Khái quát chung

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32)

Q trình phát triển của Luật khống sản có thế được chia ra hai giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn trước 1986: Luật khoáng sản chưa xuất hiện là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành. Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của hoạt động khai thác khoáng sản xuất phát từ yêu cầu quản lý của Nhà nước. Hình thức chủ yếu của chúng là văn bản dưới luật như các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Chính phủ.

Giai đoạn 1986 đến nay: Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho việc kiếm soát hoạt động khai thác khoáng sản. Và Luật khoáng sản năm 1996 ra đời để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng có hiệu quả mọi tài ngun khống sản của đất nước, khuyến khích phát triển cơng nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, bảo vệ mơi trường, mơi sinh, an tồn lao động trong hoạt động khai thác khống sàn. Sau đó năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung. Mới nhất là Luật khoáng sản năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2018. Tóm lại, luật khống sản trong giai đoạn này đã mang tính tồn diện và hệ thống hơn. Hiệu lực của các quy định này được nâng cao do việc Nhà nước sử dụng nhiều các văn bân luật. Chính vì lý do này nên các quy định của luật khoáng sản đã phát huy được tác dụng của chúng trong thực tế.20

Luật khoáng sản ra đời năm 2010 (sau đó sửa đổi, bổ sung năm 2018) đã đánh dấu bước phát triển trong việc hình thành các chính sách pháp luật trực tiếp liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Cùng với đó là 06 Nghị định của Chính phủ; 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và gần 50 Thơng tư, Thơng tư liên tịch cơ bản đã hồn thiện, tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững cơng nghiệp khai thác khống sản, chế biến khống sản; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ an ninh quốc phịng.

20 [55]

Trong quản lý nhà nước vê khống sàn, thanh tra, kiêm tra là hoạt động có vai trị quan trọng luôn được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm, chỉ đạo. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về khống sản, góp phần chấn chỉnh và đưa hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật về khống sản, đồng thời thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những nội dung bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về khoáng sản phù họp với thực tiễn, có tính khả thi.

Bảo vệ mơi trường trong khai thác khoáng sản là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tố chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản dù ở bất cứ quy mơ cơng suất và địa điểm nào. Luật khống săn nẫm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Luật thuế bảo vệ mơi trường năm 2010, Bộ luật hình sự năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác đã đề cập đến vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực khống sản nói riêng. Nhờ đó cơng tác bảo vệ mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản đã được quan tâm khơng chỉ ở góc độ quản lý nhà nước mà còn được các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện tương đối nghiêm túc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh các quy định trong các đạo luật kế trên, vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực khống sản nói riêng cịn được đề cập trong các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư sau: Chỉ thị số 03/CT- TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khống sản, các địa phương hoàn thành việc xây dựng Quy chế phối hợp quản lý khoáng săn ớ khu vực giáp ranh hai hay nhiều tỉnh nhất là khống sản cát, sỏi lịng sơng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, xử lý cơ quan hoặc người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra sai phạm tại địa bàn quản lý; tăng cường và thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý khai thác cát, sỏi; tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện, tố cáo các

hành vi tiêu cực trong quản lý, hoạt động khống sản nói chung, khống săn cát, sỏi nói riêng; Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và cơng nghiệp khai thác khống sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong tháng 10/2021 để Bộ trình Ban Cán sự đảng Chính phủ trình trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 02-NQ/TW nhằm định hướng Chiến lược địa chất, khoáng sản và phát triển cơng nghiệp khai thác khống sản đến năm 2030, tầm nhìn đen năm 2045. Trên cơ sở đó xây dựng và trình Thủ tướng Chính phú ban hành Chiến lược địa chất và khoáng sản đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.21

2.2. Các quy định cụ thế về bảo vệ mơi trường trong khai thác khống sản

2.2.1. Các quy định về quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản

Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sàn được quy định tại Điều 3 Luật khoáng sản 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018, bao gồm: Nhà nước phải có chiến lược, quy hoạch khống sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ; đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản theo quy định; đào tạo, phát triến nguồn nhân lực hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khai thác khống sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khống sản; đầu tư thăm dị, khai thác một số loại khống sản quan trọng để phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; nước có các chính sách khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội; có chính sách xuất khấu khống sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vừng kinh tế - xã hội dựa trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho săn xuất trong nước. Việc tổ chức thực hiện toàn bộ các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản như trên sẽ góp phần thúc đấy

21[56]

cơng nghiệp mỏ phát triển ồn định và bền vững, hạn chế tình trạng ơ nhiễm môi trường, hướng các tồ chức, cá nhân được phép hoạt động khai thác khoáng sản tuân thủ đúng theo quy định cùa pháp luật.

2.2.2. Các quy định về cấp phép khai thác khoáng sản

Theo quy định tại Điều 53, 54 Luật khoáng sản 2010 sửa đổi, bồ sung năm 2018 quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực khơng có tổ chức, cá nhân đang thăm dị, khai thác khống sản hợp pháp và khơng thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khống sản quốc gia; đồng thời khơng chia cắt khu vực khống sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

Dự án đầu tư khống sản phải có phương án sừ dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp. Đối với khống sàn độc hại cịn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng vãn bản, có báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường, có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khống sản. Ngồi ra, giấy phép khai thác khống sản có nội dung sau: Tên tổ chức, cá nhân khai thác khống sản, loại khống sản, địa điếm, diện tích khu vực khai thác khống sản, trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản, thời hạn khai thác khoáng sản, nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Như vậy, quy định và điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhàm nâng cao chất lượng, tránh tùy tiện trong thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dị, khai thác khống sản, đồng thời lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm đế cấp phép.22

2.2.3. Các quy định về ký quỹ bảo vệ mơi trường trong khai thác khống sản

Quỹ bảo vệ mơi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo

22 [57]

vệ môi trường. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Mơi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tố chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Quỳ Bảo vệ môi trường địa phương do ủy ban Nhân dân các tinh, thành phố thuộc Trung ương thành lập và Quỳ Bảo vệ môi trường Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) do Thủ tướng Chính phũ thành lập (sau đây gọi tắt là Quỳ Bảo vệ môi trường). Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại các Quỹ Bảo vệ môi trường.

Ký quỹ bảo vệ môi trường là việc cá nhân hay tổ chức trước khi tiến hành hoạt động sản xuất hay kinh doanh được xác định là gây ra những thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (gọi chung là tiền) vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đàm bão thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động sân xuất hay kinh doanh gây ra theo quy định của pháp luật. Những lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thường sử dụng hình thức kí quĩ mơi trường là khai thác khống sản, khai thác rừng hay một số các nguồn tài nguyên khác mà việc khai thác đó địi hỏi phải có phục hồi lại những mất mát của các thành phần môi trường.23

Nghị định sổ 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định khái niệm ký quỳ bảo vệ môi trường như sau: “Ký quỳ cài tạo, phục hồi môi trường là việc tố chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỳ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỳ bảo vệ môi trường địa phương đế bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đổi với hoạt động khai thác khoáng sản”. Theo cách định nghĩa này, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chỉ áp dụng đổi với hoạt động khai thác khống sản. Trong Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020, khái niệm ký quỳ bảo vệ môi trường không chỉ áp dụng riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Luật đã quy định chung về khái niệm ký quỹ bảo vệ môi

23 [58]

trường như sau: “Ký quỳ bảo vệ môi trường nhăm bảo đảm các tô chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính họ”. Hoạt động khai thác

khoáng sản được đánh giá là hoạt động nhạy cảm với mơi trường. Vì hoạt động này làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên không thề tái tạo và để lại những hệ lụy rất lớn về môi trường ở khu vực khai thác, khu vực xung quanh. Vì vậy, pháp luật cùa nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định đây là hoạt động cần thực hiện ký quỳ bão vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động

khai thác khống sản phải thực hiện ký quỳ bảo vệ mơi trường.24

Nhà nước đã quan tâm xây dựng, ban hành những quy định pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khống sán. Theo đó, chúng ta đã có khá đầy đủ những quy định pháp luật về hoạt động này. Những quy định này tập trung trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khống sản; Thơng tư sổ 08/2017/TT-BTC ngày 24/01/2017 hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỳ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khống sản tại Quỹ bảo vệ mơi trường; Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản...

Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật kể trên đã chỉ rõ những nội dung chủ yếu của pháp luật về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sàn, bao gồm: Đối tượng phải ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường; Trình tự, thủ tục ký quỳ cải tạo, phục hồi môi trường; số tiền phải ký quỹ cãi tạo, phục hồi môi trường; Cơ quan quản lý nhà nước về ký

24 [59]

quỳ cải tạo, phục hơi mơi trường. Như vậy, chúng ta đã có một khung pháp lý tương đối đầy đủ về ký quỳ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Đây là cơ sờ quan trọng để các chủ thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu những quy định pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, tác giả thấy có một số bất cập như sau:

Thứ nhất, việc sử dụng khái niệm chưa thống nhất trong các văn bản quy

phạm pháp luật. Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 sử dụng khái niệm “ký quỹ bảo vệ môi trường” nhưng trong văn bản dưới luật như Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 sử dụng khái niệm “ký quỷ cải tạo, phục hồi môi trường”. “Bảo vệ môi trường” được hiểu bao gồm tất cả các hoạt động phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm ô môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; “Cải tạo, phục hồi môi trường” được hiểu là những hoạt động xử lý tình trạng môi trường bị ô nhiễm. Như vậy, khái niệm “báo vệ môi trường” rộng hơn khái niệm “cải tạo, phục hồi mơi trường”. Bởi vì, sau khi khai thác khống sản, chủ dự án phải thực hiện những hoạt động bao gồm cả cải tạo, phục hồi môi trường do hoạt động

khai thác khoáng sản gây ra và đồng thời cũng có ý nghĩa trong phịng ngừa ơ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)