Vi phạm, xử lý vi phạm của quỹ đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)

2.2. Thực trạng pháp luậtvề quỹ đầu tư chứng khoán ỏ’ Việt Nam

2.2.6. Vi phạm, xử lý vi phạm của quỹ đầu tư chứng khoán

Các hành vi vi phạm pháp luật chúng khoán tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm hình sự. Các hành vi vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính về quỹ đầu tư chúng khốn được quy đinh tại Nghị định số 156/2020/NĐ- CP. Các nhóm hành vi vi phạm mà quỹ đầu tư chứng khoán bị xử phạt như sau [111:

Thứ nhất, nhóm các hành vi vi phạm đến việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: cam kết mức lợi nhuận của quỹ trong tương lai; Sử dụng thông tin không đúng trong bản cáo bạch quỹ để huy động vốn cho quỹ; Tiền huy động vốn cho quỹ không được chuyển vào tài khoản tại ngân hàng lưu ký, giám sát cùa quỹ.

Thứ hai, nhóm các hành vi vi phạm trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn bao gồm: Khơng tuân thù các hạn chế đầu tư của quỹ; Không thực hiện lưu ký tách biệt tài sản của quỹ với tài sản của công ty quản lý quỹ và với các tổ chức cá nhân khác; Không thực hiện định giá giá trị tài sản ròng cho quỹ hoặc định giá sai giá trị tài sản rịng cùa quỹ, khơng đúng sổ tay định giá của quỹ; Thực hiện đầu tư vào các tài sản quỹ không được phép đầu tư; Ọuỹ cho các tổ chức, cá nhân khác vay tiền, chứng khoán khi chưa được phép theo quy định; Quỹ đi vay trái quy định để thực hiện đầu tư; Qũy không tuân thủ chế độ báo cáo và cơng bố thơng tin theo quy định.

Thứ ha, nhóm các hành vi về phân phối chứng chi quỹ bao gồm: Không bảo đảm điều kiện đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ; Không nhận diện thông tin nhà đầu tư hoặc không thiết lập hệ thống để quản lý, lưu trữ đầy đủ thông tin về nhà đầu tư; Vi phạm quy định trong thực hiện lệnh mua, bán cho nhà đầu tư; Vi phạm về quản lý tài khoản, tiếu khoản của nhà đầu tư; Không cập nhật thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư, không gửi xác nhận giao dịch cho nhà đầu tư; Vi phạm các quy định trong hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ.

Thứ tư, nhóm các hành vi quỹ đâu tư chứng khốn sử dụng thơng tin nội bộ đế mua bán chứng khốn bao gồm: Sử dụng thông tin nội bộ đề mua, bán chứng khốn cho chính mình hoặc cho người khác; Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thơng tin nội bộ.

Thứ năm, nhóm các hành vi quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thao túng thị trường chứng khốn.

Cơng tác giám sát, kiểm tra đối với cơng ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khốn được ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc giám sát từ xa được thực hiện thông qua chế độ báo cáo của các cơng ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khốn nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các cơng ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán và đánh giá rùi ro về các tổ chức này, kiểm soát vấn đề quản lý tách bạch tài sản của nhà đầu tư ủy thác, kiểm tra chỉ tiêu an tồn tài chính của các cơng ty quản lý quỹ, đặt các công ty quản lý quỹ không đáp ứng điều kiện vào tình trạng kiểm sốt, kiểm sốt đặc biệt, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thực hiện kiếm tra công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán.

Theo số liệu thống kê của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ năm 2012 - 2020, ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện 70 đồn kiếm tra các cơng ty quản lý quỹ và văn phịng đại diện cơng ty quản lý quỹ nước ngồi tại Việt Nam, xử phạt 38 công ty quản lý quỹ có vi phạm trong tố chức hoạt động với số tiền xử phạt là 4,69 tỷ đồng. Một trong số công ty quản lý quỹ bị xử phạt là Công ty cổ phần Quản lỷ quỹ Vinawealth (Vinawealth), ngày 27/6/2017, Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn đối với cơng ty do đã cơng bố thơng tin không đúng thời hạn, báo cáo không đúng thời hạn và dùng vốn của khách hàng đế đầu tư trái quy định pháp luật. Cụ thể, phạt tiền 70 triệu đồng do đã công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật; phạt tiền 70 triệu đồng do đã báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; phạt tiền 175 triệu đồng do sử dụng vốn cùa khách hàng ủy thác để đầu tư trái quy định pháp luật. Tổng mức phạt tiền là 315 triệu đồng [22].

2.2.7.Những băt cập của pháp luậtvê quỹđâu tư chứngkhốn

Trong q trình pháp triển thị trường chứng khốn Việt Nam, Nhà nước đà khơng ngừng hoàn thiện quy định pháp luật về thị trường chứng khốn nói chung và pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng đế phù hợp với các quan hệ xã hội điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán và yêu cầu hội nhập quốc tế. Qua q trình phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn ở Việt Nam, tơi nhận thấy pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán cịn một số bấp cập sau:

• Nhữngbấp cấp pháp luật về quỹ đầu tư chứngkhoán hiện hành

Một là, Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn cịn hạn chế khi chưa có quy định hướng dẫn về các loại hình quỹ mới như: quỹ của quỹ, quỹ mẹ, quỹ con, quỹ thị trường tiền tệ hay quỹ hốn đổi địn bấy, quỹ hốn đổi nghịch đảo;

Hai là, Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán chưa điều chỉnh kịp sự phát triền khoa học cơng nghệ và những tác động của nó tới thị trường chứng khốn, đặc biệt đối với công ty quản lý quỷ khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Ba là, Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán chưa đa dạng kênh phân phối chứng chỉ quỹ, chưa cho phép các cá nhân được tham gia phân phối chứng chỉ quỹ và chưa có quy định hướng dẫn đại lý phân phối sử dụng cơng nghệ tài chính trong phân phối chứng chỉ quỹ.

Bốn là, chính sách thuế chưa khuyến khích sự phát triển quỹ đầu tư chứng khoán, thuế thu nhập doanh nghiệp của quỹ chưa có quy định rõ ràng. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ còn cao hơn khi đầu tư vào các tài sản khác như: trái phiếu, tiền gửi hoặc cao hơn các nước.

•Nhũng bâtcập trong thực thiphápluật vêquỹ đãu tư chúng khoán

Thực tiền triển khai pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán trong thời gian qua, cho thấy một số bất cập sau:

Một là, Quy trình chào bán, thành lập quỹ đầu tư chứng khốn kéo dài (30 ngày) và ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công ty quản lý quỹ chưa phối hợp

9 r

trong việc triên khai thực hiện dịch vụ công trực tuyên.

Hai là, Ngân hàng giám sát đã phát huy vai trò giám sát quan trọng trong hoạt động quỹ đầu tư, góp phần bảo đảm hoạt động cho các quỹ đầu chứng khốn an tồn, hiệu quả đúng quy định pháp luật. Pháp luật quy định về ngân hàng giám sát tại Luật chứng khốn đã bám sát thực tiễn và thơng lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi triển khai trách nhiệm của các ngân hàng giám sát là rất lớn, khối lượng công việc nhiều trong khi doanh thu thu từ hoạt động giám sát quỹ đầu tư cịn hạn chế do quy mơ quỹ đầu tư chưa lớn. Đây có thể là một trong những nguyên nhân, tính đến thời điếm hiện tại, thị trường mới chỉ có 7/49 Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ giám sát cho quỹ đầu tư chứng khoán.

Ba là, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán phải tổ chức thường niên một năm một lần. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường không tham dự đại hội do các thông tin về quỹ đã được công bố trên thị trường. Do vậy, quỹ đầu tư chứng khốn phải nhiều lần mới tố chức thành cơng đại hội nhà đầu tư, làm mất thời gian, nguồn lực và chi phí cho cơng ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán.

Bốn là, Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đã cho phép ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm được đăng lý làm đại lý phân phối chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn trong việc xin phê duyệt của cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính) cho phép tham gia phân phối chứng chỉ quỹ. Do vậy, đến thời điểm này, theo báo cáo của úy ban Chứng khoán Nhà nước năm 2020, thị trường mới có 01 ngân hàng thương mại và chưa có cơng ty bảo hiếm nào tham gia phân phối chứng chi quỹ.

Năm là, Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn đã quy định về cơng ty đầu tư chứng khoán tại Luật chứng khoán 2006. Tuy nhiên, sau 15 năm ban hành quy định, thị trường chứng khốn Việt Nam chưa có cơng ty đầu tư chứng khoán nào được thành lập. Nguyên nhân, của hiện tượng này đến một phần là do, mơ hình cơng ty đầu tư chứng khoán thiếu sức cạnh tranh so với các công ty đầu tư được thành lập theo Luật doanh nghiệp và Nhà nước thiếu chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy phát triển công ty đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.

Kêt luận: Chương này đã làm rõ quá trình hình thành và phát triên pháp luật về quỹ đầu tư chửng khoán ở Việt Nam qua 25 năm hình thành và phát triền. Pháp luật về quỹ đàu tư chứng khoán đã trài qua ba giai đoạn phát triển bắt đầu từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng khoán, Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán 2019. Nội dung chương này cũng đã làm rõ thực trạng pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn trên các khía cạnh: chủ thể tham gia vào q trình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn (cơng ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối); Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán: điều kiện, thành lập, quản trị quỹ đầu tư chứng khoán, đầu tư, phân phối lợi nhuận, báo cáo, công bố thông tin, xử lý vi phạm quỹ đầu tư chứng khốn. Qua đó, người viết cũng đã có những đánh giá bất cập pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán hiện hành và những bất cập trong thực thi pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán và nguyên nhân của nó.

Chương3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM

3.1. Địnhhưóìig hồn thiện phápluật về quỹ đầu tư chứngkhốn ViệtNam

Việc hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn ở Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào các định hướng sau:

Một là, Hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo điều kiện để phát triển bền vững của thị trường chứng khốn.

Hai là, Hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán trong

nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Ba là, Hoàn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán theo hướng khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành và bất cập trong thực thi pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn ở Việt Nam.

Bốn là, Hồn thiện pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị điều hành, quản trị rủi ro của các công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.

3.1.1. Hoàn thiện phápluật về quỹ đầu tư chứngkhốn theohướng bảovệ tắt nhất quyền và lợi ích họp phápcủanhà đầutư, tạo điềukiệnđể phát triển bền

vững của thịtrường chứngkhốn

Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho phát triển đầu tư. Do vậy, công tác xây dụng và hồn thiện pháp luật ln là một trong nhũng công tác trọng tâm, thường xuyên của cơ quan quản lý về thị trường chúng khoán để đưa nhũng chính sách vào đời sống, thị trường. Pháp luật về thị trường chúng khốn nói chung và pháp luật về quỹ đầu tư chúng khoán bên cạnh bảo đảm nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán như quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh,

cung câp dịch vụ vê chứng khốn của các tơ chức, cá nhân, phải bảo đảm bảo vệ tôt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cùa nhà đầu tu, tạo điều kiện đế thị truờng chứng khoán phát triển ổn định bền vững. Để làm được điều này, pháp luật về quỹ đầu tư

chứng khoán cần giải quyết được những vấn đề sau:

Một là, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động cùa quỹ đầu tư chứng khốn thơng qua việc hồn thiện quy định về cơng bố thông tin đối với các quỹ đầu tư chứng khốn.

Hai là, đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để phù hợp với nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư, góp phần gia tăng quy mơ và số lượng quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Hình thành hệ thống các nhà đầu tư tố chức,

các quỹ đầu tư tạo điều kiện phát triển thị trường trường khoán bền vững, an tồn.

3.1.2. Hồnthiệnphápluật về quỹ đầu tư chúng khốn cần bám sátchủ

trương, đường lối của Đảngvà Nhà nước về pháttriển thị trường chứngkhốn

trong nền kinh tếthịtrường và hội nhậpquấctế

Trong cơng tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khốn nói chung và pháp luật về quỹ đầu tư chứng khốn nói riêng cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII phần Chiến lược pháp triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2021 - 2030 tại Mục 4.V: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội có nêu:

Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ cơng, hạn chế tối đa bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới; đến 2030, nợ chính phủ khơng q 50% GDP, nợ nước ngồi của quốc gia khơng quá 45% GDP. Tiếp tục, rà soát, nâng cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường

tài chính, chứng khốn, cố phiếu, trái phiếu, quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường; bảo đảm tính thanh khoản cao và an tồn hệ thống. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Có chính sách khuyến khích phát triển các quỹ huu trí, bảo hiểm thiên tai, nơng nghiệp.

Đơng thời Vàn kiện Đại hội tồn qc XII nêu rõ:

Tiếp tục hồn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn... Phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường

chứng khốn, thị trường bảo hiểm trên nền tảng cơng nghệ số với kết cấu hạ tầng, công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại.

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự phát triến cùa thị trường chứng khoán, trong thời gian tới, thị trường chứng khoán phải phát triển cả về chất và lượng. Thị trường chứng khốn ngày càng khẳng định vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, từ chỗ là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn phấn đấu đế thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.

3,1.3. Hoànthiện pháp luật về quỹ đầu tưchúng khoán theo hướng khắc phục nhữngbấtcập của pháp luậthiện hành và bấtcậptrong thực thi phápluật

Một phần của tài liệu Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69)