Quyền được suy đốn vơ tội trong pháp luật Cộng hòa liên

Một phần của tài liệu Quyền được suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61)

A. .V r

2.4.6.Quyền được suy đốn vơ tội trong pháp luật Cộng hòa liên

bang Đức

Neu như tại Cộng hòa Pháp, suy đốn vơ tội được ghi nhận từ lịch sử thì ở Cộng hịa liên bang Đức, Hiến pháp Đức có tên Luật cơ bản (Grundgesetz) không đưa ra một quy định rõ ràng bằng văn bản quy định về việc giả định vô tội. Tuy nhiên, quy định của luật án lệ đã được thiết lập của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức (Bundesver-fassungsgericht), giả định vô tội là một biếu hiện đặc biệt của nguyên tắc bao trùm của pháp quyền, được quy định chủ yếu tại Điều 20(3) của Luật cơ bản. Do đó, giả định vơ tội có thuộc tính hiến pháp ngay cả khi khơng được đề cập rõ ràng trong văn bản hiến pháp.

Trong phạm vi bảo vệ của mình, một mặt, giả định vơ tội nghiêm câm áp dụng bất kỳ biện pháp nào đối với người bị kết án hoặc coi anh ta là có tội mà khơng có bằng chứng về tội lỗi của mình theo các quy định tố tụng. Mặt khác, giả định vơ tội địi hỏi phải có một bản án trong một phiên tịa cơng bằng trước khi một người nói chung có thể bị coi là tội phạm trong quan hệ pháp lý. Được coi như một biểu hiện của nguyên tắc của pháp luật, giả định vô tội không chứa các lệnh cấm và yêu cầu cụ thề; thay vào đó, ý nghĩa của nó đối với luật tố tụng địi hỏi phải định hình tùy thuộc vào hoàn cảnh của vụ việc tương ứng mà nhiệm vụ này chủ yếu liên quan đến cơ quan lập pháp.

Ngồi chế độ hiến pháp ngầm, giả định vơ tội trong khung pháp lý của Đức là kế thừa Điều 6 (2) của Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản (Công ước châu Âu về Nhân quyền - ECHR) và từ Điều 48 (1) của Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (Hiến chương EU). Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức nhận thấy trong tình huống cụ thể là luật quốc gia chân chính của mình được bổ sung trực tiếp với các quy định của hai nguồn này.

Song hành với các ghi nhận về mặt pháp lý, Cộng hòa liên bang Đức thực thi các biện pháp pháp lý nhằm chống lại các hành vi xâm phạm suy đốn vơ tội cụ thể.

Theo luật pháp Đức Điều 93 (1) (4a) của Luật cơ bản Đức quy định về biện pháp pháp lý khiếu nại hiến pháp (Verfassungsbeschwerde) lên Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức tại Karlsruhe. Quy định bất kỳ người nào cho rằng một trong những quyền cơ bản của họ đã bị vi phạm bởi bất kỳ cơ quan công quyền nào. Sự suy đốn vơ tội bắt nguồn từ quy tắc pháp, nguyên tắc này không phải là quyền cơ bản mà chì có đặc điểm khách quan, tức là nó ràng buộc tất cả các cơ quan nhà nước nhưng không cho phép các cá nhân khiếu nại hiến pháp dựa trên sự vi phạm nguyên tắc pháp quyền sẽ không được chấp

nhận. Tuy vậy, theo học thuyêt pháp lý của Đức, “phương tiện” đê khiêu nại hiến pháp là sự kết hợp của nguyên tắc pháp quyền với quyền cơ bản: “Tác nhân” này là điều khoăn bất buộc của Điều 2( 1) của Luật cơ bản nhằm đàm bảo quyền tự do hành động chung. Việc kết hợp nguyên tẳc pháp quyền đặt khiếu nại hiến pháp vào hoạt động có lợi cho bất kỳ cá nhân nào đối với hành vi vi phạm giả định vô tội.

Như một lẽ tất nhiên, một hành vi vi phạm suy đốn vơ tội có thể được đưa ra trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu tại Strasbourg theo Điều 6 (2) của ECHR cũng như trước Tịa án Cơng lý Liên minh Châu Âu (CJEU) tại Luxembourg theo Điều 48 (1) của Hiến chương EU. Tuy nhiên, khiếu nại cá nhân đối với ECHR theo Điều 34 của ECHR yêu cầu tham khảo tất cả các biện pháp pháp lý quốc gia (Điều 35 (1) của ECHR). Và quyền tài phán của CJEU giới hạn trong luật pháp EU và việc thực thi luật pháp trong đó luật hình sự chưa phái là một vấn đề lớn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi liệu một hành vi xâm phạm ECHR hay Hiến chương EU có thể được đưa ra trước tịa án Hiến pháp Liên bang Đức tại Karlsruhe hay không?

Tuy vậy, ECHR lại bị giới hạn ở cấp bậc của một luật liên bang thơng thường ở Đức. Do đó, nó khơng phải là một tiêu chuẩn đánh giá hợp lệ của Tòa án Hiến pháp Liên bang. Tuy nhiên, Tòa án coi ECHR là một phần cụ thể trong các điều ước quốc tế, vì bảo vệ quyền con người là đặc điểm cốt lõi cùa hiến pháp Đức (xem Điều 1(2) của Luật cơ bản). Do đó, Điều 6 (2) của ECHR được

coi là một bổ trợ diễn giải cho việc giải thích và áp dụng luật pháp trong quốc gia và đặc biệt là quyền cơ bản của Đức. Như vậy có thể khẳng định, tại Cộng hịa liên bang Đức, giả định vơ tội khơng chỉ có thuộc tính Hiến pháp mà cịn có ý nghĩa đối với luật TTHS tùy theo từng vụ việc cụ thể.

Kêt luận Chương 2

Chương 2 tìm hiếu về sự ghi nhận nguyên tắc Suy đốn vơ tội từ góc độ truyền thống pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa, Luật nhân quyền quốc tế trong đó đặc biệt là thơng qua Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. ICCPR là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. ICCPR được coi là một phàn của Bộ luật quốc tế về quyền con người, cùng với ICESCR và Tuyên ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948. Từ góc độ lý luận, có thể xem tiền đề của quyền được suy đốn vơ tội trong luật nhân quyền quốc tế chính là quyền được xét xử công bằng mà được quy định tập trung tại Điều 14 ICCPR: “Mọi người đều bình đẳng trước các tồ án và cơ quan tài phán...Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật... ”. Cho tới hệ thống pháp luật của EU, trong đó Chỉ thị (EU) 2016/343 thể hiện tập trung nhất quan điểm và quy tắc chung về bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội trong khối. Cụ thể, Chỉ thị cố gắng tăng cường quyền xét xử cơng bàng trong tố tụng hình sự ở các quốc gia EU. Ngồi những quy định về nguyên tắc, Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR) cịn có quy định liên quan đến sự phù hợp của biện pháp còng tay với việc bảo đảm các quyền cơ bản được ghi nhận trong ECHR. Sau cùng, chương 2 tìm hiểu về quy định và áp dụng nguyên tắc tại một số quốc gia tiêu biểu của từng khu vực như Châu Á có Trung Quốc Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ; Châu Âu có Pháp và Cộng hịa liên bang Đức.

Chương 3

QUYỀN ĐƯỢC SUY ĐỐN VƠ TỘI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1. Khái quát nhận thức về quyền được suy đốn vơ tội và sự thể hiện của nó trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam

Có học giả đã ví von rằng, TTHS Việt Nam đương đại là sản phẩm của một q trình trầm tích nhiều lớp: TTHS phong kiến phương Đông trung đại, TTHS tư bản phương Tây cận đại, TTHS xã hội chủ nghĩa hiện đại nửa sau thế kỷ XX và sau đó là sự tiếp thu một số yếu tố của tố tụng tranh tụng với xu thế mở rộng tranh tụng từ đàu những năm 2000 đến nay.

Lớp trầm tích thứ nhất của TTHS Việt Nam là TTHS phong kiến phương Đơng trung đại. Qua các sử liệu cịn lại đến hiện nay là Quốc triều hình luật (thế kỷ XV), Từ tụng điều lệ (thế kỷ XV), Quốc triều Hồng Đức chư cung thể thức (thế kỷ XV), Quốc triều chiếu lệnh thiện chính (thế kỷ XVII), Quốc triều khám tụng điều lệ (thế kỷ XVIII), Hoàng Việt luật lệ (thế kỷ XIX). Qua những văn bản này có thể thấy Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật TTHS tương đối phát triển và thể hiện được những sắc thái riêng của đất nước. Nhà nước đã nhận lấy trách nhiệm truy cứu người phạm tội với hệ thống các cơ quan và người có thẩm quyền được phân công, phân nhiệm cụ thể để tiến hành các hoạt động TTHS. Nghĩa vụ chứng minh với chủ the của nghĩa vụ chứng minh là các thiết chế công đã được phân định, từ các vụ việc thuộc thấm quyền của làng xã đến các cơ quan nhà nước chuyên trách với thẩm quyền cụ thể.

Mặt khác, TTHS phong kiến Việt Nam thể hiện nhiều đặc điểm của tố tụng tranh tụng với vai trò xử kiện của nhà nước trên nền tảng tổ tụng xét hòi phương Đông trung đại. Pháp luật TTHS yêu cầu người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, thể hiện qua nhiều quy định, nhiều chế tài áp dụng cho

người tơ cáo khơng có căn cứ, khiêu kiện vượt câp. Pháp luật TTHS đặt ra rât nhiều quy định địi hỏi thái độ vơ tư, thận trọng đối với quan lại có thấm quyền khi “nghe kiện” cũng như yêu cầu tuân thủ pháp luật trong quá trình thu thập chứng cứ và xét xử. Những quan niệm, chính sách về việc cần có sự phân biệt đối xử, có sự quan tâm thoả đáng tới người chưa bị kết tội nhưng bị

giam giữ trong tù ngục thậm chí đã rất hiện từ rất sớm.

Sang đến thời trung đại, TTHS Việt Nam đã có những quy định đặt ra yêu cầu đối xử tương xứng với người mới chỉ bị buộc tội, nghĩa vụ chứng minh đối với bên tố cáo/buộc tội trên cơ sở các hoạt động thu thập chứng cứ được tiến hành một cách hợp pháp, đây là những điểm khá tương thích với

các nội dung của quyền được suy đốn vơ tội trong TTHS hiện đại.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, suy đốn có tội vẫn là một nguyên lý tồn tại khách quan, điều này thể hiện qua một số đặc điểm sau của TTHS phong kiến:

+ Thứ nhất, nghĩa vụ chứng minh - nghĩa vụ cung cấp lời khai và các chứng cứ vần đặt ra đối với người bị buộc tội, nếu khơng thực hiện nghĩa vụ này, có the bị dùng nhục hình một cách họp pháp (như vậy, người bị buộc tội không được miễn trừ nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chống lại chính mình);

+ Thứ hai, thái độ đối xử với người bị buộc tội: người bị buộc tội vẫn bị định kiến có tội trong tư duy chứng minh (thể hiện qua việc cho phép dùng nhục hình để người bị buộc tội phải nhận tội, thể hiện qua tên gọi người bị buộc tội là tội nhân, thể hiện qua cách đối xử theo kiếu dạy bảo, giáo huấn như của bề trên với người bị buộc tội);

+ Thứ ba, tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của cơ quan truy cứu trách nhiệm hình sự cịn rất mơ hồ, chưa đạt được đến mức đặt ra rõ rang khi không thể và không đủ chứng cứ để buộc tội.

Sau khi người Pháp đến Việt Nam năm 1858, những thay đổi về luật

pháp từng bước hiện hữu tại cả ba khu vực của đât nước (Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ) mà người Pháp chia ra trên nguyên tắc “chia để trị” với: Bộ hình luật canh cải (Code Pénal modiíié) tại Nam kì năm 1912, BLHS Trung Việt tại Trung kì năm 1933, BLHS Bắc Việt (AnNam) năm 1921 và BLHS tố tụng Bắc Việt tại Bắc Kỳ 1917. Các luật hình sự nêu trên được người Pháp đặt ra trên cơ sở BLHS Napoléon năm 1810, được sửa đổi cho phù hợp với xã hội Việt Nam và lợi ích của chế độ cai trị của người Pháp ở Việt Nam.

về luật TTHS, nhiều cách tiếp cận mới đã được đặt ra thậm chí sớm hơn trước khi có sự xuất hiện Pháp thuộc. Ví dụ, Nghị định ngày 02/11/1877 cũng đã đề ra các thủ tục trước Toà án bẳn xứ, nhất là huỷ bở hình thức tra tấn vốn được xem như là phương tiện trong điều tra hình sự. Triết lý cùa TTHS đã được nhìn nhận mới hơn, rõ hơn ở những năm đầu thế kỷ XX, trong đó tơn chỉ về việc đặt ra luật TTHS phải dung hợp hai yếu tố: Một mặt phải giữ cho xã hội có trật tự, sao cho kẻ phạm pháp tất bị trị tội. Một mặt phải giữ cho cá nhân được công bằng, sao cho được minh cứu đâu ra đấy không được thiên vị, mà cũng khơng được ức hiếp người ta. Nói tóm lại, luật TTHS được đặt ra là để dung hoà cái lợi của xã hội và của cá nhân lại với nhau.

Mặc dù với nhiều thay đổi trong triết lí của luật hình sự và luật TTHS theo hướng phương Tây hố, song quyền được suy đốn vơ tội vẫn chưa được đặt ra trong pháp luật Việt Nam thời kì này. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để thoát khởi sự thống trị của người

Pháp đã thành công với sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ năm 1945. Sau đó đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975) cũng như bước vào công cuộc xây dựng Nhà nước Dân chủ Nhân dân ở miền Bắc và tiếp theo là sự dịch chuyển sang mơ hình nhà nước XHCN trong bối cảnh hậu chiến đặc biệt khỏ khăn. Quá trình này dẫn tới sự đầu tư cho phát triển hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật

trong lĩnh vực tư pháp hình sự chưa nhiêu, sự tiêp cận quyên con người ở giai đoạn này chủ yếu là sự tiếp cận các quyền dân tộc, các quyền chính trị mà chưa phải là các quyền dân sự. Các quyền dân sự chưa được đề cao do pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng vẫn phải là cơng cụ trấn áp đối với các phần tử phản cách mạng nói chung và các phần tử phạm tội nói riêng, duy trì trật tự thời chiến cũng như cải tạo xã hội để xây dựng nền kinh tế xã hội vì mục tiêu XHCN.

Từ góc độ lập pháp, dù trước đó đã có các sắc luật, pháp lệnh, nghị định nhưng ở tàng pháp lý cao horn thì BLHS mới được ban hành năm 1985, BLTTHS đầu tiên được ban hành năm 1988 và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam áp dụng đối với người bị buộc tội đến năm 2015 mới được ban hành. Trước thời điểm năm 1988, luật TTHS nằm trong hệ thống “pháp luật Việt Nam mang đậm tính lý tưởng, chuyên chính và giai cấp, là công cụ để bảo đảm, bảo vệ trật tự và pháp chế XHCN”. Trong khi đó, quyền được suy đốn vơ tội lại là một nguyên tắc thể hiện rõ nét yêu càu bảo đảm quyền dân sự, yêu cầu sự cân bằng thoả đáng giữa người bị buộc tội và nhà nước. Do đó, sự khơng tương thích thể hiện rất rõ giữa pháp luật TTHS trong giai đoạn này với các nội dung và yêu cầu của quyền được suy đốn vơ tội.

Bộ luật TTHS được sửa đổi liên tục trong thời gian từ 1988 đến nay, phản ánh những thay đổi trong tư duy tố tụng và tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam theo hướng dân chủ hoá hoạt động tố tụng, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tư pháp hình sự trong việc bảo đảm quyền con người cũng như trong đấu tranh phòng chống tội phạm, mở rộng tranh tụng - tiếp thu những đặc tính của tố tụng tranh tụng trên cơ sở phát huy ưu điểm của tố

tụng thẩm vấn.

Cải cách tư pháp được đặt ra mạnh mẽ từ thời điểm năm 2002 đã đem lại một khung pháp luật TTHS cởi mở hơn, dân chủ hơn. Đảng Cộng sản Việt

Nam trong Cương lĩnh xây dựng đât nước trong thời kì quá độ lên CNXH năm 1991 được sửa đổi năm 2011 đã đặt ra những vấn đề mới về dân chủ XHCN, về Nhà nước pháp quyền XHCN và yếu tố con người trong chiến

lược phát triển theo hướng lấy con người là trung tâm.

Hiển pháp năm 2013 đã lần đầu tiên ghi nhận tên gọi quyền con người, phân biệt quyền con người với quyền công dân, khẳng định nhà nước tôn trọng, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho

Một phần của tài liệu Quyền được suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61)