Không phải pháp luật trên thế giới đều đưa khái niệm tài sản vơ hình vào luật của mình bởi tính trừu tượng, phức tạp và khó áp dụng như chính tên gọi của nó. Bộ luật dân sự Nhật Bản tại Điều 85 đã phải loại trừ khái niệm về tài sản vơ hình bằng một điều luật, đó là: “Vật theo nghĩadùng trong Bộ luật
này là vật hữu hình Tuy nhiên, tài sản vơ hình với nhùng sức mạnh tiêm ân của nó đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều quốc gia tiên tiến.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu kinh tế đã bước đầu tiếp cận với khái niệm tài sản vơ hình bằng việc nhận diện được các giá trị vơ hình của một số tài sản cụ thể. Theo thời gian, khái niệm về tài sản vơ hình ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các phân tích kinh tế và cho đến ngày nay, khái niệm này đã trở thành một thực tế khách quan, tồn tại và hiện hữu khi người ta nói về một tài sản nhất định, thậm chí khái niệm tài sản vơ hình và giá trị của nó đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp lý ở một số quốc gia trên thế giới. Vậy, tài sán vơ hình là gì?
Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế thì “Tài sản vơ hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng khơng có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”.Cũng giống như các tài sản thông thường, tài sản vơ hình có đặc điếm là: Một, gắn liền với chủ thế nhất định; Hai, mang lại lợi ích cho chủ thể đó và đặc điểm nối bật nhất của tài sản vơ hình chính là nó khơng có hình dạng, trạng thái vật chất cụ thể.
Hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại tài sản vơ hình khác nhau. Theo Luật thuế thu nhập của Mỹ, tài sản vơ hình có thể được chia làm 6 loại cơ bản:
1. Các sáng chế, phát minh, cơng thức tính, quy trình, mơ hình, kỹ năng;
2. Bán quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật; 3. Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá;
4. Thương quyền, giấy phép, hợp đồng;
5. Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;
6. Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là tương tự nêu nó tạo ra các giá trị không phải nhờ vào các thuộc tính vật chất mà nhờ vào nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vơ hình khác của nó.
Càng ngày, giá trị tài sản vơ hình trong mỗi doanh nghiệp càng lớn mạnh, có khi lớn hơn nhiều giá trị của những tài sản hữu hình.
Ớ Việt Nam, cũng đã có một số Cơng ty xác định giá trị nhãn hiệu hàng hố của mình như: Nhãn Bia Sài Gịn là 9,5 triệu USD; Nhãn p/s là 5,3 triệu USD... Qua đó có thể thấy, tài sản vơ hình ngày càng có chiều hướng phát triển khơng ngừng về sự gia tăng giá trị cùa mình. Vậy, việc thế chấp loại tài
săn này cần có những nguyên lý nào điều chỉnh? Thực tế tại Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Đơng Bắc, có trụ sở tại số 11/684 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Cơng ty có 3 cổ đơng sáng lập là ơng Nguyễn Việt Hùng, bà Hồng Thị Thê và Ơng Nguyễn Ái Dân, với tỷ lệ vốn góp là 70-20 và 10%. Ơng Dân đặt vấn đề với ơng Nguyễn Thành Long- một thương nhân có tiềm lực kinh tế về việc vay tiền, tài sản bảo đảm là các quyền của Ông Dân với tư cách là một cố đông sáng lập trong Cơng ty Đơng Bắc nêu trên. Ơng Long đến nhờ Luật sư tư vấn xem Ơng có nên cho vay trong trường hợp này không? Và tài sản thế chấp mà Ơng Dân đưa ra có phù họp với pháp luật Việt Nam? Ở đây chúng ta cỏ thể coi các quyền của cổ đông của ông Dân là các quyền tài sản trị giá được bằng tiền hay không? Neu khi Ơng Dân khơng trả được nợ cho Ơng Long, thì Ơng Long có đương nhiên thay thế Ơng Dân với cương vị là cổ đông trong Công ty Đông Bắc khơng? Có được quyền sở hữu các cổ phần của Ơng Dân hay khơng? Hay ơng Long có quyền u cầu Hội đồng Quản trị Công ty Đông Bắc chia cố tức cho mình khơng? Tóm lại, vấn đề xử lý tài sản thế chấp trong vụ việc trên sẽ được giải quyết theo nguyên lý pháp lý nào? Tài sản vơ hình cịn được xem xét ở góc độ là những tài sản hình thành trong tương lai hay cịn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay.
Vê bản chât, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản sẽ được hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, cơng trình đang xây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận. Như vậy, tại thời điểm đang xem xét, người chủ của tài sản hình thành trong tương lai chưa hồn tồn xác lập quyền sở hữu đầy đủ cho minh nhung vì trong tương lai gần họ sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản đó nên pháp luật đã dự liệu và dành cho người đó một số quyền trong phạm vi nhất định. Do đó, việc chủ sờ hữu của tài sản hình thành từ vốn vay cam kết khi tài sản hình thành, tức là khi họ có quyền sở hữu đối với tài sản đó, sẽ dùng nó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và được bên nhận bảo đảm đồng ý, thì thoả thuận ấy được xem là hợp pháp, khơng trái pháp luật. Để tránh xảy ra các tranh chấp, các bên có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn về tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai và có thể xác định được. Khi đó, thoả thuận phải được các bên liên quan tôn trọng và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật hiện hành cũng theo xu hướng thừa nhận tài sản hình thành từ vốn vay là đối tượng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và là biện pháp thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay tại các Ngân hàng nói riêng.
Theo đó, khi chấp nhận biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay, Chủ nợ khơng thể thiết lập một vật quyền lên tài sản. Chủ nợ không thề chiếm hữu tài sản và cũng không nắm giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của Chủ tài sản đồng thời cũng là con nợ. Và do đó, tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên nhận thế chấp tạm thời chưa có quyền truy đòi tài sản là đối tượng của hợp đồng thế chấp.
Chủ nợ phải xác định được tính chất này cùa tài sản để có những cách ứng xử phù hợp. Các bên sẽ có thoả thuận rằng, tình thế này chỉ là tạm thời, ngay sau khi tài sản được hình thành, thì các giấy tờ thuộc về nó sẽ phải được chuyển giao cho Chủ nợ theo đúng quy trình mà lẽ ra sẽ phải chuyển giao
ngay từ thời điêm ký kêt. Tuy nhiên, bảo đảm tiên vay băng tài sản hình thành từ vốn vay khơng nên chì được hiểu theo nghĩa hẹp là ngay sau tài sản được hình thành từ vốn vay sẽ phải xác lập các quyền của các tổ chức tín dụng đã cho vay được bảo đảm bằng và trên tài sản đó (chẳng hạn như: cầm cố hay thế chấp tài sàn đó). Điều quan trọng là trong trường hợp này, tố chức tín dụng không đặt vấn đề thu hồi vốn vay bằng việc siết nợ vào tài sản hình thành từ vốn vay được cầm cố hoặc thế chấp lên hàng đầu (đây chỉ là biện pháp cuối cùng), mà quan tâm nhiều hơn đến khả năng trả nợ của người vay từ việc khai thác có hiệu quả tài sản hình thành từ vốn vay. Do vậy, họ thường có những yêu cầu và thỏa thuận để ràng buộc, giám sát, chi phối đến hoạt động khai thác các lợi ích có được từ tài sản hình thành từ vốn vay; sau cùng mới là việc
siết nợ vào tài sản hình thành từ vốn vay được thế chấp. Đây là một trong những biện pháp bảo đăm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng mang tính chất liên hồn, khơng thuần túy chỉ là việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và do vậy, cần có những quy định điều chỉnh về vấn đề này thật chi tiết trong một văn bản pháp luật chuyên ngành, kết hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự để tạo một cơ chế đồng bộ, thống nhất cho các chủ thể khi áp dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu ở Chương 3 chủ yếu phản ánh cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2. Qua đó, Chương 3 tập trung vào các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp với hai định hướng hoàn thiện (pháp luật về thế chấp nói chung và pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất). Nội dung kiến nghị khác tập trung vào các giải pháp thực thi pháp luật
về thế chấp từ kinh nghiệm cùa thực tiễn xét xử tại địa phương nghiên cứu.
KẼT LUẬN
Qua nghiên cứu đê tài “Thê chãp và thực tiên thi hành tại thành phô Gia Nghĩa,tỉnh Đắk Nông", tác giả đi đến một số kết luận như sau:
1. Ở Việt Nam, nghiên cứu biện pháp bảo đảm thế chấp đã được giới nghiên cứu pháp lý Việt Nam quan tâm nghiên cứu khoảng hai thập niên gần đây. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy phạm pháp luật thực định. Các bài viết và cơng trình nghiên cứu chưa nghiên
cứu việc thi hành các qui định pháp luật này ở một địa bàn cụ thể có những đặc thù.
2. Trong điều kiện khơng thừa nhận tính chất đối vật của các quyền của chủ nợ nhận thế chấp, pháp luật Việt Nam coi biện pháp thế chấp chì đon thuần như một giao dịch có tác dụng hạn chế quyền sở hữu của người thể chấp vào quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp. Luôn coi việc chuyến nhượng tài sản thế chấp là tối kỵ và nghĩa vụ thông báo các thông tin về tình trạng tài sản cho người nhận chuyển nhượng tài sản là tất yếu. Quan niệm này khiến cho chế định thế chấp ở Việt Nam khác với các chế định về thế chấp trong hầu hết pháp luật các nước.
3. Thế chấp có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Neu chế định thế chấp có nhiều bất cập sẽ dẫn tới các hậu quà xấu cho sự phát triển chung dù rằng nó có lợi cho các chủ nợ vì sự thiệt thịi của các con nợ sẽ làm giảm mức độ sử dụng vốn và giảm mức độ tiêu dùng. Do đó khắc phục những bất cập của chế định thế chấp là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Khi tiếp thu kinh nghiệm nước ngồi cần phải tính đến tính hệ thống của pháp luật, cụ thể truyền thống Common Law không chú trọng tới pháp điển hóa như ở truyền thống Civil Law.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Phápluậtvềhọpđồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ngô Huy Cương, Tậphàigiảng về Nghĩa vụ và Họp đồng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngô Huy Cương (1997), “Vài nét về thế chấp trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Tạpchí Nhà nước và Pháp luật, số 5, tr. 10 - 15.
Ngô Huy Cương (1998), Một sốvẩn đề về LuậtHàngkhông, NXB Công an nhân dân năm, Hà Nội.
Ngô Huy Cương (2009), “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của bộ luật dân sự 2005 và định hướng cài cách”, Tạpchỉ Nghiên cứu lập pháp, số 22 (159), tr.21-29
Ngô Huy Cương (2012), Nghĩa vụ dân sự bài giảng dành cho cao học (Tập hài giảng điện tử), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngơ Huy Cương (2013), Giáo trình Luật họpđồng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Ngô Huy Cương (2015), “Những sai lầm khi xây dựng chế định tài sản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (Sửa đổi)”, Tạp chíNghiên cứu Lập pháp, Số 07 (287) Kỳ 1 - Tháng 04.
Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luậnkhoa học về đàm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự ViệtNam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Điện (2011), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”, Tạp chi Nghiên cứu Lậppháp, số 02+03 (187+188), tháng 2/2011.
Nguyễn Ngọc Điện (2019), “Xác định tài sản thế chấp theo tinh thần Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạpchí Nghiên cứu Lậppháp, số 02 + 03 (378 + 379).
12. Đinh Thị Phương Hảo, Ngô Thu Trang, “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi Bộ luật Dân sự năm 2015”,
Kỷ yếu Hội thảo ‘Quy định của BLDS năm 2015vềmộtso vẩnđề liên quan đến hợp đồng -Yêu cầu đặtra đối với việc triển khai thi hành và hoàn thiện hệthong pháp luật’, tại Quảng Bình do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 26 tháng 01 năm 2018.
13. Trần Đình Hảo (2005), “về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đối”, TạpchíNhà nước và Phápluật, Số 4.
14. Đào Hải Hiền (2006), “Vướng mắc khi Ngân hàng nhận lại tài sán bảo đảm từ co quan thi hành án”, Tạpchỉ Ngán hàng, số 12.
15. Hồ Quang Huy, Vậtquyền bảo đảm - Những vẩnđề lỷ luậnđặt ra trong quá trình cảicách pháp luật dân sự ởnước ta, Link tham khảo:
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ĩtemID= 1472 (ngày truy cập: 31/12/2021)
16. Lê Thị Liên Hương (2010), Quyền đối vật trong Luật tư LaMãvà ảnh hưởng đối với pháp luậtViệtNam hiện hành, Luận văn Thạc sỹ (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội).
17. Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (2003), Giảo trìnhLuật dân sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Phạm Duy Nghĩa (2004), ChuyênkhảoLuật kình tế, NXB Thế giới, Hà Nội.
19. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2003), A/ộí số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Namhiện nay, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Phương (2005), “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại”, Tạpchi Dân chủ và Pháp luật, số 3.
21. Nguyễn Minh Tâm, Bài bào chữacho Tăng MinhPhụngtrongvụ án Minh Phụng-EPCO, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
22. ĐỖ Hồng Thái (2006), “Tài sản hình thành trong tương lai là đổi tượng được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Ngân hàng, số 7.
23. Lê Thị Thu Thủy (2018), “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Nhìn từ góc độ lý luận”, Tạpchí Nghiêncứu Lậppháp, số 18 (370).
24. Ngô Thu Trang, Lý thuyết về vật quyền bảo đảm và vấn đề đặt rađoi với việc hoànthiệnpháp luật Việt Nam, Link tham khảo:
https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx7UrlListProces s=/qƯtintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&Listĩd=75a8df79-a725-4fd5-
9592-517f443c27b6&Si teĩd=b 11 Í9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ĩtemĩD=2326&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-
96d6-64e9cb69ccf3 (ngày truy cập: 31/12/2021).
25. Vũ Văn Trình (2006), “Đơi điều về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng”, TạpchỉThịtrườngTàichỉnhtiền tệ,
Số 11.
26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Kỷyếu Toạ đàm về Dự thảo Luật đăng kýbất động sản và Dự thảoNghị định về Giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩavụ dân sự, do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức ngày