Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu được nhiều nước trên thế giới thừa nhận theo nguyên lý là việc không phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn. Vô hiệu theo nghĩa thông thường là khơng có hiệu lực, mất tác dụng. Theo cách hiểu này, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch khơng có giá trị (hiệu lực) về mặt pháp lý và không được pháp luật thừa nhận. Một giao dịch dân sự vơ hiệu người ta coi nó như chưa từng tồn tại, hiệu lực của nó khơng có cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học thừa nhận là một giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch khơng có hiệu lực pháp lý.
Trong hệ thống pháp luật nói chung và Bộ luật dân sự hiện hành cúa Việt Nam thì khơng có quy định về khái niệm giao dịch dân sự vơ hiệu. Tuy nhiên chúng ta có thế xác định giao dịch dân sự vô hiệu dựa vào quy định tại Điều
117 BLDS 2015. Theo đó, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu khi không đáp ứng đầy đú các yếu tố nêu tại Điều 117.
Hậu quả theo nghĩa thông thường là “kêt quả không hay vê sau”. Hậu quả trước hết phải là kết quả và kết quả này được xảy ra từ một sự kiện hay hành vi nào đó và nó có mối quan hệ nhân quả với kết quà. Trong khoa học pháp lý, những hành vi, sự kiện gây ra bất lợi cho chủ thể và phải gánh chịu
hậu quả pháp lý nhất định nhưng phài được dự liệu trước trong luật. Tùy từng thời kỳ lịch sử cũng như chế độ chính trị xã hội nhất định mà hành vi, sự kiện phải gánh chịu hậu quả pháp lý hay lại có hậu quả pháp lý khác nhau.
Trong lình vực giao dịch dân sự, hậu quả pháp lý thường dẫn đến những bất lợi về tài sản hay lợi ích vật chất nằm ngồi ý chí hay sự mong muốn của những chủ thể. Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức về hậu quả pháp
lý nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý.
Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý cùa giao dịch dân sự vi phạm về hình thức như sau: “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường họp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thưc”.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hậu quả của giao dịch dân sự vơ hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đối, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
cùa các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Vì vậy, có thể xác định hậu quà pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu dưới các khía cạnh dưới đây:
2.2.1. Chẩm dứt thực hiện giao dịch dân sự• • O • •
Bộ luật dân sự không quy định trực tiếp hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu về mặt hình thức là phải chấm dứt thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, một khi giao dịch dân sự vơ hiệu và khơng có giá trị pháp lý tại thời điểm giao kết thì khơng có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia giao dịch,
các bên không bị ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ. Vì vậy, giao dịch dân sự đương nhiên phải chấm dứt thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc các giao dịch mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện và giao dịch đang thực hiện cũng không được thực hiện tiếp. Bởi nếu các bên tiếp tục thực hiện sẽ không được sự bảo vệ an tồn về mặt pháp lý cho các cơng việc được thực hiện tiếp theo.
Vấn đề cần đặt ra là cần phải xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức, về nguyên tắc thì giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm về hình thức cũng có hậu quả pháp lý giống với các giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác được pháp luật quy định.
Với quy định tại Điều 129 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự vi phạm về hình thức khơng đương nhiên bị vơ hiệu và chi vô hiệu trong trường hợp “vi
phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức” nên khi xác định giao dịch dân sự vô hiệu cần đánh giá quy định bị vi phạm có là “điều kiện có hiệu lực” về hình thức hay khơng. Do đó, nếu luật có u cầu về hình thức nhưng chỉ yêu cầu hình thức là yêu cầu về chứng cứ thì khơng áp dụng điều luật này.
Từ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điêu 129 cho thây không phải bât cứ giao dịch dân sự nào vi phạm về hình thức cũng lập tức vơ hiệu mà chỉ vô hiệu khi sự vi phạm này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Đồng thời, việc cơng nhận giao dịch vi phạm điều kiện về hình thức cũng mở có giới hạn, chỉ áp dụng cho những giao dịch thuộc trường hợp quy định tại Điều 129 và thỏa mãn điều kiện về thực hiện nghĩa vụ.
Nghiên cứu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 129 cho thấy, quy định này chỉ áp dụng đối với giao dịch dân sự mà hình thức của nó phải lập thành văn bản. Khoản 1 áp dụng cho những trường họp các bên có lập văn bản, nhưng văn bản khơng đúng theo yêu cầu của luật (không đúng theo mẫu, chưa chuẩn theo hình thức luật quy định) nhưng văn bản đó vẫn phải tương thích với hình thức mà pháp luật quy định cho loại giao dịch đó. Trường họp văn băn đã vi phạm nghiêm trọng, sai biệt nghiêm trọng so với hình thức pháp
luật quy định (ví dụ: pháp luật yêu cầu hình thức vãn bản là họp đồng nhưng văn bản mà hai bên xác lập không phải là họp đồng hoặc văn bản sai biệt quá nghiêm trọng so với mẫu yêu cầu như nội dung trong văn bản đơn giản, không thể hiện được các nội dung cơ bản hay thuộc tính hình thức của loại giao dịch nào, khơng tn theo loại mẫu nào) thì khơng được áp dụng quy định tại Điều 129.
Khoản 2 Điều 129 Bộ luật đã quy định “giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bat buộc về côngchửng,chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó”.
Điều 129 của BLDS khơng đề cập đến loại giao dịch mà thủ tục “đăng ký” là điều kiện có hiệu lực của giao dịch đó. Với quy định như vậy thì Điều
129 Bộ luật đã loại trừ, khơng áp dụng cho trường hợp hình thức giao dịch
phải có thủ tục đăng ký mà hai bên khơng thực hiện việc đăng ký, nên khơng được áp dụng. Có thể lí giải ràng, BLDS 215 khơng “châm chước” về hình thức cho loại giao dịch này vì những loại tài sán này thường có giá trị lớn, cần phải quản lý chặt chẽ, do đó việc chuyển nhượng bắt buộc phải tuân thủ đúng
quy định mới được công nhận.
2.2.2. Xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức
Theo Điều 131 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịchdân sựvô hiệu không làm phát sinh, thay đôi, chấmdứt quyền,nghĩa vụ dân sự cùa cáchên
từ thời điếm giao dịch đượcxáclập. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thìcác bên khơi phụclạitìnhtrạng ban đầu, hồn trảcho nhau nhữnggì đã nhận. Trường hợp khơng thêhồn trả được bằnghiện vật, thìtrịgiá thành tiềnđê hồn trả. Bên ngay tình trong việcthu hoa lợi, lợitức khơng phải hồntrả lại hoa lợi, lợi tứcđó. Bên có loi gâythiệthạiphảibồi thường. Việc giảiquyết hậu quả của giao dịch dân sựvôhiệuliên quan đến quyền nhãnthândo Bộ luật này, luậtkhác cỏ liênquanquy định”. Quy định này của BLDS năm 2015 là sự kế thừa cơ bàn nội dung quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005 nhưng có sự bổ sung, sửa đổi về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Cụ thể, Điều
137 BLDS năm 2005 quy định như sau: “Giao dịch dân sựvỏ hiệu không làm phát sinh, thayđổi, chấmdứtquyền, nghĩa vụdânsự của cácbên kê từ thời
điểmxác lập. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạngban đầu, hồn trả cho nhaunhững gì đã nhận; nếukhơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền, trừ trường họptài sản giao dịch, hoa lợi, lợitức thu được bị tịch thu theo quy định củapháp luật. Bên cỏ
lỗigây thiệt hạiphải bồi thường”. Các nhà làm luật đã đưa ra hướng giải quyết khi một giao dịch dân sự vơ hiệu nói chung và giao dịch dân sự vơ hiệu về mặt hình thức nói riêng nhung đến hiện nay vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Hiện nay trong thực tiễn xét xử cũng như trong khoa học
pháp lý vân có tranh luận vê vân đê “khơi phục tình trạng ban đâu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận”. Đây tưởng chừng như một vấn đề đon giản nhưng lại làm khó khăn cho những người thực thi pháp luật. Trong thực tiễn
áp dụng pháp luật thì “khơi phục lại tình trạng ban đầu” thường được đồng nhất với “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”, tuy nhiên đây lại là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt, nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất xuất phát từ bản chất
của đối tượng của giao dịch dân sự thường là tài sản.
Trong thực tiễn xét xử, tòa án buộc các bên trong hợp đồng vơ hiệu phải khơi phục lại tình trạng ban đầu nhưng không phải lúc nào tài sản được hoàn trả cũng đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng có thể tài sản đã
bị hư hỏng, giảm giá trị, cũng có thể tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm tăng giá trị. Chính vì có nhiều trường hợp có thể xảy ra như trên nên pháp luật không quy định cụ thề việc hoàn trả tài sán mà trao quyền cho thẩm phán lựa chọn từng giãi pháp phù hợp với vụ án. Điều này gây ra tình trạng giải quyết khơng đồng bộ, không thống nhất trong cách giải quyết và xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Trong trường một bên đã làm hư hỏng, giảm giá trị tài sản phải sửa chữa, phục hồi, nâng cấp lại tài sản, nhưng đối với trường hợp có cần thiết phải khôi phục tài sản trở về trạng thái ban đầu
khi tài sản đó đã được làm tăng giá trị? Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp bên nhận chuyển nhượng quyền sừ dụng đất đã xây dựng nhà ở hoặc cơng trình kiên cổ nên khi hợp đồng bị vơ hiệu, Tịa án buộc bên nhận chuyển nhượng phải tháo dỡ cơng trình trên đất để trả lại hiện trạng đất ban đầu cho bên chuyến nhượng. Mặc dù việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trong trường hợp này là có thề thực hiện được, song sẽ gây lãng phí rất lớn, đặc biệt khi tài sản tăng thêm có giá trị cao. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng có Tịa án lựa chọn giải pháp theo hướng buộc
một bên nhận ỉại tài sản đã được làm tăng giá trị và thanh toán thành tiên tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia.
Bởi vì, băn chất của đối tượng của giao dịch dân sự thường là tài sàn nên với các nhà làm luật dường như đã bở qua trường họp đối tượng của giao dịch là công việc (dịch vụ). Quy định “các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu” cũng là việc không thề trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là công việc (dịch vụ) đã được thực hiện, nên “các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận” không hề đơn giản. Trong trường hợp này, nếu áp dụng “nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền” thì qui định về việc không công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên lại khơng có ý nghĩa.
Hồn trả cho nhau những gì đã nhận được xem là chế tài nhằm mục đích “khơi phục lại tình trạng ban đầu” của tài sản cùa các bên như tại thời điểm giao kết giao dịch dân sự. Nhưng việc “khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận” chi có thề áp dụng khi đối tượng hợp đồng cịn ngun vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kế, như đã nói trên. Trong trường họp tài sản đã được chuyển giao thực tế khơng thể hồn trả được thì pháp luật tính đến khả năng hồn trả số tiền tương đương tuy nhiên đây lại là sự vi phạm qui định về việc không công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên khi Tòa án đã tuyên hợp đồng dân sự bị vô hiệu. Đồng thời, trong thực tế việc xác định khoản tiền này không đơn giản. Ví dụ thường thấy là trong các loại hợp đồng cho th (máy móc, thiết bị giải trí, nhà cửa...), những loại tài sản này bị hao mòn theo thời gian và trong quá trình sử dụng (bao gồm cả hao mịn vơ hình và hao mịn hữu hình). Trường hợp u cầu hồn trá khơng tính đến phần giá trị bị hao mịn thì sẽ khơng đảm bảo được quyền lợi cho bên cho thuê, nhưng ngược lại, yêu cầu bên thuê phải thanh tốn giá trị tài sản tính theo thời điểm xác lập hợp đồng thi rõ ràng, cách giải quyết đó khơng đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của bên th. Bởi hiện tại, thiết bị máy móc
giải trí đó đã lạc hậu, bị hao mịn và bên th cũng đã phải trá chi phí khâu hao tài sản trong giá thuê thiết bị.
Thực tiễn xét xử tại Tòa án cũng cho thấy, việc hồn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được quyền lợi của các chú thể khi tham gia vào giao dịch. Điển hình như đối với những giao dịch có đối tượng là nhà ở hay quyền sử dụng đất. Trong các vụ án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, nguyên đơn hầu hết là bên nhận chuyển nhượng. Đối với bên chuyển nhượng, việc lấy lại đất là thoà đáng. Ngược lại, với bên nhận chuyến nhượng, việc phải trả lại đất cho bên bán là một tổn thất rất lón đối với họ. Cho dù được
JL • • • •
nhận lại đủ sổ tiền đã bỏ ra trước đây, với cùng vị trí, diện tích, qua thời gian thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị đồng tiền cũng khác nên họ không thể mua được thừa đất như vậy nữa. Trường họp bên chuyển nhượng có lỗi khi xác lập hợp đồng này, bên nhận chuyển nhượng được bồi thường thiệt hại, nhưng khoản bồi thường cũng thể bù đắp được thiệt hại thực tế của họ do hợp đồng chuyển nhượng bị tuyên vô hiệu.
về vấn đề xác định thiệt hại xảy ra khi không do lồi của các bên tham gia giao dịch. Tài sản - đối tượng của giao dịch dân sự có thế bị hao mòn, hư hỏng do yếu tổ khách quan như tự nhiên hay quy luật trượt giá. Do vậy, việc