Kỹ năng áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54)

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước và tồ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền để xác định sự thật khách quan, phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay khơng có căn cứ, tính hợp pháp hay khơng hợp pháp nhằm cụ thể hóa những quy phạm pháp luật về đất đai vào các tranh chấp đất đai cụ thể bằng các văn bản, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân,

góp phần ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết nội bộ trong nhân dân. [23, tr 137]

2.1.4.1. Phân tích,đánh giả đúng, chínhxáccácđiểukiện, hồn cánh,

tình huống vụviệc

Đây là bước quan trọng để áp dụng pháp luật chính xác. Nếu phân tích, đánh giá các điều kiện, hồn cảnh tình huống vụ việc khơng đúng, khơng chính xác, tức là không xác định được bản chất pháp lý của tình huống thì tồn bộ q trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây hậu quả pháp lý, xã hội khơn

lường. Trên cơ sở đánh giá tình huống vụ việc, cần phải xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời với việc chuẩn bị về nội dung cần xác định thuận lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thế xảy ra cản trở quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Giai đoạn đầu trong áp dụng pháp luật đòi hỏi cần chuẩn bị một

phương án chi tiêt, tỉ mỉ cả vê nội dung và hình thức cũng như phương thức, lịch trình tiến hành, về nguyên tắc, chỉ khi khắng định được hồn tồn có cơ

sở và đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng pháp luật trên thực tế mới cho phép chuyển sang giai đoạn sau. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoặc không cần thiết phải áp dụng pháp luật thì các chù thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc chấm dứt việc áp dụng pháp luật đối với vụ việc.

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần xem xét một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả những tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan; xác định đặc trưng pháp lý của vụ

việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan; xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc và tuân thủ các thủ tục hành chính, tư pháp trong suốt quá trình xem xét vụ việc. Cần phân tích kỹ lưỡng các tình tiết vụ việc, tiếp đó, lựa chọn các quy phạm pháp luật cụ thế để giải quyết vụ việc. Người áp dụng pháp luật phải làm sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật được lựa chọn đế đảm bảo áp dụng đúng pháp luật. [23, tr 148]

2.1.4.2.Lựa chọn quy định pháp luậtphù hợp vàphântích làm rõ nội

dung, ýnghĩacủa quyphạm pháp luật đoi với vụviệc cần áp dụng

hai loại quy phạm pháp luật cùng có liên quan đến việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật, đó là quy phạm nội dung và quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục. Các quy phạm nội dung xác định nội dung càn áp dụng, điều chỉnh pháp luật, về nguyên tắc, cần phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. cần làm rõ quy phạm pháp luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tó nội dung của quy phạm pháp luật đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh nhận tức về nội dung của quy phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Các quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục có nhiệm vụ quy định trình tự, thủ tục của quy trình áp dụng pháp luật.

Trên thực tê, việc lựa chọn quy pháp pháp luật có thê xảy ra các khả năng như sau:

- Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu đế làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Đây là điểu thuận lợi cho chủ thể có thẩm quyền, giúp họ có thể dễ dang xác định được cơ sở pháp lý để sớm ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật.

- Có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra cách giải quyết khác nhau. Thực tiễn pháp lý có cách giải quyết đối với tình huống này bằng việc lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và lựa chọn quy phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, các giải quyết này cũng khó có thể thỏa mãn trường họp: Quy phạm pháp luật ban hành trước có giá trị pháp lý cao hơn nhưng lại khơng cịn phù họp với điều kiện thực tế. Ngược lại quy phạm pháp luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp nhưng lại phù hợp với thực tế. Vậy việc áp dụng quy phạm pháp luật nào? Neu áp dụng quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao horn thì khơng có hiệu quả thực tế vì khơng đủ điều kiện cho phép. Trong khi đó, việc áp dụng quy phạm pháp luật ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn quy phạm pháp luật ban hành trước. [23, tr 150]

2.1.4.3.Quyếtđịnhápdụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu trong các quy phạm pháp luật thành những quy định cụ thế, các biệt. Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. [23, trl51]

Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành ra phải đảm bảo tính khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung và hình thức. Sự

phù hợp của quyêt định áp dụng pháp luật được đưa ra cân phải xem xét cả ở hai khía cạnh là pháp lý và thực tế. Theo đó, mức độ cá thể hóa càng chi tiết,

sát thực tế vè nội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp luật càng chính xác, hiệu quả. Quyết định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng pháp luật nếu được ban hành kịp thời, đúng đắn thì sẽ bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũa mình. Ngược lại, quyết định áp dụng pháp luật sai trái cũng có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích họp pháp của cá nhân, tố chức và cộng đồng.

Những trường hợp quyết định áp dụng pháp luật ban hành khơng đúng hình thức có thế gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc, ban hành khơng đúng thủ tục có thể làm nội dung quyết định khơng chính xác, thiếu khách quan. Khơng ít trường hợp quyết định áp dụng pháp luật được khơng đúng thủ tục, khơng có hiệu lực pháp lý.

Quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện pháp luật, cũng là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tồ chức, cá nhân ban hành quyết định, văn bản để kiểm tra, giám sát sự tuân thù pháp luật của các đối tượng có liên quan.

Có thểminh họa cho kỹnăngáp dụng phápluật trongthực tiền qua

tìnhhuống cụ thể sau đây:

Cụ Phạm Thị B có địa chỉ tại thơn K, xã H, huyện T nhận chuyển nhượng 02 gian nhà ngói trên diện tích đất 104,5m2 của ơng D người cùng thôn; hai bên đã viết “Giấy nhượng nhà”, giấy đã được cán bộ Địa chính xã và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã H ký xác nhận ngày 23/4/1996. Đến tháng 3

năm 2003, cụ Phạm Thị B đã chuyên nhượng thừa đât mua của ông D năm 1996 cho vợ chồng ông Định người cùng thôn. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ Phạm Thị B và vợ chồng ông Đ diễn ra tại nhà bà Trịnh Thị N (con gái cụ Bùn); giấy nhượng nhà đất được viết thành 02 bản. Vợ chồng

ông Đ đã trả đù cho cụ Phạm Thị B 20 triệu đồng; lúc làm giấy tờ mua, bán và giao, nhận tiền có sự chứng kiến của anh T - người làm nghề xe ôm ở cùng xã. Đến tháng 6 năm 2003, vợ chồng ông Đ đã được ủy ban nhân dân huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tháng 10 năm 2014, vợ chồng ông Đ đã chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất trên cho bà Vũ Thị D thường trú tại thôn 11 cùng xã. Tháng 01 năm 2015 bà Vũ Thị D đã được Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, bà D đã xây nhà ở 02 tầng kiên cố và các cơng trình khác trên tồn bộ diện tích đất nhận chuyển nhượng của vợ chồng ông Đ.

Năm 2013, sau khi bà Phạm Thị B chết, ông Trinh Xuân s (con của bà B) có đơn khiếu nại gửi ủy ban nhân dân huyện T với nội dung: Mẹ ông, cụ Phạm Thị B không bán nhà cho vợ chồng ơng Vũ Văn Đ năm 2003 vì lúc đó cụ đang bị tai biến mạch máu não, việc mua bán này là do chị gái ông thực hiện; giấy tờ mua bán nhà giữa mẹ ông với vợ chồng ơng Đ khơng có chữ ký xác nhận của cán bộ địa chính và đóng dấu của chính quyền địa phương; đồng thời, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Vũ Văn Đ khơng có xác nhận cùa người làm chứng, ký giáp ranh và xác nhận của

cán bộ địa chính, chính quyền địa phương.

Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện T đã thụ lý, thực hiện việc xác minh, tổ chức đối thoại và ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (sau 01 năm kể từ ngày thụ lý) với nội dung: Việc cấp Giấy chứng nhận cho vợ chồng ơng Đ có sai sót về trình tự, thủ tục và hồ sơ; tuy nhiên không thu hồi Giấy

chứng nhận đã câp cho vợ chông Đ với lý do nhà nước không thu hôi Giây chứng nhận đã cấp trái pháp luật nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật đất đai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của ủy ban nhân dân huyện T, ơng Trịnh Xn s có đơn khiếu nại lần hai đến Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố.

Đối chiếu với quy trình áp dụng pháp luật nêu trên có thể phân tích việc thực hiện như sau:

- Trong bước phân tích, đánh giá đúng, chính xác các điều kiện, hồn cảnh tình huống cơng việc: Băn chất vụ việc này là tranh chấp trong nội bộ gia đinh giữa ông s và các chị, em ruột về quyền lợi khi mẹ ông chuyến nhượng thửa đất của mẹ ông cho người khác. Người thực hiện công việc của ủy ban nhân dân huyện T đã không thực hiện đúng nội dung bước này, chưa đánh giá đúng nội dung nên đã tham mưu, đề xuất Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện T thụ lý, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 là không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

- Trong bước lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng:

Tình huống nêu trên, việc giải quyết khiếu nại đã không căn cứ vào các quy định pháp luật, cho thấy việc lựa chọn quy phạm pháp luật chưa hiệu quả, không đúng; cụ thể như sau:

+ Vê thâm quyên giải quyêt: Mặc dù trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, cơ quan xác minh đã xác định được bản chất vụ việc là tranh chấp quyền lợi liên quan đến đất đai; tuy nhiên vẫn tham mưu, đề nghị Chủ tịch ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ về thời hạn giải quyết khiếu nại: Theo quy định của Điều 28 của Luật Khiếu nại năm 2011 thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Sau 01 năm, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện T mới ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại là không đúng quy định nêu trên.

+ về nội dung giải quyết khiếu nại: Trong nội dung của Quyết định giải quyết khiếu nại không kết luận việc khiếu nại của ông s là đúng hay sai, chỉ đưa ra biện pháp để xử lý đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho vợ chồng ông D là không đúng quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Bước quyết định áp dụng pháp luật:

Trong tình huống này, việc áp dụng pháp luật được thể hiện ở các Quyết định và các hành vi sau: Hành vi thụ lý khiếu nại, tổ chức đối thoại với ông S; Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại của ông s và Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của ông s.

2.2.Thựctiễn thực hiện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giảiquyết tranhchấpđất

đai tại thành phổ Hải Phịng

2.2.1.Những kết quả đạtđược

Nhìn chung, việc thực hiện các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp công dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

trên địa bàn thành phơ Hải Phịng thời gian qua đã đạt được những kêt quả quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân. Các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố đã tuân thủ các quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện các kỳ năng trong giải quyết tranh chấp đất đai, làm rõ yêu cầu của công dân trong vụ việc, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện tốt phương châm kiên trì hịa giải đúng pháp luật trong q trình giải quyết, giúp cho việc giải quyết vụ việc nhanh chóng, dứt điểm, đảm bảo cơng dân được đón tiếp tận tình, chu đáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường đồn kết trong mồi gia đình và cộng đồng dân cư. số lượng các vụ việc tranh chấp đất đai được các cơ quan hành chính hịa giải thành chiếm tỷ lệ đáng kể. Năm 2018 và năm 2019 tỷ lệ hòa giải thành chung cùa các ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 40%, có nhiều xã, phường có tỷ lệ hịa giải thành trên 50% trong tổng số các vụ việc [28; 29].

Tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai.

Phương án, biện pháp giải quyết tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, chất lượng giải quyết được nâng cao đã góp phần trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai,

Một phần của tài liệu Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tiếp dân liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai tại thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)