Các kết quả đạt được trong quá trình giải quyếttranh chấp hợp

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp các hợp đồng tín dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50)

2.2. Thực tiễn giăỉ quyếttranh chấp họp đồng tín dụng tại các tòa

2.2.1. Các kết quả đạt được trong quá trình giải quyếttranh chấp hợp

Sơn La là một tỉnh miền núi có địa bàn rộng và có 250km đường biên

giới với nước CHDCND Lào, giao thơng đi lại cịn khó khăn, dân cư chủ yêu là đồng bào dân tộc thiểu số (có 12 dân tộc), hiểu biết pháp luật có phần hạn chế; Cơ sở vật chất của hệ thống Tòa án cịn nhiều khó khăn. Trong năm 2020, 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhở đến tiến độ giải quyết các vụ việc cũng như các mặt cơng tác khác của Tịa án hai cấp tỉnh Sơn La.

Hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tình Sơn La gồm Tịa án nhân dân tỉnh và 12 Tòa án nhân dân cấp huyện. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm Tịa Hình sự, Tịa Dân sự, Tịa Hành chính, Phịng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án, Phòng Tố chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng, Văn phòng. Bộ máy các Tòa án nhân dân cấp huyện có Văn phịng, khơng có các Tịa chuyên trách. Tịa án hai cấp tỉnh Sơn La hiện có 155/181 biên chế và 27 hợp đồng lao động, trong đó Tịa án nhân dân tinh có 36 biên chế (gồm 12 Thẩm phán, 05 Thẩm tra viên, 14 Thư ký, 05 chức danh khác) và 7 người lao động; các Tịa án cấp huyện có 119 biên chế (gồm 54 Thẩm phán, 47 Thư ký và 18 chức danh khác) và 20 người lao động [26, tr.l].

Các đơn vị Tòa án đã đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW cùa Bộ Chính trị nên chất lượng giải quyết, xét xử được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội giao cho Tòa án nhân dân, đặc biệt trong 03 năm gần đây tỉ lệ án bị sửa hủy được giảm mạnh so với đầu nhiệm kỳ. Tòa án hai cấp đã hòa giải thành 7.347/ 9.949 vụ việc đã giải quyết, đạt tỷ lệ 73,8%, cao hơn 13,8% so với chỉ tiêu Tòa án nhân dân tối cao đề ra. Tòa án hai cấp đã phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức 843 phiên tịa rút kinh nghiệm; đã cơng bố 12.837 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên Trang thông tin điện tử công bổ bản án. Ket quả xét xử các loại án cụ thể như sau:

Vê giải quyêt, xét xứ các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, trong đó có các vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự, Tòa án hai cấp đã giải quyết, xét xử được 10.257/ 10.562 vụ việc, đạt tỷ lệ giải quyết trung bình hàng năm là 97,1%, vượt 12,1% so với chỉ tiêu Toà

án nhân dân tổi cao đề ra. So với nhiệm kỳ 2011-2015, số án mà Tòa án hai cấp phải thụ lý tăng 4.542 vụ. Trong công tác giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tịa án hai cấp đều coi hịa giải là giải pháp đột phá, góp phần hạn chế mâu thuẫn, bức xúc giữa các bên đương sự, giảm thời gian, cơng sức của nhân dân cũng như chi phí của xã hội trong việc giải quyết tranh chấp. Tỉ lệ hịa giải thành hàng năm ln cao hơn chỉ tiêu của Tòa án nhân dân tổi cao giao. Năm 2016 hòa giải thành 1.116/ 1.586 vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, đạt tỉ lệ 70,4%; năm 2017 hòa giải thành 1.185/ 1.661 vụ việc, đạt tỉ lệ 71,3%; năm 2018 hòa giải thành 1.367/ 1.859 vụ việc, đạt tỉ lệ 73,5%; năm 2019 hòa giải thành 1506/

2042 vụ việc, đạt tỉ lệ 73,8%. Năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và dịch bệnh Covid nhưng số vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động sơ thấm được hòa giải thành là 1.573/

2.074 vụ việc, đạt tỷ lệ 75,8%, cao hơn 15,8% so với chỉ tiêu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao. Trong 04 tháng đầu năm 2021, đã hòa giải thành 600/ 727 vụ việc, đạt tỷ lệ 82,5%. Tồn tỉnh khơng có vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quá hạn luật định [26, tr.5].

Thơng qua báo cáo của Tịa án nhân dân tinh Sơn La 2016-2020 và báo cáo của các Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu [22], huyện Yên Châu [25], huyện Sơng Mã [24], huyện Mường La [23] thì trên địa bàn tỉnh Sơn La các tranh chấp hợp đồng tín dụng chủ yếu là tranh chấp dân sự, phát sinh giữa các ngân hàng và cá nhân, hộ gia đình vay vốn khơng vì mục đích lợi nhuận. Các tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp kinh doanh, thương mại rất ít. Các

tranh châp này khi đưa ra tòa án đê giải qut thì đa phân là hịa giải thành và Tịa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Điều này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đặc biệt là quyền đòi nợ của ngân hàng.

Đa phần tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến địi nợ q hạn bao gồm nợ gốc và nợ lãi, tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bào đảm của bên bảo đảm là khách hàng vay hoặc bên thứ ba đế thu hồi nợ của ngân hàng.

Sau đây là một số vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng điển hình được giải quyết bởi Tịa án trên địa bàn tỉnh Sơn La:

Vụ án thứ nhất: Giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cố phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Sơn La và bị đơn là bà Bùi Thị Hương và ông Nguyễn Trường Sinh.

Ngày 17/8/2013, bà Bùi Thị Hương là chủ hộ kinh doanh có giấy ủy quyền cho chồng là ơng Nguyễn Trường Sinh thực hiện các thủ tục để ký kết các hợp đồng vay vốn với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Sơn La (gọi tắt là Ngân hàng). Ông Nguyễn Trường Sinh đã có đơn đề nghị vay 3.000.000.000VNĐ kèm theo phương án kinh doanh nông sản của hộ kinh doanh Bùi Thị Hương. Ngân hàng đã chấp nhận đề nghị vay vốn, ngày 12/9/2013, ông Nguyễn Trường Sinh ký kết họp đồng hạn mức số 01/2013/HĐ với mức dư nợ tối đa là 3.000.000.000VNĐ với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sơn La. Đe đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho hợp đồng tín dụng này, ơng Nguyễn Trường

Sinh và bà Bùi Thị Hương đã ký 02 hợp đồng thế chấp. Cụ thể:

- Họp đồng thế chấp số 01/2011/HĐ ngày 10/10/2011 giữa Ngân hàng và ông Nguyễn Trường Sinh, bà Bùi Thị Hương. Thế chấp quyền sử đất theo Giấy chứng nhận quyền sử đất mang tên bà Bùi Thị Hương số BE 644031 do UBND huyện Mai Sơn cấp ngày 31/8/2011.

- Hợp đông thê châp sô 01/2013/HĐ ngày 30/8/2013 giữa Ngân hàng và ông Nguyễn Trường Sinh, ông Nguyễn Thành Trung. Thể chấp quyền sử đất theo Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất mang tên Nguyễn Thành Trung

số AN 056327 do UBND huyện Mai Sơn cấp ngày 04/9/2008.

Ngân hàng đã tiến hành giải ngân 03 lần sau khi có đề nghị giải ngân kiêm Hợp đồng tín dụng cụ thể số 05/2013/HĐ ngày 17/9/2013, số tiền là

1.000.000.000VNĐ, thời hạn trả nợ gốc là 17/3/2014; hợp đồng số 06/2013/HĐ ngày 20/9/2013, số tiền là 1.100.000.000VNĐ, thời hạn trả nợ gốc là 20/3/2014; hợp đồng số 07/2013/HĐ ngày 24/9/2013, số tiền là 900.000.000VNĐ, thời hạn trả nợ gốc là 24/3/2014. Tổng cộng là 3.000.000.000VNĐ. Tất cả tiền vay được ông Sinh đề nghị giải ngân vào tài khoản của bà cầm Thanh Tâm (kèm theo các họp đồng kinh tế mua bán nông sản giữa ông Nguyễn Trường Sinh và bà

Cầm Thanh Tâm).

Ngày 10/2/2014, Ngân hàng đã thông báo nợ lãi đến hạn của 03 hợp đồng tín dụng cụ thể trên đến ơng Nguyễn Trường Sinh. Sau đó, Ngân hàng nhiều lần thơng báo nợ gốc lãi đến hạn và quá hạn. Ngày 08/04/2014, ông Sinh và bà Tràn Thị Lưu đến làm việc, ngân hàng đã thông báo số nợ gốc và nợ lãi, đề nghị khách hàng có hướng xử lý tài sản thế chấp. Tại buổi làm việc, bà Lưu đề nghị được trực tiếp thanh tốn các khoản vay của ơng Sinh, đang tìm kiếm khách hàng bán tài sản để trả nợ ngân hàng và ơng Sinh cũng nhất trí.

Sau đó, Ngân hàng nhiều lần gửi thơng báo về việc xử lý nợ quá hạn của ông Nguyễn Trường Sinh. Tại biên bản đối chiếu, xác nhận nợ và cam kết

trả nợ ngày 22/8/2014, ông Sinh, bà Lưu đã cam kết đến tháng 10 sẽ trả nợ gốc là 1.000.0000.000VNĐ và toàn bộ nợ lãi, lãi quá hạn cho Ngân hàng, xin rút tài sản thế chấp mang tên Nguyễn Thành Trung; đồng thời đề nghị ngân hàng tiếp tục cho vay đề hoạt động sản xuất kinh doanh; phía ngân hàng đã nhất trí với phương án của khách hàng, chậm nhất đến ngày 20/10/2014 phải

thực hiện cam kêt trên. Tuy nhiên, ông Sinh và bà Hương không xuât trình phương án kinh doanh và trả nợ theo cam kêt. Ngày 17/11/2014, tại Biên bản đối chiếu, xác nhận nợ và cam kết trả nợ, bà Lưu và bà Hương tiếp tục cam kết chậm nhất đến ngày 01/12/2014 sẽ cung cấp phương án trả nợ. Phía Ngân hàng nhất trí và đề nghị ơng Nguyễn Trường Sinh và bà Bùi Thị Hương trực tiếp đến làm việc, ngân hàng khơng nhất trí làm việc với người được ủy quyền (trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng). Đến ngày 02/12/2014, Ngân hàng nhận được phương án trả nợ và phương án kinh doanh của bà Lưu. Tuy nhiên, sau khi xem xét Ngân hàng nhận thây 03 phương án trả nợ của bà Bùi Thị Hương không khả thi, ông Sinh không đên ngân hàng làm việc theo cam kết. Vì vậy, đế đảm bảo việc thu hồi vốn cùa Nhà nước, Ngân hàng khởi kiện đê nghị Toà án:

- Yêu câu hộ kinh doanh Bùi Thị Hương, đại diện hộ kinh doanh là ông Nguyễn Trường Sinh trả nợ vốn vay quá hạn cho Ngân hàng theo các hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ông Nguyễn Trường Sinh với Ngân hàng số tiền gốc là 3.000.000.000VNĐ và số tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn tạm tính

r

đên ngày 24/10/2018 là 1.783.600VNĐ.

theo các điêu khoản vê hợp đông thê châp giữa ông Nguyên Thành Trung, bà Bùi Thị Hương với ông Nguyên Trường Sinh và Ngân hàng.

- Nêu hộ kinh doanh bà Bùi Thị Hương khơng trả đủ nợ gơc và nợ lãi thì đề nghị Toà án phát mại tài sân bào đảm đang thế chấp tại Ngân hàng để thu hôi nợ cho Ngân hàng theo đúng quy định cùa pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thâm, Ngân hàng vân giữ nguyên yêu câu khởi kiện, đồng thời ngoài buộc bị đơn phải trả tiền nợ gốc còn phải trả tiền nợ lãi trong hạn và lãi quá hạn đến thời điểm xét xử sơ thẩm.

Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đã giải quyêt theo trình tự sơ thâm và

đã áp dụng khoản 3 Điêu 26, diêm 1 khoản 1 Điêu 35, Điêu 288, Điêu 271, Điều 273 BLTTDS năm 2015; Điều 91, 95, 98 Luật Các tổ chức tín dụng; Điều 318, Điều 342, Điều 343, Điều 347, khoản 7 Điều 351, Điều 355, Điều 361, Điều 362, Điều 369 của Bộ luật dân sự 2005; Điều 24, Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của ủy ban thường vụ Quốc Hội. Cụ thể, tòa án đã tuyên:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đon. Buộc bị đon bà Bùi Thị Hương, ông Nguyễn Trường Sinh phải trẳ cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh tại Sơn La số tiền gốc là 3.000.000.000VNĐ, lãi trong hạn là 46.650.000VNĐ, tiền nợ lãi quá hạn tính đến ngày 24/10/2018 là

1.736.950.000VNĐ. Tổng cộng là 4.783.600.000VNĐ (Bốn tỷ, bẩy trăm tám mươi ba triệu, sáu trăm nghìn đồng).

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với

sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.

2. Trường hợp bà Bùi Thị Hương, ông Nguyễn Trường Sinh không thực hiện nghĩa vụ trả hết số tiền 4.783.600.000VNĐ cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý các tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp bất động sản số 01/2011/HĐ ngày 10/10/2011 và hợp đồng thế chấp

bất động sản số 01/2013/HĐ ngày 30/8/2013 để thu hồi nợ.

Trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp khơng đủ để

thi hành khoản nợ thì ơng Sinh, bà Hương có nghĩa vụ thanh tốn hêt sơ tiên còn lại cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong trường hợp bà Hương và ông Sinh đã thực hiện nghĩa vụ trả hết số tiền 4.783.600.000VNĐ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì Ngân hàng phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử đất mang tên bà Bùi Thị Hương số BE 644031 do UBND huyện Mai Sơn cấp ngày 31/8/2011 cho bà Hương và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Thành Trung số AN 056327 do UBND huyện Mai Sơn cấp ngày 04/9/2008 cho ơng Trung.

3. về án phí:

Bà Bùi Thị Hương, ông Nguyễn Trường Sinh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch là: 112.783.600VNĐ (Một trăm mười hai triệu, bày trăm tám mươi ba nghìn sáu trăm đồng)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được hoàn trả số tiền đã nộp tạm ứng án phí là 51.940.000VNĐ (Năm mươi một triệu, chín trăm bổn mươi nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tịa án số AA/2013/01582 ngày 23/10/2015 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Ngân hàng phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chồ ngày 01/8/2017 là 1.100.000VNĐ (Một triệu một trăm nghìn đồng) nhưng được khấu trừ vào Biên nhận thu tiền tạm ứng chi phí xem xét thẩm định tại chồ ngày 20/6/2017.

“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều

6, Điều 7 và Điều 9 cùa Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự”.• •X w'••••

Các đương sự, người đại diện theo uỷ quyên của các đương sự có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên

án sơ thẩm. Các đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Vụ án thứ hai: Giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và bị đơn là anh Vì Văn Cường và chị Hồng Thị Hải Luyến ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Anh Vì Vãn Cường và chị Hoàng Thị Hải Luyến (địa chỉ: bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có ký hợp đồng tín dụng số LN 11801190467762 ký ngày 07/02/2018 với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (sau đây gọi tắt là VPBank) với tổng số tiền vay là 470.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp các hợp đồng tín dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)