BLTTHS năm 2015 yêu cầu nội dung của đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị theo thú tục phúc thẩm phải có lý do kháng cáo, lý do, căn cứ kháng nghị (điểm c khoản 2 Điều 332, điểm d khoản 2 Điều 336). Tuy nhiên BLTTHS năm 2015 lại không quy định cụ thể căn cứ kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thực tiễn xét xử cho thấy, bị cáo, bị hại và các đương sự có kháng cáo khi họ nhận thấy quyền và lợi ích của mình hoặc của người mà minh đại diện, bảo vệ không được đảm bảo.Thông thường, bị cáo và người đại diện của họ kháng cáo với mục đích xin giảm nhẹ hình phạt, thay đổi tội danh nhẹ hơn, giảm mức bồi thường thiệt hại... Bị hại, người đại diện của họ thường kháng cáo với mục đích u cầu tăng hình phạt, thay đồi tội danh nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại,...
Đối với cãn cứ kháng cáo,người tham gia tố tụng có thể thực hiện quyền kháng cáo theo đánh giá chủ quan của họ, tức là dù bản án sơ thấm đã đúng pháp luật nhưng người tham gia tố tụng không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm thì họ có thể kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại. Tuy nhiên khác với kháng cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát đối với băn án, quyết định sơ thẩm không thể tùy thuộc vào ý muốn chủ quan mà phải có căn cứ pháp luật.
Ví dụ như trong vụ án Lê Trọng Huỳnh, sinh năm 1996, trú tại thôn Trung Hưng, xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh, tĩnh Hà Tĩnh phạm tội Tàng trữ’ trái phép chất ma túy.Bản án hình sự sơ thẩm số 96/2020/HS-ST ngày 26/11/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Lê Trọng Huỳnh phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, xử phạt Huỳnh 18
tháng tù giam. Bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Tại phiên tịa phúc thẩm, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra công khai và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án. Do vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giữ nguyên mức hình phạt 18 tháng tù giam đối với bị cáo Lê Trọng Huỳnh. Qua ví dụ thực tế trên có thể thấy, kháng cáo thường mang tính chất chủ quan của người kháng cáo, chủ yếu mang mục đích đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình hoặc của người mà mình đại diện, bảo vệ. Vậy nên khi xét xử phúc thấm, Tòa án phúc thẩm cần nghiên cứu, đánh giá chính xác tính chất, mức độ của hành vi phạm tội để đưa ra phán quyết khách quan nhất.
BLTTHS năm 2015 không quy định căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tại một điều luật cụ thể nào mà chỉ thông qua một số điều luật quy địnhvề nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đe xác định căn cứ kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm như: “oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tóz”(điểm d khoản 1 Điều 266); “có vi phạm pháp luật nghiêm trọng vê thủ tục tô tụng ”r (khoản 5 Điều 267). Như vậy, VK.S kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm khi có căn cứ bản án, quyêt định đó của Tịa án có oan, sai, bở lọt tội phạm, người phạm tội hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thú tục tố tụng. So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã gián tiếp chỉ ra trường hợp bản án, quyêt định sơ thâm của Tòa án bị VKS kháng nghị. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 37 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tổi cao) (sau đây gọi tắt là Quy chế thực hành quyền công tố và kiềm sát xét xử). Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thâm khi có một trong những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, việc điều tra, xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm khơng đầy đủ dẫn đến đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án. Tại phiên tịa, HĐXX đã không xem xét, hoặc xem xét chưa triệt đểvấn đề phải chứng minh trong vụ án hình
sự được quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015. Việc điều tra, xét hỏi công khai tại phiên tịa khơng đầy đủ sẽ dẫn đến việc bản án, quyết định sơ thấm đánh giá khơng đúng tính chất của vụ án, từ đó gây oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Thứ hai, Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan cùa vụ án. Đó là khi, kết luận trong bản án, quyết định sơ thấm không phù hợp với các chứng cứ, tài liệu đã được điều tra, xác minh tại phiên tịa, khơng phản ánh đúng đắn bản chất của việc phạm tội.
Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của BLHS, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác. Bản án, quyết định sơ thấm có vi phạm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc làm thay đồi bản chất vụ án, “hậu quả giải quyết vụ án của Tịa án khơng đủng với quy định của pháp luật’’ [45, trl9], xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Xác định bản án hoặc quyết định sơ thẩm có vi phạm trong việc áp dụng các quy định BLHS, BLDS và các văn bản pháp luật khác là căn cứ để kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Thứ tư, thành phần HĐXX sơ thẩm khơng đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Thành phần HĐXX vi phạm Điều 254 BLTTHS năm 2015 hoặc thù tục tố tụng có thực hiện khơng đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc
làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.
Qua thực tiễn cho thấy các căn cứ kháng nghị này là phù hợp, tuy nhiên vẫn chỉ là quy định mang tính chất nội bộ của ngành Kiểm sát nên trên thực tể có nhiều trường hợp chưa có cách hiểu thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật.