Thực tiễn giải quyết TCLĐTT về quyền trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69)

phố Hà Nội

2.2.1. Khái quát về tĩnh hình tranh chấp lao động tập thể trên địa bàn Hà Nội

* Tỉnh hình kỉnh tế xã hội

Trong thời gian BLLĐ 2019 có hiệu lực đến tháng 9.2021, trên địa bàn TP Hà Nội lại liên tiếp xày ra dịch bệnh khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng của, hàng trăm nghìn người lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, bằng sự đồng cảm, sẻ chia, hồ trợ từ phía Nhà nước cũng như sự đồng thuận từ các bên trong thời gian này, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP Hà Nội tương đối ổn định. Theo LĐLĐ Thành phố Hà

Nội, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố cơ bản vẫn được duy trì ổn định. Qua cơng tác tun truyền, vận động của tổ chức Cơng đồn, đa số đoàn viên, người lao động đã nhận thức và chia sẻ với khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đồn viên và người lao động vẫn có nhiều lo lắng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, đời sống. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COV1D-19 và thực

hiện giãn cách xã hội kéo dài, đã có 399 doanh nghiệp phải dừng hoạt động; 1.719 doanh nghiệp sàn xuất cầm chừng; 80.996 người lao động mất hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm sút [59].

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng 9

và 9 tháng đâu năm tại Hội nghị trực tuyên giao ban công tác quý 3 và 9 tháng đầu năm 2021 diễn ra ngày 1-10, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội Đồ Anh Tuấn cho biết GRDP quý 3-2021 ước giảm 7,02% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hường nặng nề từ đại dịch COVID-19 bùng phát, nhất là khu vực dịch vụ và các ngành cơng nghiệp, xây dựng.

Tính chung 9 tháng năm 2021, GRDP của thành phố tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2020 (6 tháng đầu năm tăng 5,85%; quý 3 giảm 7,02%). Tăng trưởng GRDP 9 tháng năm nay đạt mức thấp so với kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2020 và so với cả nước (tăng 1,42%), chủ yếu do quý 3 giảm mạnh vì

ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. [61]

* Tình hình tranh chấp lao động

Theo thống kê Báo cáo cơ sở của Bộ lao động thương binh & xã hội các cuộc đình cơng xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu do tranh chấp lao động tập thể về quyền (2.538 vụ chiếm 14.05%) và Tranh chấp lao động về cả quyền và lợi ích (77 vụ chiếm 4.26%) [54]. số vụ đình cơng xuất phát từ nguyên nhân có TCLĐTT về quyền nói chung phân bổ

khá đồng đều giữa các ngành, nhiều nhất có thể kể đến như: Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với 305 vụ, Vận tải kho bãi 300 vụ. số cuộc đình cơng xuất phát từ nguyên nhân có TCLĐTT về cả quyền về lợi ích chỉ tập trung vào một số ngành như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 45 vụ,

công nghiệp chế biến chế tạo với 32 vụ.

Báo cáo tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào

ngày 31/3/2021 của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội, ông Hà Đông, Trưởng Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết: Từ năm 2016 đến 2020, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã xảy 28 vụ tranh chấp lao động tập thể [60]. Các cấp Cơng đồn đã phối hợp với cơ quan Cơng an,

Ban quản lý các khu Công nghiệp và Chê xuât, UBND các quận, huyện chủ động tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình, tổ chức đối thoại, kịp thời giải quyết vụ việc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo đảm quyền và lọi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Từ kết quả thống kê có thể nhận thấy tranh chấp lao động tập thể về quyền diễn ra rất phổ biến trong khi đó lại chỉ thể hiện dưới hình thức đình cơng trái pháp luật và thực tế các TCLĐTT về quyền nói riêng và TCLĐTT nói chung được tiến hành hợp lệ thơng qua các thủ tục luật định lại vơ cùng ít.

Từ những số liệu phân tích trên có thể thấy thực tiễn giải quyết TCLĐTT về quyền trên địa bàn TP Hà Nội đang diễn ra một cách khó khăn và khơng theo đúng trình tự, thủ tục luật định do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, là quy định pháp luật hiện hành có nhiều thay đổi khiến người lao động chưa cập nhật kịp thời các quy định. Ví dụ việc điều chỉnh thời hiệu giải quyết TCLĐTT về quyền hay việc bổ sung thêm chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐTT về quyền là những quy định mới nhưng NLĐ hay tập thế đại diện người lao động chưa nắm được thông tin nên giải quyết không hiệu quả.

Hai là, tâm lý người lao động là giải quyết qua bên thứ ba sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc nên họ chỉ tiến hành thương lượng, nếu thương lượng khơng thành thì tiến hành những biện pháp nóng vội như ngừng việc tập thể, đình cơng bất hợp pháp. Lúc này, để đảm bảo doanh nghiệp không bị dừng hoạt động, NSLĐ buộc phái thương lượng lại với NLĐ (có thể hai bên tự thương lượng hoặc có sự hướng dần kịp thời của tổ cơng tác chuyên ngành) và tranh chấp lại dừng lại.

Ba là, các bên trong tranh chấp chưa thực sự tin tưởng vào các biện pháp mà bên thứ ba như cơ quan hòa giải, trọng tài đưa ra do các biện pháp thiếu tính thực tiễn, nặng về lý thuyết. Đồng thời họ không yên tâm về sự công bằng trong việc nhờ bên thứ ba hòa giải, giãi quyết tranh chấp

Vì những nguyên nhân đã đặt ra những thách thức lớn trong quá trình xây dựng quy định pháp luật và giáo dục, phổ biến pháp luật. Luận văn đề xuất việc xây dựng pháp luật chú trọng vào một số nội dung chính như sau:

Một là: xây dựng một cơ chế hòa giải, trọng tài một cách chuyên nghiệp, có các cán bộ hoạt động chuyên trách, trung lập đế đảm bảo tính kịp thời, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tạo thành một tiền lệ, tạo sự tin tưởng và là sự lựa chọn lí tưởng cho các bên.

Hai là: Đào tạo, giáo dục, bổ sung kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động mà trước tiên là cơng đồn, tổ chức đại diện người lao động một cách thường xuyên để họ có hướng đi đúng đắn trong q trình thương lượng cũng như tiến hành các thủ tục giải quyết TCLĐTT về quyền nếu thương lượng không thành.

2.2.2. Những kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật vềgiải quyết tranh chấp LĐTT về quyền trên địa bàn Hà Nội giải quyết tranh chấp LĐTT về quyền trên địa bàn Hà Nội

Số liệu thống kê thực tiễn chỉ ra rằng kể từ khi BLLĐ năm 1994 có hiệu lực cho đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội cũng như cả nước khi TCLĐTT về quyền xảy ra, mặc dù pháp luật đã có quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết nhưng hầu như các TCLĐTT về quyền chỉ trải qua bước thương lượng. Nguyên nhân xuất phát từ chính cơ chế giải quyết TCLĐTT về quyền do pháp

luật quy định hiện hành chưa thực sự đi vào đời sống. Hầu hết các TCLĐTT về quyền không được giải quyết kịp thời dần đến các hành động công nghiệp, trái quy định, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của khu vực, chẳng hạn: BLLĐ hiện hành quy định hòa giài tại HGVLĐ là thủ tục bắt buộc đối để giãi quyết mọi TCLĐTT về quyền. HGVLĐ là chủ thể đóng vai trị quan trọng trong quá trình giải quyết TCLĐTT về quyền, là cơ chế xây dựng trên nguyên tắc hoà giải, tự nguyện, tôn trọng quyền các bên khi việc tranh chấp khơng ánh hưởng đến lợi ích Nhà nước giúp cho cơ chế giải quyết TCLĐTT về quyền thực hiện nhanh chóng và khơng tốn kém về chi phí.

Tuy nhiên, việc giải quyêt TCLĐTT vê quyên tại HGVLĐ không hiệu quả bởi pháp luật không quy định rõ cơ chế hoạt động của HGVLĐ. Rất nhiều địa phương xây dựng đội ngũ HGVLĐ nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng đội ngũ HGVLĐ mà chưa biết quản lý, sử dụng, vận hành. Trên địa bàn Hà Nội, tại thời điểm năm 2019, Chủ tịch TP Hà Nội đã bổ nhiệm 114 HGVLĐ [45], tuy nhiên hoạt động của HGVLĐ đa số là kiêm nhiệm nên mặc dù đáp ứng các tiêu chuẩn trở thành hoà giải viên xong đội ngũ HGVLĐ vẫn còn nhiều yếu kém về chuyên môn cũng như thiếu kinh nghiệm. HGVLĐ chỉ thực sự được giải quyết TCLĐTT về quyền tại những địa bàn nhiều Doanh nghiệp, khu cơng nghiệp phía Nam như: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Theo số liệu thống kê của Trung tâm hồ trợ phát triển quan hệ lao động, tính đến tháng hết 10 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn TP Hà Nội, Hoà giãi viên lao động chưa từng tiếp cận và tiến hành hồ giải một TCLĐTT nói chung hay TCLĐTT về quyền nói riêng. Đối với TCLĐTT về quyền, HGVLĐ gần như chỉ tham gia trong vai trò cùa thành viên tổ cơng tác liên ngành giải quyết các cuộc đình cơng khơng theo trình tự, thủ tục luật định [44].

Đa phàn các TCLĐTT ở Việt Nam có nhiều NLĐ tham gia, thể hiện ra bên ngồi dưới hình thức là đình cơng. Điều này xuất phát từ thực tế: khi TCLĐTT về quyền bắt đầu phát sinh, nhóm NLĐ tiến hành địi hỏi quyền lợi nhung khơng được sẽ lập tức lâm vào bế tắc. Khi NLĐ cho rằng quyền của mình bị xâm phạm, chưa được làm rõ sẽ lựa chọn ngừng việc tập thế để tạo áp lực lên NSDLĐ, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Doanh nghiệp, ép buộc Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hoặc có sự giải thích hợp lệ. Đứng trước nguy cơ xảy ra đình cơng các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước cấp tình và cấp huyện đã có các giải pháp kịp thời để ngăn chặn đình cơng. Các đồn cơng tác do UBND cấp huyện thành lập (sau đây gọi chung là tổ công tác liên ngành). Thành phần của các tố công tác này bao gồm đại diện từ cơ

quan quản lý nhà nước vê lao động, Cơng an, đại diện cơng đồn và đại diện NSDLĐ. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ cơng tác là ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn lao động tại doanh nghiệp, nơi địa bàn xảy ra đình cơng, thực hiện chức năng hòa giải các bên cũng như đề nghị phương án giải quyết giúp các bên thương lượng, thỏa thuận nhằm nhanh chóng ổn định kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ; nếu phát hiện thấy có vi phạm thì tổ cơng tác lập biên bản, cơ quan lao động tham gia tổ công tác đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện, Chánh thanh tra Sở LĐTB&XH hoặc

Chủ tịch UBND thành phố xem xét và giải quyết.

Tổ công tác sau khi được thành lập sẽ chủ động xuống doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp khi nhận được thơng báo về vụ đình cơng từ cơng đồn cơ sở, UBND địa phương hoặc công an địa phương. Quan điểm của tổ công tác khi giải quyết vụ việc là ưu tiên thuyết phục bằng mọi cách người lao động quay trở lại làm việc, đảm bảo an ninh trật tự và tránh tình trạng lây lan đình cơng. Tổ cơng tác sẽ tổ chức một cuộc họp với những người lao động tham gia đình cơng để xem yêu cầu, nguyện vọng từ phía họ. Sau đó, tổ cơng tác sẽ lựa chọn những u cầu chính đáng và trình bày lại với người sử dụng lao động để tìm kiếm giải pháp. Các cuộc đối thoại giữa NSDLĐ với tổ đàm phán thường được tiến hành mà khơng có sự tham gia của đại diện NLĐ.

Từ những ưu điểm trong q trình giải quyết TCLĐTT về quyền thơng qua tổ công tác liên ngành, LĐLĐ TP Hà Nội vừa có Quyết định 173/QĐ- LĐLĐ thành lập Tổ cơng tác phối hợp giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tồ cơng tác do Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng là tổ trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Thường vụ, Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội thiết lập kênh thông tin thường xuyên, liên tục, thơng suốt đế chủ động nắm tình hình quan

hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn; xây dựng quy trình, kịch

bản, các phương án ứng phó khi xảy ra tranh châp lao động, ngừng việc tập thể trinh Thường trực LĐLĐ TP phê duyệt theo quy định. Bên cạnh đó, tổ cơng tác có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội phối hợp giải quyết các vụ ngừng việc tập thế theo quy định của pháp luật và hướng dần. Ngồi ra, tổ cơng tác cịn hồ trợ Cơng đoàn cấp trên

trực tiếp cơ sở, Cơng đồn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động, hòa giải viên lao động, các cơ quan liên quan giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, người lao động.

Chính vì việc giải quyết TCLĐTT về quyền khơng đi theo trình tự, thủ tục luật định do thủ tục phức tạp và khó đạt được mục đích của NLĐ nên• •• • JL• X•••

NLĐ lựa chọn ngừng việc tập thế, đình cơng trái pháp luật để gây áp lực lên NSDLĐ. Việc thay đồi hình thức này đã đặt ra hai vấn đề lớn về việc đánh giá

lại hiệu quà của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo về quyền và lợi ích của NLĐ, hai là xem xét những biến tướng của quá trình giải quyết những yêu sách của NLĐ khi lựa chọn ngừng việc tập thể để giải quyết TCLĐTT về quyền. Xét về lâu dài cách thức giải quyết TCLĐTT về quyền thông qua Tổ cơng tác liên ngành chứa đựng nhiều rủi ro vì mục đích chỉ đạt được trước mắt, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ vẫn cứ âm ỉ, cứ tiếp tục, không được giải quyết một cách triệt để. NSDLĐ sẽ phải chịu nhiều tổn thất lớn do sản xuất bị ngừng trệ. Mặt khác, với phương thức giải quyết tranh chấp kiểu tình thế nêu trên sẽ khuyến khích NLĐ thực hiện đình cơng vì sau đình cơng NLĐ hầu như khơng mất gì. Đình cơng kết thúc, lợi ích cùa tập thể NLĐ được đáp ứng thậm chí cịn tăng thêm, làm cho tập thể lao động lại càng có thêm động lực tiếp tục đình cơng đồng thời làm suy yếu vai trị của tổ chức cơng đồn cơ sở, vơ hiệu hóa các thiết chế đối thoại, thương lượng và thiết chế hòa giải theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thế hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội cho chúng ta thấy, hiện nay đang tồn hai hệ thống tranh chấp tập thể và giải quyết tranh chấp tập thể. Một là hệ thống quy định trong luật và hai là hiện tượng ngừng việc bất họp pháp và cách giài quyết ngừng việc khơng chính thức của chính quyền địa phương như đã phân tích nêu trên. Đây chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tập thể lao động có xu hướng nóng vội, lựa chọn phương thức giải quyết TCLĐTT thơng qua đình cơng. Đình công được xem như là một phương thức để giải quyết TCLĐTT khi các biện pháp khác không thành.

Hiện tượng đình cơng thực chất khơng phải là hiện tượng xấu mà đó là quy luật phát triển tự nhiên của QHLĐ. Điều đáng lưu ý là tất cả các cuộc đình cơng của tập thế NLĐ đều diễn ra tự phát, khơng đúng quy trình và khơng do cơng đồn cơ sở lãnh đạo. Do đó, tất cả các cuộc đình cơng ở Việt Nam đều trái pháp luật và có xu hướng gia tăng, trở thành mối nguy hiểm đe dọa sự phát triển cùa nền kinh tế xã hội quốc gia nói chung và QHLĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)