2.1. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thu > •/ •• CT •
2.1.1. Thu thập chứng cứ là vật chứng
Như đã phân tích ở trên thì đặc điểm cúa vật chứng đó là “vật”, tức là phải có hình khối, có kích thước (dài, rộng, cao) và có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thơng qua các giác quan như mắt nhìn, tay sờ, cầm, nắm; thơng qua các giác quan đó chúng ta cảm giác được nặng, nhẹ, to, nhở, dài, ngắn. “Vật” này có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Trên cơ sờ đó, BLTTHS 2015 định nghĩa vật chứng như sau:
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án [25, Điều 86].
Căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của từng loại vật chứng và định nghĩa của BLTTHS năm 2015 vật chứng được phân loại gồm:
- Vật được dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội, có thế hiểu đây là vật mà người phạm tội sử dụng đế tác động lên đối tượng khác một cách cố ý gây thiệt hại cho khách thể; phương tiện phạm tội chính là dạng cụ thể của cơng cụ phạm tội. Trong thực tiễn, thông qua mối liên hệ giữa người phạm tội với đối tượng bị tác động bởi hành vi phạm tội và phương pháp thực hiện
hành vi phạm tội chúng ta có thể nhận biết được một vật có phải cơng cụ, phương tiện phạm tội hay không.
- Vật mang dấu vết tội phạm'. Dấu vết tội phạm là những phản ánh vật chất được lưu giữ trên các đồ vật hữu hình do tội phạm gây ra. Vật mang dấu vết tội phạm là vật mà trên nó lưu lại được các dấu vết tội phạm mà• 1 • • •• • I • chúng ta có thể quan sát, đánh giá, phân tích, kiểm tra được. Ví dụ như con dao dính máu, chiếc cốc có dấu vân tay của người bị nghi thực hiện tội phạm .... Dấu vết tội phạm có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: rắn, lỏng, khí, mùi vị, âm thanh, ....
- Vật là đổi tượng của tội phạm: Đây là đồ vật, tài sản bị hành vi phạm tội tác động tới gây nên sự biến đối tương đổi về vị trí, hình dáng, kích thước, tính chất ... Ví dụ như chiếc túi xách trong vụ cướp tài sân là đối tượng của hành vi cướp tài sản; Vật là đối tượng của tội phạm cũng có thể là vật mang dấu vết của tội phạm; tùy thuộc vào từng vụ án cụ the và vai trị chứng minh cùa vật chứng đó đế chúng ta xác định cho chính xác loại vật chứng. Ví dụ: Dấu vân tay trên chiếc ví bị cướp ...
- Tiền hạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội'. Tiền bạc là một loại tài sản, là phương tiện thanh tốn, tiền bạc có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ;
- Vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Trên thực tế giải quyết các vụ án hình sự, có rất nhiều loại vật khác cũng liên quan đến vụ án và có giá trị chứng minh cho tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án, nhà làm luật không thể mô tả hết các trường hợp thực tế và trong điều luật và chỉ nêu lên một cách mang tính khái qt là “vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Có thể hiểu đó là vật nằm ngồi những vật đã phân tích trên nhưng qua nó chúng ta có thể rút ra được những thông tin chứng minh khác của vụ án. Trong thực tiễn thì loại vật
chứng này rât phong phú và đa dạng do vậy tùy thuộc vào từng loại án, môi liên hệ giữa vật chứng và đối tượng chứng minh mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng cho phù hợp.
Khi thu thập chứng cứ là vật chứng, chủ thể thu thập phải đảm bảo những nguyên tắc chung sau:
Thứ nhất, vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ. Thu thập kịp thời được hiếu là hoạt động thu thập phải được tiến hành đủng lúc, nhanh chóng, khơng đế chậm trễ nham đảm bảo tính nguyên vẹn của vật chứng và đảm bảo cho vật chứng được thu thập giữ nguyên giá trị chứng minh cũng như giá trị sử dụng.
Thứ hai, quá trình thu thập vật chứng phải lập biên bản mô tả đúng thực trạng của chúng và đưa vào hồ sơ vụ án. Nguyên tắc này đòi hởi trong quá trình thu thập, mọi vật chứng đều phải được mô tả đúng thực trạng, đúng đặc điểm của nó về tên, mác, mã số, ký hiệu, số lượng, trọng lượng, chất lượng, màu sắc, hình dáng, ... vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án
Thứ ba, việc thu thập vật chứng phải đảm bảo đúng thời hạn. Có nghĩa, tất cả các hoạt động phải được tiến hành trong những thời hạn do luật định.
Theo quy định của BLTTHS, vật chứng được thu thập qua các hoạt động gồm: Thu thập vật chứng khi khám nghiệm hiện trường (Điều 201); Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thơng (Điều 197); Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét (Điều 198); Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196); Vật chứng do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, đưa ra (khoản 1, 3 Điều 88).
Để tiến hành thu thập vật chứng phải áp dụng các phương pháp nhất định tùy vào đặc điểm của vật chứng. Nhìn chung các phương pháp bao gồm:
- Quan sát vật chứng-. Đây là phương pháp cơ bản đề phát hiện và ghi nhận các dấu hiệu bề ngoài của vật chứng. Quan sát là “xem xét đê thấy, đê
biêt rõ sự vật, hiện tượng nào đó" [42, tr. 800], Quan sát vật chứng là đê xem xét và ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác nhằm mục đích xác định những đặc điếm của vật chứng. Tùy từng trường hợp mà sự quan sát phải phù hợp như: Đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường, cần phải quan sát một cách bao quát toàn bộ hiện trường và quan sát tỉ mỉ từng chi tiết đối với từng vật chứng để tìm ra các chứng cứ quan trọng của vụ án; Đối với hoạt động khám xét, cần quan sát thận trọng các đối tượng được khám xét để từ đó tìm ra các vật chứng chứa đựng các thơng tin liên quan đến vụ án. Ngoài quan sát trực tiếp, vật chửng cũng có thể được quan sát gián tiếp qua khâu trung gian, đó là việc quan sát vật chứng qua lời khai của người tham gia tố tụng hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác về chúng.
- Sử dụng khoa học - kỹ thuật: Phương pháp này được dùng đế phát hiện và ghi nhận các vật chứng đặc thù mà mắt thường không thể phát hiện được; các dấu vết đường vân, máu ....
- Sử dụng đo lường, miêu tả: Được sử dụng đối với những trường hợp phải xác định những đặc điểm về lượng của vật chứng, kích thước của các vật chứng, khoảng cách của vật chứng, ... Thông thường những vấn đề cần đo lường đối với vật chứng bao gồm: những thuộc tính, những yếu tố của vật chứng cần được biểu hiện bằng con số đại lượng như trọng lượng, nhiệt độ; khoảng cách giữa các đồ vật, giữa các điểm cần nghiên cứu; tốc độ chuyển động của các phương tiện giao thông, động vật...
2.1.2. Thu thập chứng cứ là lịi khai, lời trình bày
Lời khai, lời trình bày là những thơng tin có liên quan đến vụ án được lưu giữ trong ý thức chủ quan của người tham gia tố tụng. Nó khơng thể cầm, nắm, đo, đếm được mà phải thu thập thông qua việc hỏi, trả lời của người lưu giữ thơng tin đó trong nhận thức chủ quan của họ.
Căn cứ vào vai trò, đặc điểm trong các giai đoạn tố tụng, có thế phân loại lời khai, lời trình bày thành 3 nhóm như sau:
Một là: Lời khai, lời trình bày của người, pháp nhân bị nghi thực hiện hành vi phạm tội gồm: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội và bị đơn dân sự. Đây là nhóm người có những dấu hiệu, tình tiết nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc có trách nhiệm bồi thường do hành vi phạm tội. Lời khai, lời trình bày cùa những người này thường có 2 xu hướng, một là nhận tội, thành khẩn khai báo, hai là không thừa nhận hành vi phạm tội và đưa ra những lời khai, lời trình bày nhằm bảo vệ mình.
Hai là: Lời khai, lời trình bày của những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội tác động trực tiếp đến thể chất, tinh thần, tài sản uy tín gồm: Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sân hoặc là cơ quan, tồ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra; Nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đặc điếm chung của nhóm lời khai này là khai và trình bày về mức độ, phạm vi tác động của hành vi phạm gây ra với mình, thường theo hướng có
lợi cho bản thân. Nhóm người này có thế bao gồm người cung cấp nguồn tin về tội phạm nếu nguồn tin về tội phạm đó bị hành vi phạm tội tác động trực tiếp xâm hại.
Ba là: Nhóm người khơng bị hành vi phạm tội xâm hại nhưng lời khai, lời trình bày của họ lại có giá trị chứng minh gồm: Người làm chứng, cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thơng báo với cơ quan có thẩm quyền mà khơng thuộc trường hợp bị hành vi phạm tội tác động trực tiếp xâm hại. Lời khai, lời trình bày của nhóm người này thường khách quan, theo dạng “cớ sao nói vậy" thường chỉ sữ dụng để củng cố thêm chứng cứ hoặc làm cơ sở đế mở rộng điều tra, giải quyết vụ án.
Theo quy định tại điêu 88 BLTTHS thì cơ quan có thâm qun tiên hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập lời khai, lời trình bày của cơ quan, tổ chức, cá nhân những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Đáng chú ý, điểm mới trong BLTTHS 2015 đó là ghi nhận quyền của người bào chữa trong việc thu thập lời khai, lời trình bày đó là quyền “gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án đê hỏi, nghe họ trình bày về những vẩn đề liên quan đến vụ án” [25, Điều 88],
Với đặc điểm thu thập chứng cứ là lời nói nên khi thu thập lời khai, lời trình bày có sự khác biệt với các chứng cứ khác, do vậy khi thu thập cần phải thực hiện đúng những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế: Thể hiện ở việc thu thập lời khai, lời trình bày phải đảm bào theo đúng trình tự, thù tục theo quy định của BLTTHS, bao gồm trình tự triệu tập, hỏi, lập biên bản, phổ biến quyền và nghĩa vụ ... và phải tôn trọng quyền của người cung cấp lời khai, lời trình bày. Tuyệt đối khơng được tiến hành các thú tục trái luật để thu thập lời khai, lời trình bày.
- Ngun tẳc vơ tư, khách quan trong quá trình thu thập: Việc thu thập lời khai, lời trình bày là sự tác động qua lại giữa người thu thập và người cung cấp nên rất dễ phát sinh việc áp đặt ý chí trong quá trinh thu thập bằng các hình thức mớm cung (cơ tình để lộ thông tin cần hỏi để khai theo ý mình), bức cung (đe dọa, thúc ép, ngụy biện để lấy lời khai), dụ cung (nhẹ nhàng, dụ dỗ, hứa hẹn đê lẩy lời khai), dùng nhục hình (làm đau đớn về thê xác hoặc tinh
thần để lẩy lời khai). Do đó BLTTHS u cầu q trình thu thập phải vơ tư, khách quan, tôn trọng sự thật, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp để thu thập những lời khai, lời trình bày trái ý muốn của người cung cấp hoặc không được suy diễn chù quan theo ý muốn của mình [25, Điều 10].
- Nguyên tắc thận trọng: Đây là một lưu ý đặc biệt với chứng cứ là lời khai, lời trình bày bởi như đã phân tích ở trên, đặc điểm của loại chứng cứ
này là được thu thập từ ý chí chủ quan của người cung câp, thu thập, chuyên hóa vào các dạng biên bản, tài liệu. Do đó nỏ ln có thế bị thay đối, bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, việc bị can, bị cáo, người làm chứng thay đối lời khai trong quá trình giải quyết vụ án không phải là việc hiếm trong các vụ án hình sự, do đó khi thu thập loại chứng cứ này cần hết sức thận trọng, thực hiện đúng và đầy đủ quy định về thu thập lời khai, lời trình bày, khơng được dễ tin và cũng khơng được phủ nhận tồn bộ, phải căn cứ vào đó để xác định xem có sự phù hợp với chứng cứ khác hay khơng để từ đó có cái nhìn tồn diện về vụ án, tìm ra được chỗ hợp lý, không hợp lý trong lời khai để củng cố tài liệu đã thu thập. Cụ thể thì theo quy định của BLTTHS:
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất đế buộc tội, kết tội [25, Điều 88]; Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày nếu họ khơng thế nói rõ vì sao biết được tình tiết đó [25, Điều 91 - 94]
về phương pháp, trình tự thu thập lời khai, lời trình bày thì trong mồi giai đoạn điều tra khác nhau có những chủ thế cung cấp lời khai, lời trình bày khác nhau do đó căn cứ vào đặc điếm, tính chất của từng giai đoạn, BLTTHS quy định những trình tự, thủ tục khác nhau đế thu thập lời khai lời trình bày, nhìn chung tùy từng trường hợp thì áp dụng các phương pháp, nội dung sau:
Một là lấy lời khai ngay: Được áp dụng với các trường hợp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang và khi Công an phường, thị trấn, Đồn Công an tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Thủ tục này nhằm thu thập thông tin lời khai ban đầu sớm nhất đề có thể định hình cơ bản được nội dung vụ án, vụ việc nhằm phục vụ cho các biện pháp điều tra tiếp theo.
Hai là triệu tập đê lây lời khai: Được áp dụng trước khi lây lời khai, lời trình bày của bị can, người làm chứng, bị hại, đương sự, nội dung và thủ tục triệu được thực hiện theo quy định tại các điều 182 và 185 BLTTHS. cần phải hiếu rằng triệu tập để lấy lời khai, lời trình bày là cơ sở xác lập cho “một lần” thu thập lời khai, lời trình bày, sau khi kết thúc, người được triệu tập về lần sau muốn lấy lời khai phải triệu tập lại. Trên thực tế việc “câu lưu” để lấy lời khai, lời trình bày vẫn xảy ra, người tiến hành triệu tập sau khi triệu tập và làm việc, không cho người bị triệu tập về mà yêu cầu ở lại từ ngày này sang ngày khác để tiện làm việc, cũng là để gây áp lực tâm lý cho người bị triệu tập, làm như vậy là không đúng theo tinh thần và quy định của BLTTHS. Mới đây, Bộ công an đã xây dựng dự thảo “Thông tư Quy định việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Cơng an nhân dân” trong đó đáng chú ý điểm i khoản 2 Điều 7 đã quy định CQĐT không được “Gây phiền hà để