quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của ngưòi bào chữa
3.2.1.Hệ thống pháp luật
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (điều 2 Hiến pháp năm 2013). Nhà nước không phải do con người thống trị mà là pháp luật, quyền lực nhà nước thề hiện ở quyền lực cùa pháp luật được xác lập, tôn trọng và phục tùng. Do đó, mọi văn bản pháp luật được mà nhà nước ban hành phải mang tính pháp quyền dân chủ, công bằng để làm nền tảng, hành lang pháp lý cho mọi hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, các nhân. Vì thế,
+ Nếu hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền không bảo đăm được các yêu cầu về cơng bằng, bình đẳng, cơng khai và minh bạch thì sẽ khơng kích thích và thúc đấy được việc thực hiện pháp luật đối với các chủ thể. Mặt khác, sự mất cân bằng về lợi ích khi nghiêng về một phía nào thì sẽ tạo ra những phản ứng tiêu cực về niềm tin của nhân dân vào nhà nước.
+ Neu thiết chế được quy định trong văn bản pháp luật không được phân định rạch ròi sẽ tạo nên một vùng trũng dễ bị chi phối bởi lợi ích cục bộ bởi tâm lý muốn có quyền để có cơ hội lợi dụng, trục lợi.
+ Nếu các đạo luật được ban hành không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền mà chỉ đơn thuần nhằm mục đích kiểm sốt, quản lý thuần túy sẽ trở nên kìm hãm sự phát triển.
+ Nếu các quy định trong BLTTHS khơng minh bạch, rõ ràng và bình đẳng giữa bên Buộc tội và Bên gỡ tội thì sẽ làm cho q trình tranh tụng trong xét xử khơng thể thực hiện một cách trọn vẹn được sẽ làm mất niềm tin của <^2• •• •• • nhân dân đối với pháp luật TTHS.
3.2.2.Nhận thức tuân thủpháp luậtcủa cánhân, cơ quan, tô chức
Nhận thức đóng vai trị quan trọng trong việc tn thủ pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nhà nước pháp quyền XHCN. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi cá nhân, cơ quan, tố chức kể cả nhà nước, phải chịu trách nhiệm vật chất, tinh thần về các quyết định, hành vi của mình mà cịn phải trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo yêu cầu của nhà nước. Do đó, để nâng cao nhận thức việc tuân thủ của cá nhân, cơ quan, tố chức thì trước hết cần phải có những quy định cụ thể về nghĩa vụ thực hiện việc cung cấp chứng cứ, tài liệu cho NBC.
3.2.3.Nhận thức củangười cóthẩm quyền tiến hành tố tụng
Yêu cầu người có thẩm quyền THTT nhận thức đúng về vai trị, vị trí của NBC trong hoạt động TTHS ở một số cơ quan có thẩm quyền THTT khơng thể một sớm, một chiều thay đối. Đe giải mã cho những suy nghĩ cịn tiêu cực đó thì nhất thiết PLTTHS phải sửa đổi, bổ sung cho được quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC ngang bằng với bên buộc tội. Từ đó, giúp người có thẩm quyền THTT và cơ quan THTT có cái nhìn khách quan hơn đối với những chứng cứ mà NBC thu thập. Mặt khác, chứng cứ gỡ tội của người bào chữa đưa ra sẽ góp phần là một kênh để xác định sự thật của vụ án được khách quan hơn và bào đảm công lý được thực thi một cách triệt để.
3.2.4.Năng lựcvà trách nhiệmcủangười bàochữa
Để NBC thực sự là một thành tố quan trọng trong hoạt động TTHS thì mồi cá nhân NBC phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
góp phần vào việc nâng cao kỳ năng nghề nghiệp của bản thân và có trách nhiệm với cơng việc bào chữa và góp phần bảo đảm cơng lý được thực thi.
3.2.5.Các yếu tốkhác
- Tác động từ thông tin truyền thơng và dư luận xã hội
Có thể nói chưa bao giờ trong đời sống xã hội mà thông tin lại
phong phú, đang dạng và đa chiêu, và dư luận xã hội lại đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Thông tin truyền thông và dư luận xã hội đã tác động đến suy nghĩ, hành động của từng cá nhân và cộng đồng. Do đó, diễn biến từ phiên tịa xét xử các vụ án hình hay hoạt động TTHS của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay nhất cử nhất động của người bào chữa tại phiên tịa đều được cơng chúng theo dõi, cập nhật hàng ngày với ý kiến đồng tình nhưng cũng có những ý kiến chê. Những ý kiến này có sự tác động khơng nhỏ đến hoạt động bào chữa cũng như ứng xử hay phát ngôn của NBC. Khi thông tin của NBC được truyền tải một cách khách quan tới cộng đồng xã hội thì thơng tin đó sẽ tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng xã hội và ngược lại những thông tin từ NBC đưa ra chủ quan, phiến diện hay những lời bình luận quá đà thì dư luận xã hội phản ứng tạo nên sức ép cho NBC khi thực hiện công việc bào chữa.
- Tác động từ những sự tiêu cực trong xã hội
Tinh trạng làm dụng quyền lực của một số người có thẩm quyền THTT trong quá trình điều tra vụ án dẫn đến vi phạm pháp luật tố tụng, hoặc có sự can thiệp quá sâu vào q trình điều tra của một số người có thấm quyền trong cơ quan Nhà nước làm ảnh hưởng tới việc điều tra theo hướng không đảm bảo khách quan, công minh ảnh hưởng tới quyền hành nghề của NBC và xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội [14, tr. 154 - 161].
Đe giải quyết vấn đề này, giải pháp hữu hiệu được đặt ra là nâng cao vai trò của NBC trong thực hiện quyền thu thập, đưa ra chứng cứ và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền THTT trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vì mục đích chung là bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ một nền tư pháp trong sạch, minh bạch, khách quan.
3.3. Sự cân thiêt phải hoàn thiện quy định vê quyên thu thập, đưa ra chứng cứ của người bào chữa trong Luật TTHS Việt Nam
3.3.1.về mặt thựctiễn
Xuất phát từ quy định thiếu bình đẳng giữa chù thể gỡ tội và chủ thể buộc tội của PLTTHS về quyền thu thập chứng cử. Một bên chủ thể buộc tội được sử dụng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, cộng thêm đầy đủ các phương tiện kỹ thuật và được sự hồ trợ của cả hệ thống chính trị để thu thập chứng cứ, điều tra tội phạm. Bên chủ thể gỡ tội quan trọng như thế nhưng đang còn bị hạn chế nhiều mặt từ phạm vi NBC được thu thập chứng cứ đến các phương tiện kỹ thuật đến các quy định về trình tự, thủ tục thu thập, đưa ra chứng cứ và vị trí của NBC trong tư pháp hình sự mới chỉ được coi là bố trợ cho tư pháp chứ không phải đúng nghĩa chủ thế độc lập trong tư pháp hình sự. Chính sự bất bình đẳng của quyền thu thập chứng cứ của NBC mà trong hồ sơ của vụ án chủ yếu là chứng cứ buộc tội, có rất ít hoặc khơng có chứng cứ gỡ tội. Do đó, để quyền hiến định của người bị buộc tội được đảm bảo thì nhất thiết cần phải có sự cơng bằng trong thu thập chứng cứ cùa NBC và đây là yêu cầu bức thiết để chống oan, sai trong TTHS Việt Nam.
3.3.2.về mặt lập pháp
Cần hoàn thiện chế định quyền thu thập chứng cứ của NBC trên cơ sở bồ sung ngay các quy định về (i)Trình tự, thủ tục hình thức thu thập chứng cứ của NBC; (ii) Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, và (iii)
Quy định chế tài xử lý đối với hành vi không cung cấp chứng cử, tài liệu, đồ vật, dữ liệu, hành vi cản trở quyền thu thập chứng cứ của NBC, hành vi cung cấp chứng cứ, tài liệu sai sự thật hoặc thông tin gian dối khi NBC yêu cầu.
3.3.3.về mặt lý luận
Thời gian qua, trên các trang báo pháp lý về TPHS đã có một vài cơng
trình nghiên cứu hoặc các bài viêt đơn lẻ mới chỉ đê cập đên từng lĩnh vực riêng biệt và ở mức độ khác nhau có liên quan đến chế định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC. Chính vì vậy, khi đề cập đến tình hình nghiên cứu có thể khẳng định là cho đến nay trong khoa học luật TTHS chưa có một cơng trình một cách tồn diện những vấn đề lý luận về chế định quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC dưới góc độ đánh giá toàn diện quy định này trong thực tiễn kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Từ tất cả những điều đã được phân tích trên đây, cho phép có thể khẳng định ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng của việc hoàn thiện các quy định về quyền thu thập chứng của NBC là cấp bách và rất cần thiết.
3.4. Những kiến nghị hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự C27 ơ • • > V • •• •năm 2015 về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ ciía ngưịi bào chữa năm 2015 về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ ciía ngưịi bào chữa
3.4.1. Quy định về nghĩa vụ của cơ quan, tồ chức, cá nhân phải cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc bào chữa khi NBC có yêu cầu. Đây là vấn đề hết sức bức thiết để tháo gỡ những bất cập khi áp dụng quyền thu thập chứng cứ hiện nay của NBC.
3.4.2. Quy định chế tài xử lý những hành vi cản trở quyền thu thập chứng cứ của NBC đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hành vi cung cấp chứng cứ giả hoặc thông tin gian dối, sai sự thật và trốn tránh nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho người bào chữa. Đồng thời, bổ sung quyền của luật sư được mời/yêu cầu người làm chứng đến làm việc tại trụ sở tổ chức hành nghề luật
sư trong trường hợp cần thiết khi không được sự giúp đỡ/hợp tác của các cơ quan hoặc chính quyền địa phương.
3.4.3. Mở rộng phạm vi quyền thu thập chứng cứ của NBC tương ứng với các quyền của các chủ thể buộc tội để bảo đảm được sự cơng bằng và bình đẳng trong tranh tụng của tố tụng hình sự. Tiếp thu những điểm tiến bộ cùa luật TTHS nước ngoài quy định quyền thu thập chứng cứ của NBC như
hoạt động điêu tra độc lập mà không bị hạn chê vê phạm vi như BLTTHS
năm 2015 hiện nay.
3.4.4. Tiếp tục hoàn thiện quy định về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trong BLTTHS năm 2015 về trình tự, thủ tục và cách thức thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC trên cơ sở phải đảm bảo bằng cơ chế nhanh chóng được tiếp cận người bị buộc tội và bình đẳng trong thu thập, đưa ra chứng cứ với bên buộc tội về phạm vi thực hiện, cách thức thực hiện quyền thu thập chứng cứ và hình thức thực hiện quyền thu thập chứng cứ.
3.4.5. Xây dựng Luật về chứng cứ - đó là chuẩn mực cho việc thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chung cho tất cả các chù thể tham gia tố tụng hình sự và người đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng buộc tội, gỡ tội nói riêng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tiếp thu kinh nghiệm và quy định tiến bộ về quyền thu thập chứng cứ của NBC của các quốc gia khác trên thế giới - Xây dựng ngân hàng chứng cứ điện tử trong thủ tục tố tụng hình sự để bảo đảm chứng cứ được minh bạch tránh được rủi ro gian lận, giả mạo và cung cấp thông tin không đáng tin cậy.
3.4.6. Ban hành các văn bản dưới luật đế hướng dẫn áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ đối với những người bào chữa là Bào chữa viên nhân dân, Người đại diện của người bị buộc tội. Nếu như Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý là những NBC có chun mơn pháp lý, hoạt động bào chừa chuyên nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ hay những quy định của pháp luật có liên quan đến quyền bào chừa và liên tục được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và thực tiễn va chạm, kinh nghiệm dày dạn giải quyết nhiều loại vụ án hình sự khác nhau. Ngược lại, Bào chữa viên nhân dân và Người đại diện của người bị buộc tội, họ là những người ít thực hiện cơng việc bào chữa như là một cơng việc chính, do đó có những hạn chế nhất định trong khi thực hiện quyền thu thập, đưa ra
chứng cứ trong vụ án hình sự là điêu khơng tránh khỏi, đã có khơng ít trường hợp NBC chỉ sử dụng chứng cứ của người THTT thu thập hoặc thu thập nhưng giá trị chứng minh rất thấp, không sử dụng được. Mặt khác, có những trường hợp NBC lợi dụng việc thu thập gây phiền phức cho cơ quan, tố chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định về bảo mật khi sừ dụng chứng cứ thu thập được.
3.4.7. Cần thiết phải có quy định chế tài xử lý đối với người được giao nhiệm vụ dẫn giải bị cáo cản trở quyền được gặp người bị buộc tội, bị cáo tại phiên tòa và những người cản trở việc gặp, làm việc trong không gian riêng tư của NBC với người bị buộc tội.
Từ tất cả sự phân tích ở trên, dưới đây tác giả xin được đề nghị Sửa đổi điều 73 BLTTHS năm 2015, điều 382 BLHS năm 2015 và Bổ sung một điều về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong lần sửa đổi bổ sung BLTTHS năm 2015 như sau: (các từ in nghiêng là bổ sung của tác giả)
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của ngi bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp riêng người bị buộc tội mà khơng bị giám sát tầm nhìn và tầm nghe;
•• •
Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Nay sửa đổi bổ sung là:
Người nào cung cấp tài liệu, chứng cứ, đồ vật, văn bản dịch, khai báo gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo khơng giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Điêu... Nghĩa vụ cung câp chứng cứ
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cẩp chứng cứ, tài liệu, đồ vật khi nhận được yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Người bào chữa trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày nhận được yêu cầu.
(2) Trường hợp cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật gian dổi hoặc từ chổi cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hĩnh sự theo quy định tại điều 382 Bộ luật hình sự.
Tác giả rất mong những kiến nghị trên đây sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu đưa vào quy định bổ sung, sửa đổi trong kỳ xây dựng pháp luật tố tụng hình sự sớm nhất giúp cho bên bào chừa gỡ tội thu hẹp khoảng cách về quyền với bên buộc tội và bên bào chữa gỡ tội trong PLTTHS Việt Nam.
Kêt luận chương 3
Từ mục tiêu của đề tài nghiên cửu qua phân tích quy định của PLTTHS về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ của NBC ở chương 1 và chương 2 làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quyền thu thập, đưa ra chứng cứ cùa NBC trong hoạt động TTHS.