3.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô
Thứ nhất: Điều chinh chiến lược quản lỷ theo hướng bảo đảm quỵền tự chủ của các hội
Điều chỉnh chiến lược quản lỷ sẽ dẫn tới thay đổi cả thiết chế và thể chế quản lý nhà nước về hội. Tuy nhiên, ở đây chỉ tập trung phân tích khía cạnh thiết chế.
Như đã đề cập ở các phần trên, bộ máy các cơ quan nhà nước tham gia quản lý hội ở nước ta hiện rất cồng kềnh, dẫn tới những rủi ro về chồng chéo, xung đột và tiêu tốn nguồn lực - là những yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý. Điều này là do việc quản lý vẫn đang theo hướng dành nhiều quyền can thiệp cho nhà nước, hạn chế quyền tự chủ cùa hội. Sự hạn chế này phản ánh cách tiếp cận cũ trong quản lý nhà nước về hội, theo đó nhà nước quy định chi tiết về các việc phải làm và trong nhiều trường hợp can thiệp trực tiếp vào tồ chức và hoạt động của các hội.
Cách tiếp cận cũ không chỉ khiến cho hiệu quả hoạt động của các hội bị ảnh hưởng, mà còn làm tăng gánh nặng, tính phức tạp, từ đó làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước với hội. Vì vậy, bảo đảm quyền tự chủ của các hội chính là để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Ớ một góc độ khác, cách tiếp cận cũ không phù hợp với thực tế, xu thế và nhiều quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, vì vậy, gây ra những xung đột giữa nhà nước Việt Nam và các tố chức quốc tế cũng như với một sổ đối tác nước ngồi.
Từ những phân tích trên, có thê thây việc điêu chỉnh chiên lược quản lý nhà nước theo hướng bảo đảm quyền tự chù của các hội là rất cần thiết và Cấp thiết. Ớ đây, việc bảo đảm quyền tự chủ của hội không có nghĩa là “thả nồi” hay bng lỏng quản lý nhà nước, mà chỉ là điều chỉnh về cách tiếp cận để làm cho hoạt động quản lý nhà nước về hội có tính khoa học, hiệu quả và phù hợp hơn với xu thế và các tiêu chuẩn quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hố. Biểu hiện của sự điều chỉnh đó là nhà nước, thay bằng việc quy định cụ thể và can thiệp trực tiếp vào tô chức và hoạt động của các hội như hiện nay, chỉ tập trung xây dựng khung các nguyên tắc nền tảng đê các hội dựa trên đó tự tố chức và hoạt động, đồng thời sử dụng các cơ chế tư pháp sẵn có để giám sát, cảnh báo, ngăn ngừa và xử lỷ những vỉ phạm của các hội, từ đó
đảm bảo cho các hội hoạt động đủng mới định hướng, mục đích của nhà nước.
về phương diện pháp lý, đế điều chỉnh chiến lược quản lý nhà nước về hội, nhà nước nên xem các vấn đề về tổ chức và hoạt động của hội chủ yếu là các quan hệ dân sự, một dạng tự do hợp đồng, liên kết của các cá nhân, do ngành luật dân sự điều chỉnh. Cách tiếp cận này sẽ giúp tối thiểu hoá các thủ tục hành chính cho việc cấp phép thành lập và quản lý các hội, đồng thời “cởi trói” cho hoạt động của hội, góp phần tinh giản bộ máy và thủ tục hành chính, đồng thời tạo cơ hội xây dựng một mối quan hệ hài hoà giữa các hội và bộ máy quản lý nhà nước.
Điều chỉnh chiến lược quản lỷ cũng có nghĩa là trong việc thành lập hội, các thành viên của hội liên kết với nhau như thế nào, vì mục tiêu gì, hoạt động trong lĩnh vực nào của xã hội chủ yếu là tuỳ thuộc vào ý chí, nguyện vọng và khả năng của cá nhân (hoặc tố chức) hội viên. Vai trò cùa Nhà nước chỉ nên thể hiện ở một số điểm như: công nhận tư cách pháp nhân của hội, tổ chức; hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động của hội; cảnh báo và xử lý vi phạm pháp luật từ phía hội. Quản lý nhà nước về hội nên tập trung vào hai nội dung chính là: (1) kiểm tra, giám sát, xử lý bằng pháp luật nhàm duy trỉ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vỉ lợi ích của cộng đồng, đất nước; (2) chia sẻ trách nhiệm, hồ trợ nguồn lực với hội trong quản lý và phát triển xã hội thơng qua các khoản kinh phí tài trợ trực tiếp, cũng như gián tiếp thông qua các ưu đãi về tài chính, thuế khố.
Thứ hai, thúc đây việc soạn tháo và thông qua Luật vê hội đê làm cơ sở cho việc đôi mới quản lỷ nhà nước về hội
Như đã đề cập, từ khi thành lập nước đến nay nước ta mới chỉ có một luật và nay vẫn đang hiện hành là sắc lệnh số 102/SL - L004 ngày 20-5-1957 (văn bản có tính chất luật) quy định về quyền lập hội, trong đó bao gồm các quy định về quản lý nhà nước về hội. Từ đó đến nay, mặc dù Hiến pháp đà có nhiều lần ban hành mới nhung khơng có một luật nào thêm về vấn đề này. Trong thời gian đó, phục vụ nhu
cầu quản lý hội, Chính phủ có ban hành một số Nghị định quy định về tố chức, hoạt động và quản lý hội.
Cũng như đã phân tích ở phần trên, mặc dù có cấu trúc khá tồn diện, khung pháp lý hiện hành của Việt Nam vẫn còn nhiều quy định bất hợp lý, khắt khe, chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho việc quản lý cũng như việc thành lập và hoạt động của các hội. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc sửa đổi khung pháp lý về quản lý nhà nước về hội theo hướng mở rộng tự do hiệp hội là yêu cầu tất yếu và cấp thiết với Việt Nam.
Đứng trước yêu cầu của tình hình mới, kế tù’ giữa thập kỷ 1990, Nhà nước đã có kế hoạch và triển khai biên soạn Luật về hội, với mục đích tồ chức thực hiện quyền hiến định về tự do lập hội trong Hiến pháp, quản lý và phát huy vai trò của hội trong đời sống xã hội, kinh tế, vàn hóa, chính trị của đất nước. Mặc dù vậy, cho đến nay dự thảo luật về hội, sau nhiều lần soạn thảo, vẫn chưa được đưa ra Quốc hội thảo luận và thông qua, bởi xung quanh dự thảo có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều.
Tuy nhiên, từ phương diện pháp quyên, việc sử dụng các Nghị định cùa Chính phủ đề thay thế cho Luật về hội năm 1957 là không đúng với quy định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về tổ chức nhà nước. Vì vậy, cho dù khó khăn và phức tạp, vẫn cần thúc đẩy việc soạn thảo và thông qua Luật về hội để đảm bảo cơ sở pháp lý cũng như đế đổi mới quản lý nhà nước về hội.
Đe thúc đẩy việc soạn thảo và thông qua Luật về hội, đầu tiên cần xoá bở tâm lý e ngại sự phát triền của các hội sẽ dẫn đến ‘diễn biến hoà binh’. Đây là trở
ngại chính cho những nỗ lực cải cách chính sách và pháp Luật về hội ở nước ta trong mấy thập kỷ gần đây, đồng thời cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bế tắc trong việc soạn thảo Luật về hội mà vừa đáp úng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định chính trị, vừa tiếp tục “cời trói” cho hoạt động của các hội.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy việc soạn thảo và thông qua Luật về hội, cũng cần khắc phục tâm lý cho rằng các vấn đề về hội đà được và nên được quy định trong các văn bản pháp luật chun ngành có liên quan, nên khơng nhất thiết phải xây dựng một luật riêng về hội. về vấn đề này, thực tế là ở một số quốc gia trên thế giới khơng có một luật riêng về hội (thậm chí khơng có những quy định có liên quan trong luật chuyên ngành, mà chỉ cần quy định về quyền tự do hiệp hội trong Hiến pháp cùng với các quy phạm thông thường của pháp luật dân sự), tuy nhiên, do tính đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta, khi mà việc quản lý các hội mang tính chính trị rõ nét, và tồ án chưa được giao chức năng giải thích pháp luật, thì việc xây dựng một đạo luật chuyên ngành là cần thiết để thống nhất các nguyên tắc và quy định trong quản lý nhà nước về hội, mà hiện đang nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Thực tế lập pháp ở nước ta cho thấy việc xây dựng các đạo luật chuyên ngành về một lĩnh vực nào đó (kể cả khi đà có những quy phạm điều chỉnh lĩnh vực đó trong các văn bản pháp luật khác nhau) là cần thiết và có ý nghĩa thực tế, chẳng hạn như Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phịng chống mua bán người ...
Phù hợp với cách tiêp cận mới vê bảo đảm quyên tự chủ của hội, Luật vê hội
(xử lý các vi phạm) và thúc đây (hô trợ các điêu kiện thực thi) quyên này của mọi cá nhân, tổ chức. Luật cũng nên mở rộng đối tượng điều chỉnh đến mọi tố chức trong xã hội đê bảo đảm nguyên tăc bình đăng giữa các cá nhân và giữa các hội, trong đó xác định rõ hình thức hội khơng cần đăng ký và hình thức hội cần đăng ký (có tư cách pháp nhân). Thủ tục thành lập nên quy định việc đăng ký thay cho câp phép đê tránh tình trạng “xin - cho”. Nên quy định quyền được khiếu nại để xem xét lại quyết định của cơ quan cấp đăng ký. Thủ tục đăng ký thành lập hội cần đơn giản, rõ ràng, thuận
tiện, và nhanh chóng đê mọi tơ chức, cá nhân đêu có thê hiêu và thực hiện. Chỉ nên quy định một cơ quan đầu mối quản lý việc thành lập và hoạt động của các hội, bỏ chế độ bộ chủ quản. Nên có các quy định cụ thế, rõ ràng về nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các hội, đặc biệt là các hội nhận ngân sách công và tài trợ, qun góp của cơng chúng [16].