TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂNDÂN TRÊNĐỊA BÀN TỈNHĐẮK LẤK
2.1. Kháiquát pháp luậtViệtNam vềchếtàiđối với viphạmhợpđồng đồng
Pháp luật Việt Nam, nhất là Luật dân sự thiếu độ ổn định, cho nên gây khó khăn cho việc hiểu và hình thành kỹ năng áp dụng các chế tài đối với vi phạm họp đồng.
Việt Nam trong vòng 20 năm ban hành tới 03 Bộ luật Dân sự vào các năm 1995, 2005 và 2015. Bộ luật Dân sự ban hành sau thay thế Bộ luật Dân sự trướcJ « bằng cách sửa đổi tồn diện với quan điểm nhiều khi rất khác nhau. Tính đến năm 2005, bên cạnh Bộ luật Dân sự năm 1995 có Luật Thương mại năm 1997 và Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 qui định về những ngành luật khác nhau nhưng đều có thể áp dụng cho quan hệ họp đồng- đó là ngành luật dân sự, ngành luật thương mại và ngành luật kinh tế. Các văn bản qui phạm pháp luật này có những mâu thuẫn với nhau và cạnh tranh áp dụng. Bộ luật Dân sự năm 2005 được thông qua với nguyên tắc: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thế về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)” (Điều 1). Từ đó chấm dứt được tình trạng cạnh tranh của ngành luật kinh tế trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Quan niệm về thống nhất luật họp đồng ở nước ta đã chiến thắng quan niệm chia tách điều chỉnh quan hệ
họp đông ra ở các ngành luật khác nhau. Tuy nhiên các qui định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn ảnh huởng tới chế tài phạt vi phạm cho tới tận bây giờ.
Hiện nay tuy có Bộ luật Dân sự năm 2015 với các nguyên tắc thống nhất được qui định trong Điều 1. Nguyên tắc này lý giải Bộ luật Dân sự điều chỉnh những vấn đề nền tảng của cả luật tư. Tuy nhiên giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 với Luật Thương mại năm 2005 chưa kịp làm cho phù họp với nhau. Vì vậy trong các qui định của Luật Thương mại năm 2005 liên quan tới các chế tài đổi với vi phạm họp đồng không thống nhất về tổng thể các loại chế tài cũng như về một vài loại chế tài, kể cả nhũng chế tài có truyền thống áp dụng ở Việt Nam như chế tài phạt vi phạm. Mặc dù đề tài của luận văn không liên quan nhiều tới luật thương mại, nhưng trong thực tiễn nhiều khi khó xử lý đối với một số tranh chấp hợp đồng cụ thể vì khó có thể phân biệt được hợp đồng đang tranh chấp là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại.
Pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới hợp đồng mà trong đó có cả chế tài đối với vi phạm họp đồng. Ngoài Bộ luật Dân sự năm 2015, nước ta cịn có Luật Thương mại năm 2005; Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010; Luật Xây dựng năm 2021; Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật Nhà ở năm 2020; Bộ luật Hàng hải năm 2015; Luật Hàng không dân dụng năm 2019; Bộ luật Lao động năm 2012... Các đạo luật này có những qui định điều chỉnh họp đồng trong từng chuyên ngành, tuy nhiên có mối quan hệ với Bộ luật Dân sự gốc năm 2015. Nhiều đạo luật ban hành trước Bộ luật Dân sự năm 2015 do đó có những qui định thiếu tính đồng bộ, điển hình là Luật Thương mại năm 2005. Sự thiếu tính hệ thống này gây khơng ít khó khăn phiền tối cho việc áp dụng trực tiếp pháp luật để giải quyết tranh chấp họp đồng.
Bộ luật Dân sự năm 2015 điên hình phản ánh sự phân loại các chê tài đơi với vi phạm hợp đồng. Trước hết Bộ luật này phân loại các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thành hai loại là trách nhiệm dân sự áp dụng chung cho việc vi phạm tất cả các nghĩa vụ dân sự và các chế tài đặc thù của hợp đồng song vụ như trên đã giải thích.
Đối với trách nhiệm dân sự nói chung, Bộ luật này qui định trong Điều 351 như sau:
“1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ khơng phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ khơng thực hiện được là hồn tồn do lỗi của bên có quyền”.
Các qui định này đặt ra các nguyên tắc lớn nhất đối với áp dụng chế tài nói chung mà trong đó có cả chế tài đối với vi phạm hợp đồng. Các nguyên tắc đó bao gồm:
Nguyêntắcthứnhất, bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó.
Nguyêntắc thứ hai, chỉ bị xem là vi phạm nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể sau: không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Nguyên tắc thứ ba, không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu khơng có lỗi.
Ngun tắc thứtư, đuợc xem là khơng có lỗi khi bị bất khả kháng, hay không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi hồn tồn của bên có quyền u cầu.
Chương 15, Mục 4, Phần thứ ba của Bộ luật dân sự năm 2015 qui định các loại chế tài cơ bản đối với vi phạm nghĩa vụ nói chung như: chế tài bồi thường thiệt hại, chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc thực hiện họp đồng. Tuy nhiên các chế tài này quy định rải rác trong các qui định của Mục 4 này và nhiều qui định khác khá khó theo dõi.
Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định chế tài vi phạm nghĩa vụ nói chung. Các nghĩa vụ đó có thể phát sinh do nhiều căn cứ khác nhau. Điều 275 của Bộ luật này qui định:
“Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 1. Hợp đồng;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Thực hiện cơng việc khơng có uỷ quyền;
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sàn khơng có căn cứ pháp luật;
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 6. Căn cứ khác do pháp luật quy định”.
Tuy nhiên Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định họp đồng là một loại căn cứ chủ yếu và quan trọng nhất làm phát sinh ra nghĩa vụ.
Nghĩa vụ theo Điều 274 của Bộ luật này được qui định như sau: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực
hiện cơng việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhât định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Như vậy nghĩa vụ bị vi phạm tức là hợp đồng bị vi phạm vì họp đồng làm phát sinh ra nghĩa vụ mà buộc các bên có nghĩa vụ phải thi hành. Việc khơng thi
hành sẽ gây thiệt hại về lợi ích vật chất hay tinh thần cho bên bị vi phạm. Như vậy bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự, tức là bên vi phạm phải bị áp dụng chế tài vì sự vi phạm đó. Bộ luật Dân sự năm 2015 không gọi các chế tài trong trách nhiệm dân sự là chế tài đối với vi phạm hợp đồng vì chúng có thể áp dụng cho vi phạm hành vi pháp lý đơn phương, hành vi trái pháp luật...