thân thiện: Tác động của đại dịch và sự bất ổn
về tình hình chính trị, xã hội ở một số nơi khiến một điểm đến du lịch an toàn và thân thiện là sự lựa chọn hàng đầu của du khách. Các địa phương ở cơ sở, cũng như các đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch của điểm đến cần chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, phương tiện vận chuyển…
Xu hướng du lịch được đảm bảo hơn về bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe: Tình hình
dịch bệnh phức tạp đồng nghĩa với việc khách du lịch cần biết rõ hơn về hệ thống chăm sóc sức khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch. Những thông tin như vậy sẽ giúp khách du lịch giảm bớt lo lắng và yên tâm để thực hiện những chuyến đi của mình.
Xu hướng du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội địa: Thị trường du lịch nội địa được kì vọng sẽ trở nên sơi động hơn do lệnh hạn chế đi
lại quốc tế, sự an toàn tại điểm đến nội địa và qua một thời gian dài giãn cách xã hội, con người khi bị hạn chế di chuyển, kìm nén sự khám phá và sự hạn hẹp về tài chính.
Xu hướng sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói, các gói (combo) thiết kế sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình cũng sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu của du khách: Với diễn biến khó lường của dịch bệnh nên việc ăn uống tự do chưa đảm bảo, du
khách được yêu cầu phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an tồn mà chính phủ đề ra. Vì vậy, du khách có xu hướng sử dụng dịch vụ trọn gói nhằm giảm thiểu khả năng lây lan bệnh từ cộng đồng.
Xu hướng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ hơn trước chuyến đi: Khách du lịch thông qua các sản phẩm từ công nghệ tiên tiến hiện
nay đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm hiểu thơng tin trước khi quyết định chuyến đi như điểm đến, dịch vụ, các biện pháp đảm bảo an toàn…Các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch cần ứng dụng nhiều hơn về cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu và thu hút sự chú ý, chăm sóc khách du lịch tốt hơn.
Xu hướng du lịch được linh hoạt trong sử dụng dịch vụ: Trong bối cảnh việc hạn
chế đi lại cũng như việc đóng cửa các dịch vụ thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, khách du lịch sẽ ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nhiều lựa chọn linh hoạt
và chính sách hợp lý trong việc thay đổi ngày, hỗn hoặc hủy đặt chỗ vào phút chót. Những chính sách này sẽ đóng vai trị quan trọng trong quyết định đặt chỗ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến du lịch.
Xu hướng du lịch gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, tới những vùng nơng thơn, miền núi, hải đảo, khu vực ít người: Đây là xu hướng phổ biến xuất hiện
trong thời gian gần đây để bảo đảm an toàn cho du khách và người thân trong quá trình du lịch. Vì vậy, đây là cơ hội cho các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo có cơ hội thúc đẩy thu hút khách du lịch và đẩy nhanh hoạt động du lịch phát triển.
Xu hướng du lịch quốc tế bằng hộ chiếu Vaccine: Với ý tưởng dùng hộ chiếu vaccine
nhằm xác định được tình trạng sức khỏe của du khách đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe du khách khi đi du lịch tại nước sở tại, của điểm đến là yếu tố bắt buộc. Nhưng ý tưởng trên đang có nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng người dân, mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, nhưng vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch nắm bắt được thị hiếu của thị trường để có quyết sách đối phó tối ưu nhất trong việc đón đối tượng khách du lịch này khi thành hiện thực.
Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Xu hướng du lịch an tồn
Từ năm 2019 - 2020, có thể nhận thấy 2 chiến lược phát triển du lịch trọng tâm đã được tỉnh Quảng Ninh đưa ra nhằm thích ứng với Covid-19 là “Du lịch an toàn - hấp dẫn” và “Du lịch an toàn”. Cả hai chiến lược đều nhấn mạnh yếu tố an toàn, lấy an toàn làm nền tảng để phát triển.
Để sống chung với dịch bệnh, du lịch coi trọng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về du lịch an tồn và ứng dụng du lịch thông minh, xét nghiệm SARS-CoV-2 với du khách, tiêm chủng cho nhân lực du lịch, tích xanh với sản phẩm du lịch và hộ chiếu vắc-xin.
Quảng Ninh đang tiến hành tiêm chủng đợt 5 vắc-xin phịng Covid-19 cho tồn dân. Lá chắn xanh bảo vệ đang được gấp rút xây dựng nhằm gia tăng sức đề kháng và chống chịu cho cả nền kinh tế, đặc biệt là du lịch trước đại dịch Covid-19.
“An tồn” giờ đây chính là sự hấp dẫn lớn nhất, mang tính tiên quyết để điểm đến có thể mở cửa đón khách, để lữ hành thiết kế tour và để du khách đủ an tâm ra khỏi nhà, tham gia vào các trải nghiệm.
Xu hướng phát triển bền vững
Phát triển du lịch bền vững khơng cịn mới mẻ mà là xu thế chung. Du lịch bền vững được các chuyên gia đánh giá là cứu cánh cho các doanh nghiệp vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, với cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, Covid-19 có thể khơng phải là đại dịch cuối cùng của nhân loại thì ngay cả khi vắc-xin phịng Covid-19 được tiêm
chủng đại trà trên toàn cầu, du lịch bền vững vẫn là cách tiếp cận lâu dài, giúp du lịch sống sót qua mọi cú sốc có thể xảy đến trong tương lai.
Nhận diện được vấn đề này, nhiều hãng lữ hành đã đầu tư cho các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch bền vững, tập trung vào dịng khách cao cấp, các nhóm khách nhỏ; khai thác giá trị văn hóa bản địa, tận dụng các nguồn lực của địa phương.
Việc đưa khách tới những điểm đến này hứa hẹn mở rộng không gian phát triển cho du lịch Quảng Ninh, tạo sự cân bằng trong phát triển du lịch, kết nối Hạ Long với các điểm đến trong tỉnh để giảm tải cho Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (trong tương lai khi du lịch quốc tế được khai thông).
Tham gia vào những tour du lịch bền vững, du khách không dừng lại ở tham quan mà thực sự được trải nghiệm, chính vì thế thời gian lưu lại của họ tại một điểm đến sẽ dài hơn và tỷ lệ quay lại điểm đến cũng cao hơn.
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng hồn thiện chính sách sản phẩm của Cơng ty cổ phần Du lịch và Thương mại – Vinacomin
Phương hướng chính sách sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch: Công ty cần phải đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động du lịch, khai thác hết sự khác biệt để làm mới sản phẩm, gia tăng chất lượng dịch vụ và sức hấp dẫn du khách. Do đó việc xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, các chương trình du lịch đang là hướng đi về lâu dài của công ty.
Tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền: Các công cụ hỗ trợ truyền thơng đang được phổ biến rộng rãi, hỗ trợ tích cực trong cơng tác tiếp thị, bán các sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh của cơng ty (trang mạng xã hội, tờ rơi, truyền hình…). Cơng ty cần tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, khai thác thị trường truyền thông. Nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của du khách: Công ty cần phải nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của các phân khúc khách hàng một cách chính xác để vạch ra những chính sách thiết thực áp dụng đối với từng đối tượng khách cũng như thị trường mục tiêu (Công nhân, cán bộ công nhân viên), mở rộng các thị trường tiềm năng (Học sinh, sinh viên, thương gia…).
Mục tiêu giải quyết chính sách sản phẩm:
Mở rộng thị trường mục tiêu, hướng đến các thị trường đầy tiềm năng (Học sinh, sinh viên, gia đình…).
Cải thiện chất lượng dịch vụ, duy trì và nâng cao vị thế trên mọi phương diện. Phát triển các dịch vụ bổ sung, làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.
Có những chính sách phục hồi và thu hút khách du lịch trở lại khi vừa trải qua một thời gian dài giãn cách xã hơi.
3.2. Giải pháp cho chính sách sản phẩm của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại – Vinacomin mại – Vinacomin
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xác định kích thước tập hợp sản phẩm
Về chiều rộng của danh mục sản phẩm:
Để phát triển và tăng sức cạnh tranh hơn trong tương lai, công ty cần mở rộng danh mục sản phẩm về các chủng loại như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh và team building…
Việc mở rộng thêm danh mục sản phẩm khiến khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, dễ bị thu hút hơn.
Về chiều dài của danh mục sản phẩm:
Có quá nhiều điểm đến trong 1 tour khiến thời gian quá gấp rút, khách hàng không thể hưởng trọn vẹn chuyến đi. Vậy nên việc rút bớt một số điểm trong một chương trình du lịch là hồn tồn cần thiết. Thay vì thêm điểm đến, cơng ty nên đầu tư chất lượng dịch vụ để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Cơng ty có thể cung cấp các chương trình du lịch dùng phương tiện vận chuyển, khách sạn và ăn uống ở mức giá rẻ hơn để thu hút thêm khách hàng có thu nhập thấp.
Ngồi ra, cơng ty có thể cung cấp tour, dịch vụ của mình cho những thị trường có khả năng chi trả cao hơn như khách VIP, thương gia.
Về chiều sâu của danh mục sản phẩm:
Đối với du lịch nội địa, cần đa dạng thêm tour du lịch miền Nam như Vũng Tàu, Cà Mau…Đưa vào những chương trình mới lạ, hấp dẫn hơn như chương trình mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh…
Đối với du lịch quốc tế, cần bổ sung thêm nhiều tuyến điểm tại một quốc gia, như ở Lào thì có thể mở rộng thêm những tour đi Vang Vieng, Si Phan Don…; ở Pháp mở rộng tour như Mont Saint-Michel, Cung điện Versaillesn… Hoặc có thể mở rộng thêm điểm đến là các quốc gia như New Zealand, Canada…
Đối với dịch vụ vận chuyển, công ty cần liên kết thêm nhiều hãng máy bay như Vietjet, Bamboo…để dễ điều chỉnh giá cả đối với các thị trường khách hàng khác nhau.
3.2.2. Hồn thiện cơng tác quản trị chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Đầu tư xây dựng và nâng cao lại nhà hàng, khách sạn cũ. Thay mới và bổ sung hệ thống máy vi tính, cùng các trang thiết bị làm việc trong công ty.
Không ngừng đào tạo nhân viên, nâng cao nghiệp vụ, thái độ tận tâm phục vụ khách hàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm. Đầu tư ngoại ngữ hiếm để có thể phục vụ được nhiều thị trường khách. Đối với công tác quản lý, các nhà quản lý cần phải nâng cao kiến thức về nghiệp vụ lữ hành và quản trị kinh doanh để có thể quản lý tốt hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty nên chú ý giá cả của sản phẩm, có những chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng của các nhà cung ứng. Ngồi ra cũng nên tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới nhằm bổ sung các dịch vụ cịn thiếu, hồn thiện chất lượng sản phẩm của mình.
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quảng bá tun truyền sản phẩm mới
Thiết kế thông điệp quảng cáo cần hấp dẫn và sinh động hơn để thu hút khách hàng. Cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình quảng bá sản phẩm, lựa chọn, kết hợp các phương tiện truyền thông một cách thông minh như quảng bá trên website công ty, thuê các cộng tác viên giới thiệu và bán sản phẩm trên các diễn đàn du lịch, hội nhóm du lịch, người thân và bạn bè qua các phương tiện truyền thông facebook, instagram….
Tuyên truyền sản phẩm mới đến các khách hàng cũ.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Có các chính sách đầu tư, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các tuyến điểm du lịch, các khu du lịch. Đồng thời, tu bổ và tơn tạo các di tích lịch sử văn hoá quốc gia và các di sản thế giới.
Nhà nước cần quy hoạch, theo dõi, kiểm tra, giám sát các khu, điểm, đô thị du lịch của quốc gia, từng vùng, từng địa phương để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch và tạo ra sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch.
Nhà nước cũng nên đơn giản hóa hoặc rút ngắn thời gian xét visa, làm visa cho những người Việt Nam muốn đi du lịch nước ngoài và những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Hiện nay xu hướng đi du lịch Outbound và Inbound rất nhiều, nhà nước nên sửa đổi và giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh rườm rà trong chế độ thủ tục hải quan, đặc biệt là tại các sân bay và cửa khẩu.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục du lịch
Tổng cục Du lịch nên quan tâm tới việc bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Tăng cường sự đầu tư vào các sự kiện thể thao, văn hóa để thu hút khách du lịch nhiều hơn. Các sự kiện liên quan đến thể thao luôn là đề tài hấp dẫn đối với nhiều du khách trên thế giới.
3.3.3. Kiến nghị với Sở du lịch Quảng Ninh
Sở du lịch phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các điểm đến. Sở du lịch nên đưa ra những định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch.
Xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thứ hạng của từng nhà hàng, khách sạn, nơi cư trú.
KẾT LUẬN
Sản phẩm du lịch là xương sống của cơng ty lữ hành, nó quyết định sự thành bại của các công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Hiểu được điều này nên việc hồn thiện chính sách sản phẩm được xem là một trong những khâu quan trọng và cần được chú ý nhất tại VTTC, giúp VTTC đứng vững trên thị trường du lịch Việt Nam và đã đạt được những thành quả vô cùng ấn tượng.
Bài luận văn của em đã phân tích và đánh giá chính sách sản phẩm của VTTC, đưa ra các mặt thuận lợi và hạn chế, từ đấy gợi ý những giải pháp và kiến nghị. Bài luận văn cịn tồn tại rất nhiều thiếu sót nhưng mong VTTC ln vượt qua những thử thách, khó khăn để càng ngày càng phát triển hơn trong thị trường du lịch Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Xuân Nhàn (2009), Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Dỗn Thị Liễu (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[3]. Philip Kotler, Người dịch – Vũ Trọng Hùng và Phan Thăng (2001), Quản trị
marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
[4]. Ngụy Thị Khanh (2009), “Hồn thiện chính sách sản phẩm của cơng ty Cổ phần
Du lịch và Thương mại Phương Đơng”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.
[5]. Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2020), “Hồn thiện chính sách sản phẩm của cơng ty Cổ
phần Mặt trời Việt Nam, Hà Nội”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.
[6]. Trần Thị Thu Hà (2020), “Hồn thiện chính sách sản phẩm của Cơng ty TNHH Mai