Thực trạng quy trình tiến hành giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52)

Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định chủ sờ hữu DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Đây là một trong những quyền đặc thù, pháp luật trao cho loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, việc bán một doanh nghiệp là thủ tục phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều người khác như các chủ nợ, các bên còn mắc nợ doanh nghiệp, những người lao động, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Vì vậy, ngay cá khi đã bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường họp người mua, người bán và chủ nợ doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người mua phải đăng ký lại tại cơ quan đã cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp được bán [33, tr.l 10].

Để tiến hành giao dịch mua bán DNTN, thi chủ DNTN phải tiến hành thủ tục thông báo cho cơ quan đăng kỷ kinh doanh. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày chuyến giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng kí kinh doanh. Trong thơng báo phải nêu rõ những nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân;

- Tên doanh nghiệp, trụ sờ chính doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh; tên, địa chỉ văn phòng đại diện; tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, vốn đầu tư; vốn pháp định (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định);

- Tên, địa chỉ của người mua;

- Tổng nợ chưa thanh toán cùa doanh nghiệp và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ;

- Hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức để giải quyết cho các hợp đồng đó;

- Thời điềm giao doanh nghiệp cho người mua;

- Cam kết về việc thực hiện đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp về việc bán doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thơng báo.

Mặc dù người mua vẫn có thể sử dụng tên doanh nghiệp và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũ vào việc kinh doanh sau khi đã mua, nhưng thực chất kể từ thời điểm chuyển giao tài sản trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân thì tư cách pháp lý của doanh nghiệp được đem bán đã chấm

dứt và việc đăng kí kinh doanh lại là một thủ tục pháp lý bắt buộc mà chủ doanh nghiệp mới phải thực hiện. Mặc dù đã hồn tất quy trình chuyển giao doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân cũ vẫn phải gánh chịu những nghĩa vụ về tài sản mà trong quá trình DNTN cũ tồn tại vẫn chưa thực hiện. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, người mua doanh nghiệp tư nhân khi mà chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ làm ảnh hưởng tới người

mua khi những khoản nợ chưa được kê khai đầy đủ. Nhờ vậy, giao dịch mua bán được cơng bằng, an tồn hơn cho các bên tham gia giao dịch.

Quy trinh tiến hành giao dịch mua bán DNTN thường trải qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Tìm kiếm đối tác

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình đi tìm kiếm những đổi tác có nhu cầu mua lại doanh nghiệp hoặc có thể th một nhân viên tư vấn

hoặc thơng qua kênh trung gian môi giới mua bán doanh nghiệp như một số

công ty với dịch vụ mua bán doanh nghiệp làm mơi giới tìm kiêm đơi tác cho các bên. Ví dụ: Cơng ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDJ) - doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đi tiên phong trong lình vực kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư Việt Nam (VNIC), Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư VĂN (Van

Capital).

Đấy là về phía chủ sở hữu doanh nghiệp, là bên bán. Còn đối với các nhà đầu tư đang đi tìm kiếm doanh nghiệp để mua lại thì họ cũng có thể th

một nhân viên tư vấn, môi giới mua bán doanh nghiệp và họ sẽ mua được một doanh nghiệp phù hợp. Thực tế đã chứng minh, một người mơi giới giỏi có thể giúp tìm mua đúng doanh nghiệp ta cần, nhưng người môi giới tồi sẽ chỉ làm mất thời gian mà không đạt được kết quả gì. Chính vì vậy, các bên nên tham khảo và lựa chọn bên tư vấn kết nối, mua bán doanh nghiệp phù hợp, uy tín. Bên mơi giới có thể giúp đỡ, hỗ trợ các bên trong việc cung cấp quyền truy cập vào danh sách những doanh nghiệp rao bán qua cơ sở dữ liệu của họ

[30],

Bước 2: Đàm phán, thương lượng

Sau khi tìm được đối tác, các bên sẽ có buối đàm phán, thương lượng về các vấn đề, các điều khoản trong hợp đồng trước khi chính thức đi đến việc ký kết hợp đồng mua bán DNTN, đó là:

- Định giá doanh nghiệp: Định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị hiện hữu và tiềm năng cùa doanh nghiệp tại một thời điếm nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp định giá thích hợp [30]. vấn đề định giá trở nên khó khăn khi muốn trung hịa được lợi ích của cả bên mua và bên bán, khi bên mua luôn muốn mua với giá rẻ nhất, bên bán luôn muốn bán được giá cao nhất và làm thế nào để thuận mua vừa bán. Việc định giá có thể tiến hành thông qua thành lập hội đồng định giá tài sản doanh nghiệp hoặc lựa chọn

cách thức thuê một trung tâm định giá đê thực hiện việc này. Sau đó tiên hành định giá tài sản doanh nghiệp và toàn bộ giá trị của doanh nghiệp;

- Thống nhất quyền và nghĩa vụ của các bên, cả những nghĩa vụ được chuyển giao;

- Thống nhất giá mua bán doanh nghiệp;

- Vấn đề phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại khi một trong các bên vi phạm;

- Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đế giải quyết tranh chấp;

- Soạn thảo họp đồng mua bán doanh nghiệp.

Bước 3: Ký kết hợp đồng mua bán DNTN

Họp đồng có giá trị ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên đối với việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng càng chi tiết cụ thể bao nhiêu càng tránh được những rắc rối, rủi ro về sau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngồi hợp đồng chính là hợp đồng mua bán DNTN, các bên có thể ký kết các hợp đồng phụ kèm theo như hợp đồng chuyển nhượng các quyền sở hữu trí tuệ hay bí mật kinh doanh. Họp đồng cần xác định rõ thời điểm chuyển giao doanh nghiệp.

Bước 4: Chủ sở hữu DNTN cũ thông báo với cơ quan đăng kỷ kinh doanh

Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng kí kinh doanh. Trong thơng báo phải nêu rõ những nội dung chủ yếu về bên bán, bên mua, lý do bán, việc thực hiện các nghĩa vụ, các cam kết tiếp tục thực hiện.

Bước5: Thực hiện hợp đồng

Hai bên thực hiện theo những cam kết đã ghi trong hợp đồng để hoàn thành giao dịch mua bán doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các bên chuyển

giao cho nhau những giấy tờ, tài liệu cần thiết, bên bán chuyền giao doanh nghiệp cho bên mua, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền trong trường họp quy định.

Bước6: Bên mua doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh lại

về đăng ký doanh nghiệp:

- Bên mua nộp đủ hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp mua bán DNTN theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thấm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi chủ DNTN.

- Bộ hồ sơ đăng ký thay đổi chủ DNTN bao gồm:

1. Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán và người mua;

2. Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người mua;

3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp.

- Hồ sơ trên nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư (gọi chung là phịng đăng ký kinh doanh cấp tình) nơi doanh nghiệp đặt trụ

sở.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ sau đó nhập đầy đủ chính xác vào hệ thống thơng tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thơng báo bang văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đồi, bổ sung.

- Sau khi thông tin vê đăng ký doanh nghiệp đã nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia thì được chuyển sang cơ sở dữ liệu của tổng cục thuế (Bộ tài chính). Trong 02 ngày kể từ ngày nhận được thơng tin, tổng cục thuế có trách nhiệm tạo mã số thuế doanh nghiệp rồi chuyển cho cơ sớ dữ liệu quốc gia, để phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được chuyển sang tổng cục thuế.

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về luật đất đai.

Trình tự thủ tục chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ

Hợp đồng mua bán DNTN được thiết lập phải liệt kê chi tiết các danh mục tài sản được chuyển giao quyền sở hữu, trong đó các quyền sở hữu trí tuệ có những trình tự, thủ tục chuyền giao riêng theo luật định:

- Đổi với bản quyền (gọi chung là quyền tác giả và quyền liên quan): theo Điểm b Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 100/2006/NĐ - CP ngày 21/09/2006 Quy định chi tiết và hướng dần thi hành một số điều của BLDS, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì sau khi ký kết hợp đồng mua lại doanh nghiệp có bao gồm cả việc chuyển giao bản quyền, bên mua lại phải tiến hành thủ tục đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền để thay đối tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Bộ Văn hóa - Thơng tin.

- Đơi với quyên SHCN: có hai trường hợp

(i) Đối với các quyền SHCN chỉ được pháp luật bảo hộ dựa trên quy trình đăng ký (tức sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ)

như QSHCN đôi với sáng chê, kiêu dáng công nghiệp, thiêt kê bô trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì hợp đồng chuyển nhượng QSHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về QSHCN theo hồ sơ, trình tự thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 47 và Điều 48 Thông tư số 01/2007/TT - BK.HCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dần thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ - CP ngày 22/09/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT về SHCN. Điều này có nghĩa rằng việc chuyển nhượng các QSHCN vừa nêu trên trong hợp đồng mua lại DNTN chỉ có hiệu lực với người thứ ba khi được đăng ký theo luật định. Sau khi được phê duyệt bên mua sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng QSHCN. Sau đó, bên mua lại phải tiến hành thủ tục đổi giấy chứng nhận đăng ký QSHCN để được thừa nhận là chủ sở hữu mới của Văn bằng bảo hộ;

(ii) Đối với các QSHCN còn lại được pháp luật bảo hộ dựa trên sự sử dụng thực tế thì khơng cần phải tiến hành đăng ký họp đồng chuyển nhượng QSHCN.

Trên đây là quy trình tiến hành giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân, đây là những bước căn bản nhất hồn tất giao dịch. Có thể thấy các đối tác đều muốn tối đa hóa lợi nhuận và ln luôn thận trọng từng bước một khi tham gia mua bán doanh nghiệp để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Đứng trên cương vị của người đi tìm mua doanh nghiệp thì có thể thấy rằng, vấn đề sàng lọc và lựa chọn doanh nghiệp để quyết định mua là rất quan trọng được xem xét trước, ngay cà khi chưa cần gặp chủ sở hữu doanh nghiệp, tồn bộ những thơng tin về doanh nghiệp như tình hình kinh doanh, lợi nhuận, thị trường, khách hàng, đối tác và vì sao lại được bán luôn được khai thác tối đa để thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm chiến lược của người mua.

2.6. Đánh giá vêpháp luật hiệnhành

Qua những phân tích ở trên, một lần nữa cần phải khẳng định vai trò cùa pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hợp đồng mua bán DNTN. Những quy định vừa mang tính chất định hướng vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ này. Đe tránh gặp phải những rắc rối, nhũng rủi ro pháp lý khơng mong muốn thì các bên cần phải tuân thủ nghiêm những quy định đó. Bất cứ một chủ thể nào khi tham gia vào một giao dịch, lại là giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân thì càng chú ý đến vấn đề làm sao cho giao dịch mà mình tham gia diễn ra một cách sn sẻ, bên bán bán được doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất, bên mua mua được

doanh nghiệp một cách tốt nhất, tránh được những vướng mắc có thể xảy ra ở hiện tại và cà về sau này. Để giải quyết được vấn đề, để đem lại thành công cho giao dịch, đôi bên cần quan tâm đến những nền tảng pháp lý căn bản làm định hướng cho những quyết sách cùa mình. Lý giải cho điều này, ta có thể

lấy ví dụ về quy định chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sau khi đã bán doanh nghiệp của mình vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhũng nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong đó. Neu khơng có quy định này thì sẽ rất

bất lợi, khơng cơng bằng đối với người mua khi mà trong hợp đồng hai bên không bàn rõ ràng hoặc bên bán che giấu không công khai mọi khoản nợ chưa thực hiện của minh. Và như vậy, với trách nhiệm vô hạn của chủ doanh

nghiệp mới vừa đăng ký lại thì sẽ phải kế tiếp gánh chịu những khoản nợ đó, nhưng không, pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm lúc này vẫn thuộc về chủ

sở hữu doanh nghiệp tư nhân cũ.

Như vậy, pháp luật đã bảo vệ quyền của người mua, đảm bão sự công bằng trong các giao dịch, bởi lẽ trong nhiều trường hợp người mua, người đầu tư khi quyết định mua lại doanh nghiệp thì nhiều khi họ có những thiệt thịi

hơn so với bên bán về mặt thông tin doanh nghiệp cần mua, nhiều khi thông tin không được thu thập một cách đầy đù hay gặp rủi ro trong việc tiếp cận

thông tin. Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng có quy định thơng thoáng hơn trong việc để cho các bên tự quyết định thỏa thuận với nhau trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản từ doanh nghiệp cũ để lại, các bên có thể thỏa thuận chuyển nhượng nghĩa cịn của doanh nghiệp cũ sang cho bên mua. Pháp luật cũng tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, định đoạt của các bên trong giao dịch. Bên cạnh đó, những quy định pháp lý cũng tạo điều kiện cho các bên có thể

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)