Thủ tục và hình thức kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Một phần của tài liệu Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà giang) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44)

“Thủ tục của khảng cảo, kháng nghị phúc thẩm là cách thức theo quy định của pháp luật đê thực hiện việc kháng cáo, khảng nghị”[\9, tr42].Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phải được thực hiện bằng những thủ tục, hình thức nhất định theo quy định của pháp luật mới được coi là kháng cáo, kháng nghị hợp lệ.

2.4.1. Thủ tục và hình thức kháng cáo

Điều 332 BLTTHS năm 2015 quy định chủ thể thực hiện quyền kháng cáo theo hai hình thức là đơn kháng cáo và trình bày kháng cáo trực tiếp với Tịa án. Thấm quyền tiếp nhận kháng cáo thuộc về cả Tòa án đã xét xử sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015, mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tiếp nhận kháng cáo dưới hình thức trực tiếp.

So với BLTTHS năm 2003 quy định người kháng cáo chi có thể trình bày trực tiếp với Tịa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Việc quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho người kháng cáo, bào đăm quyền và lợi ích của người kháng cáo được thực hiện.

Đối với hình thức đơn kháng cáo,nội dung của Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 332 gồm: thời gian làm đơn kháng cáo; họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; lý do và yêu cầu của người kháng cáo; chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Như đã phân tích về căn cứ của kháng cáo, trong đơn kháng cáo không yêu cầu người kháng cáo đưa ra căn cứ cho việc kháng cáo của mình mà chỉ cần nêu lý do của việc kháng cáo và u cầu của người kháng cáo

Đơi với hình thức kháng cáo trực tiêp với Tịa án,Tịa án tiêp nhận kháng cáo phải lập biên bán về việc kháng cáo. Biên bản về việc kháng cáo phải tuân thủ quy định về Biên bản theo Điều 133 BLTTHS năm 2015. Có thể hiểu biên bản về việc kháng cáo gồm có các nội dung như: địa điếm, thời gian lập biên bản,nội dung của kháng cáo, thành phần tham gia lập biên bản, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.Tuy nhiên Điều 133 chỉ quy định về Biên bản nói chung trong tố tụng hình sự chứ khơng quy định cụ thể biên bản kháng cáo trong trường hợp kháng cáo trực tiếp tại Tịa án phải có những nội dung gì, có cần phải trình bày lí do kháng cáo hay không?

Người kháng cáo khi nộp đơn kháng cáo hoặc trình bày trực tiếp có thể chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo bằng các chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có).Sau khi Tịa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.Bên cạnh đó, để

“bảo đảm quyền khảng cảo tối đa cho bị cảo’’ [51, tr33], khoản 1 Điều 332 BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp người kháng cáo là bị cáo đang bị tạm giam thì Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Tuy nhiên quy định này có điểm hạn chế là bị cáo chỉ được thực hiện quyền kháng cáo bằng đơn kháng cáo mà khơng được trình bày trực tiếp kháng cáo với Tòa án cấp sơ thấm đã xét xử vụ án hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Thủ tục kháng cáo được quy định tại Điều 334 BLTTHS năm 2015, cụ thể:sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bán về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của BLTTHS.Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tịa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338

BLTTHS. Trường họp đơn kháng cáo họp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tịa án cấp sơ thẩm phải thơng báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của BLTTHS nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tịa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đo vật (nếu có) để chứng minh lý do

nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Trường hợp người làm đơn kháng cáo khơng có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kế từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, VKS cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn. Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII BLTTHS năm 2015.

Khoản 1 của Điều 334 BLTTHS năm 2015 quy định Tòa án phải kiểm tra tính họp lệ của đơn kháng cáo tuy nhiên khơng có điều luật nào quy định về tính hợp lệ của kháng cáo. Đây là điểm bất cập của BLTTHS năm 2015 cần được hoàn thiện trong thời gian tới.

2.4.2. Thủ tục và hình thức kháng nghị

BLTTHS năm 2015 không quy định thủ tục kháng nghị tại một điều luật cụ thể . Tuy nhiên Điều 32 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử quy định: khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, Kiếm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo VKS cấp mình để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, sau khi kết thúc phiên tòa hoặc sau khi nghiên cứu bản án, quyết định sơ thẩm thì Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án nếu xác định có căn cứ để kháng nghị thì báo cáo đề xuất bằng văn băn với lãnh đạo Viện đề xem xét và quyết định việc kháng nghị.

Khác với kháng cáo có thê băng lời nói hoặc văn bản, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phải được thực hiện dưới hình thức văn bản là quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị tuân theo hình thức và nội dung, đúng thủ tục và thời hạn theo quy định cùa pháp luật là căn cứ phát sinh hiệu lực của kháng nghị. Tại khoản 2 Điều 336 BLTTHS năm 2015 quy định nội dung Quyết định kháng nghị của VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp phải ghi rõ lý do và căn cứ kháng nghị, những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định về đảnh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật hoặc về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm, yêu cầu cũa VKS về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định cùa pháp luật. Hình thức của Quyết định kháng nghị phải theo Mầu số 15/XP ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày

18/12/2017 của VKSND tối cao.

Như vậy, sau khi nhận được kháng cáo, kháng nghị hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ có kháng cáo, kháng nghị cho Tịa án cấp phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện hoạt động thụ lý vụ án và phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án (Điều 340 BLTTHS năm 2015). Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu, trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ

sung trước khi xét xử thì phải chuyển cho VKS cùng cấp (Điều 341 BLTTHS năm 2015).

2.5. Thòi hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

“Thời hạn kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự là khoảng thời gian cần thiết theo quy định của pháp luật để chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị”. [17, trl81

về thời hạn kháng cáo,Điều 333 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối

với bị cáo, đương sự văng mặt tại phiên tịa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niềm yết theo quy định của pháp luật.Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thấm là 07 ngày kể từ

ngày người cỏ quyền khảng cảo nhận được quyết định Quy định này đã phân biệt các trường hợp khác nhau có thời hạn kháng cáo khác nhau. Đối với người có mặt tại phiên tịa, việc kháng cáo được tính từ thời điểm tuyên án. Cịn những người khơng có mặt tại thời điểm Tịa tun án thì quyền kháng cáo được tính từ khi họ nhận được bản án, quyết định hoặc khi bản án quyết định được niêm yết.

Theo quy định tại Điều 262 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 10 ngày kế từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thấm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại; cấp bân sao hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ; trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 10 ngày, bản án phải được niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

Đe xem xét kháng cáo có được thực hiện trong thời hạn luật định hay không cần phải xác định ngày kháng cáo. Khoản 3 Điều 333 BLTTHS năm 2015“đã xác định cụ thê về ngày khảng cảo nhằm bảo đảm phù hợp” [21, tr39] đối với từng trường hợp.

Thứ nhất, trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính gửi. Ngày này được xác định là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì; do đó, khi nhận đơn kháng cáo gửi qua bưu điện, Tồ án phải kiểm tra ngày đóng dấu trên phong bì và lưu phong bi cùng với đơn kháng cáo để xác định ngày kháng cáo [06].

Thứ hai, trường hợp gửi đơn kháng cáo thông qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo chính là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn. Neu Ban giám thị trại tạm giam không ghi ngày nhận được đơn kháng cáo, thì Tồ án u cầu Ban giám thị trại tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo [06].

Thứ ba, trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thi ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhân được đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tịa án thì ngày kháng cáo là ngày Tịa án lập biên bân về việc kháng cáo.

về thời hạn kháng nghịquy định tại Điều 337 BLTTHS năm 2015: Kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án đối với bản án sơ thẩm; 07 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ thẩm đối với quyết định sơ thấm; Kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án đối với bản án sơ thẩm; 15 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ thẩm đối với quyết định sơ thẩm.

Thời hạn kháng nghị cùa VKS được tính từ ngày Tịa án tuyên bản án, quyết định sơ thẩm, việc kháng nghị của VKS có thể được thực hiện ngay mà khơng cần chờ đến khi nhận được bán án của Tòa án cấp sơ thẩm. Nếu quá thời hạn kháng nghị, VKS cùng cấp với tòa án cấp sơ thấm mới phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới thì phải đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm kèm theo các tài

liệu có liên quan như bản án, quyết định sơ thấm, biên bàn phiên tòa. Theo quy định của Điều 262 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho VKS cùng cấp, gửi bản án cho VKS cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Tòa án cấp

sơ thẩm giao, gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho VKS cùng cấp cịn chậm trễ nên khơng đù thời gian để Kiểm sát viên nghiên cứu và ban hành kháng nghị dẫn đến nhiều vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc khi phát hiện vi phạm thì khơng cịn thời gian kháng nghị, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi

ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Ngoài ra, Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định tại tiếu mục 4.1 mục 4 phần I của Nghị quyết hướng dẫn cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:

Thời điểmbắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tồ hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà.Trong trường hợp ngay trong ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định mà bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tồ có đơn kháng cáo ngay, thì Tồ án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo theo thủ tục chung.

Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng cùa thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bày, chủ nhật) hoặc ngày nghi lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Tuy nhiên,cácquy định trên bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế như sau: Thứ nhất, về thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm. Quy định của BLTTHS năm 2015 về vấn đề này tương đối rõ ràng, nghĩa là thời điềm này bắt đầu tính từ ngày tuyên án. Tuy nhiên quy định này lại bất hợp lý so với hướng dẫn của Nghị quyết số 05/2005/NQ-

HĐTP. Xét thây việc quy định thời điêm như BLTTHS năm 2015 trong nhiêu trường hợp sẽ bất lợi cho các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị do phiên tòa kết thúc muộn và việc tuyên án diễn ra gần như cuối ngày. Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể đó, nên có hướng dẫn hoặc quy định về thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị như Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP tính từ ngày đầu tiên sau ngày tuyên án là phù hợp.

Thứ hai, về thời hạn được quy định trong nhiều trường hợp không đảm bảo thời gian cho việc xem xét tiến hành kháng cáo, kháng nghị. Theo quy định tại khoản 1 Điều 262 BLTTHS 2015, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thấm phải giao, gửi bản án cho các chủ thể, đối tượng theo quy định, đồng thời quy định thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp). Neu như bản án được Tòa án giao gửi đúng trong thời hạn 10 ngày, như vậy chỉ còn 5 ngày để thực hiện việc kháng cáo, kháng nghị. Có thế thấy thời gian này là không đù để xem xét băn án, quyết định có kháng cáo, kháng nghị hay khơng. Đồng thời, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp cũng có khó thế phát hiện căn cứ kháng nghị khi nghiên cứu hồ sơ trong thời gian 20 ngày còn lại.

Thứ ba, về việc xem xét kháng cáo quá hạn. Theo quy định tại Điều 335 BLTTHS 2015 về kháng cáo quá hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thấm phán xem xét kháng cáo quá hạn; phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiếm sát viên và trong thời hạn 03 ngày trước

Một phần của tài liệu Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà giang) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)