2.2. Quy định của một số nước trên thế giới về tình tiết giảm nhẹ trách
2.2.1. Trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ
“Trong năm tài chính 2020, có 94 tổ chức bị kết tội liên bang, giảm so với năm trước, những người phạm tội này có thể bao gồm các cơng ty, cơng ty họp danh, quỹ hưu trí và tổ chức phi lợi nhuận, các hành vi phạm tội phổ biến nhất của những người phạm tội này là gian lận và tội phạm môi trường” [44]. Nền tảng của pháp luật hình sự liên bang Mỹ là Bộ luật Hình sự mầu (Modal Penal Code - MPC) và Quyển 18 của Bộ tổng luật Mỹ (Tittle 18 United States Code - T18USC). MPC được Viện nghiên cứu pháp luật Mỹ soạn thảo, Quốc hội thông qua và Tống thống ban hành từ năm 1962, là khung pháp lý của luật hình sự liên bang và mặc dù khơng có tính chất bắt buộc chính thức, nhưng
trên thực tê, nó đóng vai trị qut định với tính chât là mơ hình pháp lý trong việc cải cách luật hình sự của các bang được bắt đầu từ cuối thế kỷ XX. Còn TI 8USC (với tiêu đề “Các tội phạm và tố tụng hình sự”) được coi như Bộ luật Hình sự hiện hành của liên bang vì nó chứa tất cả những văn bản pháp luật hình
sự do các cơ quan công quyền liên bang đã thông qua, ban hành và đang có hiệu lực áp dụng. Trong pháp luật hình sự hiện nay của Hoa Kỳ, về cơ bản, có bốn loại văn bản pháp luật ở cấp độ Liên bang đề cập đến việc đấu tranh chống hoạt động phi pháp của các tập đồn bằng các chế tài pháp lý hình sự là:
(1) Các đạo luật chống Tờrớt;
(2) Các đạo luật chống việc quảng cáo giả dối;
(3) Các đạo luật chống các vi phạm trong các quan hệ lao động và;
(4) Các đạo luật chống các vi phạm về quyền tác giả và các quy định về nhãn hiệu hàng hóa.
Ngồi ra, TNHS của pháp nhân còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác ờ cấp độ liên bang. Đặc biệt là Đạo luật về kiểm tra tình trạng phạm tội có tổ chức (năm 1970) và Đạo luật về tổ chức có tính chất tội phạm hoạt động thường xuyên [2], Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, căn cứ vào Điều 207 Bộ luật hình sự mẫu năm 1962 của Mỹ, thì khơng chỉ có các tập đồn - các pháp nhân, mà cả các hiệp hội khơng có tính chất tập đồn - các tố chức được thành lập bởi Chính phủ hoặc được thành lập với tính chất là một cơ quan của Chính phủ để thực hiện chương trình cùa Chính phủ, đều có thể bị truy cứu TNHS [dẫn theo 2],
Tại Hoa Kỳ, áp dụng một hình phạt thích hợp cần xem xét, đánh giá các yếu tổ định lượng như lợi ích tài chính cho tổ chức và các yếu tố định tính như sự sẵn sàng của tổ chức trong hợp tác với cơ quan điều tra. Chế tài phạt tiền được áp dụng đối với PNTM phạm tội được Toà xác định dựa trên hai yếu tố - mức độ nghiêm trọng của tội phạm và lỗi của tồ chức [45].
Đôi với các biện pháp của tô chức đê ngăn chặn việc phát hiện và điêu tra hành vi bất hợp pháp đến thời điểm phạm tội, Toà án đánh giá mức độ hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp về “các kế hoạch tuân thủ những tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức”. Để hồ trợ cho các thẩm phán trong việc đánh giá này, Uỷ ban áp dụng hình phạt xác định rõ những tiêu chí để xác định mức độ hiệu quả của kế hoạch tuân thủ theo tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức, trong đó có quy định về một số biện pháp tồ chức đã thực hiện, có thể được kể đến như:
- Phài có biện pháp hợp lý để ngăn chặn các nhân viên có thẩm quyền trước đó đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp hoặc các hành vi vi phạm mà không phù hợp với các nguyên tắc của một kế hoạch hiệu quả cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức;
- Biện pháp để phòng ngừa việc phát hiện và điều tra các hành động bất hợp pháp mà tồ chức đã thực hiện tính đến thời điểm thực hiện tội phạm;
- Mức độ tham gia của một số loại nhân viên trong các hoạt động bất hợp pháp;
- Hành động của tổ chức sau khi phạm tội...
Như vậy, dựa theo các hoạt động cùa tổ chức sau khi tội phạm, Toà án phải xác định xem các tố chức có hợp tác với cơ quan điều tra và thừa nhận trách nhiệm của mình đối với các việc phạm tội, hành động của tổ chức sau khi phạm tội (đây được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS cùa tổ chức phạm tội).
“Khi phân tích các yếu tố thứ hai - mức độ tham gia thực hiện tội phạm của các thành viên chủ chốt của các tổ chức - Toà án phải xem xét quy mô của tổ chức này (dựa trên tổng số nhân viên) và mức độ tham gia vào các hoạt động bất họp pháp trong tổ chức. Đối với yếu tố thứ ba - các hoạt động cùa tổ chức sau khi tội phạm, Toà án phải xác định xem các tồ chức có cản trở việc điều tra, xét xử trong một vụ án hình sự (tình tiết tăng nặng) hoặc ngược lại,
hợp tác với cơ quan điêu tra và thừa nhận trách nhiệm của mình đơi với các việc phạm tội (tình tiết giảm nhẹ). Khi phân tích yếu tố thứ tư - lịch sử hoạt động của tổ chức, Toà án phải xác định được tổ chức trước đó có vi phạm pháp luật khơng, và đặc biệt là có vi phạm trong thời hạn 10 năm kể từ ngày áp dụng đối với tổ chức các chế tài xử lý về hình sự, dân sự hoặc hành chính đối với các vi phạm pháp luật tương tự.
Khi áp dụng một hình phạt thích hợp cần xem xét, đánh giá các yếu tố định lượng như lợi ích tài chính cho tổ chức và các yếu tố định tính như sự sần sàng của tổ chức trong hợp tác với cơ quan điều tra. Mặc dù khơng có yếu tố riêng lẻ nào mà khơng có những ý nghĩa nhất định, nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, hành vi của tồ chức sau khi phát hiện ra vi phạm đóng một vai trị quan trọng. Ví dụ, trong vụ án Mỹ kiện Công ty Du lịch hàng hải Na Uy (Mỹ kiện Cruise Lines Na Uy) về hành vi vi phạm pháp luật môi trường, doanh nghiệp đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với hành vi phạm tội, góp phần tích cực điều tra và nộp phạt một triệu đơla” [9].
Qua phân tích có thể thấy quy định truyền thống trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ khơng quy định liệt kê các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với tổ chức phạm tội thành điều khoản cụ thể nhưng cũng có đề cập đến việc quyết định hình phạt đổi với tố chức cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ như biện pháp hợp lý để ngăn chặn, hành động của tổ chức sau khi phạm tội hay các biện pháp để phòng ngừa, ...
Những gợi mở cho Việt Nam
Đến năm 2015. Bộ luật Hình sự năm của Việt Nam lần đầu thừa nhận TNHS của pháp nhân thương mại. Đồng thời, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, hệ thống tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với pháp nhân thương mại được quy định. Vì vậy, những kinh nghiệm về việc quy định các tình tiết giảm nhẹ đối với pháp nhân phạm tội của Mỹ cho thấy pháp luật
Hình sự. Từ Pháp luật hình sự Hoa Kỳ cho thây răng, các u tơ định tính như sự sằn sàng của tổ chức trong hợp tác với cơ quan điều tra, thừa nhận trách nhiệm của mình đối với việc phạm tội cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với PNTM phạm tội.
Việc nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với pháp nhân phạm tội trong BLHS Hoa Kỳ trong mối quan hệ so sánh với quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với PNTM phạm tội trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 của Việt Nam vừa cho thấy triết lý, mơ hình TNHS của pháp nhân mà Việt Nam vận dụng, vừa thể hiện điểm tương đồng cũng như điểm khác biệt trong cách ghi nhận loại TNHS này ờ hai quốc gia.
Thứ nhất, sự sẵn sàng của tổ chức trong hợp tác với cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật Việt Nam đã có sự kế thừa thơng qua tình tiết Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (Điểm d, Khoản 1 Điều 84 BLHS 2015).
Thứ hai, việc PNTM phạm tội thừa nhận trách nhiệm của mình và đã có biện pháp ngăn chặn trước đó đối với việc phạm tội cũng có thế là tình tiết gợi mở cho Việt Nam. Quy định pháp luật Việt Nam cũng đã kế thừa quy định nhưng mới chỉ quy định về tình tiết PNTM phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. Trong PLHS Hoa Kỳ, việc PNTM phạm tội vừa thừa nhận trách nhiệm và vừa có những biện pháp ngăn chặn trước đó giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm, rút ngắn thời gian và làm giảm bớt tối đa thiệt hại.