Thực trạng các qui định về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm

Một phần của tài liệu Chế tài do vi phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45)

2.2. Thực trạng các qui định pháp luật về các loại chế tài

2.2.1. Thực trạng các qui định về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm

Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định trong Điều 360 rõ nhất về chế tài bồi thường như sau: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Qui định này cho thấy nguyên tắc phải chịu trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại mà trách nhiệm cụ thể ở đây là bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường ở đây là tồn bộ thiệt hại nhưng khơng nói rõ toàn bộ thiệt hại là thiệt hại thực tế hay cả những thiệt hại suy diễn từ đó. Nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt của các bên cũng được tôn trọng và nguyên tắc miền trách nhiệm do khơng có lỗi cũng được ngụ ý nói tới. Tuy nhiên Điều 631, khoản 2 nói rõ mức thiệt hại được tính như sau: “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí họp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Nói tóm lại thiệt hai mà phải bồi thường là thiệt hại thực tế. Giải thích cho trường

họp miễn hoặc giảm trách nhiệm do khơng có lỗi hay có lỗi một phần, Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định trong Điều 363 nhu sau: “Trường họp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”. Lỗi được Bộ luật Dân

sự định nghĩa khá rõ ràng trong Điều 364 như sau:

“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lồi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhung để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường họp một người khơng thấy trước hành vi của minh có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thế biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khá năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

Định nghĩa về lỗi như vậy khá giống với định nghĩa về lỗi trong luật hình sự đầy tính chun mơn.

Như vậy cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với vi phạm hợp đồng không được Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định trong cùng một điều luật, gây khó khăn cho việc hiểu và giải thích khi áp dụng chế tài này.

Cá nhân có năng lực hành vi dân sự và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại của minh. Tuy nhiên có nhừng họp đồng bị vi phạm liên quan tới cả những thiệt hại về tinh thần. Cá nhân, pháp nhân nào gây ra thiệt hại cho người khác khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó là lẽ đương nhiên. Bồi thường thiệt hại về vật chất là việc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác. Người vi phạm phải lấy tài sản, tiền bạc của mình bù đắp nhũng tổn

that vê vật chât mà mình đã gây ra cho người bị vi phạm. Thiệt hại vê vật chât tính được thành tiền. Tuy nhiên bồi thường thiệt hại về tinh thần thật khó có thể xác định thành tiền. Cho nên việc vi phạm gây thiệt hại về tinh thần có thể áp dụng các chế tài khác hắn như trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai. Việc bồi thường tổn thất về tinh thần có thể bằng tiền nhưng phải theo các qui định chặt chẽ của pháp luật và ở những mức cụ thế xác định.

Với những qui định chung về chế tài bồi thường áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ khơng kể nghĩa vụ đó phát sinh từ căn cứ nào, Điều 419 của Bộ luạt Dân sự năm 2015 có qui định riêng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tại mục nói về thực hiện hợp đồng khác với mục nói chung về trách nhiệm dân

sự như sau:

“1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lè ra mình sẽ được hưởng do họp đồng mang lại. Người có quyền cịn có thể u cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.

Qui định của điều này khắng định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một trường hợp của trách nhiệm dân sự và tuân thủ các nguyên tắc của trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên vi phạm họp đồng phải xác định thêm về mức bồi

thường thiệt hại ngoài thiệt hại thực tê và đưa ra nguyên tăc cho việc xác định bồi thường thiệt thiệt hại về tinh thần.

2.2.2. Thựctrạngcácquỉ định vềchế tài phạtvỉphạm họp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng được Điều 418 (khoản 1) của Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là “sự thoả thuận giữa các bên trong họp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Như vậy Bộ luật này không chấp nhận phạt vi phạm do pháp luật ấn định. Đây là điểm phát triển

so với truyền thống pháp luật thời kỳ kinh tế kế hoạch.

Ngành luật kinh tế cũ đã rất nhấn mạnh tới chế tài phạt vi phạm họp đồng và đã qui định nhiều mức phạt cụ thể. Ví dụ: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 qui định phạt họp đồng là một chế tài tiền tệ do bên vi phạm họp đồng phải trả cho bên bị vi phạm. Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế ấn định từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Đe thi hành các qui định này, Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 qui định chi tiết các mức phạt như sau: Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng; Vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần họp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hồn tồn khơng thực hiện họp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị họp đồng; Vi phạm nghĩa vụ khơng hồn thành sản phẩm, hàng hóa, cơng việc một cách đồng bộ; phạt từ 6% đến 12% giá trị phần họp đồng kinh tế bị vi phạm; Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sàn phấm, hàng hóa, cơng việc đã hồn thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần họp đồng kinh tế đã hồn thành mà khơng được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1%

cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số làn phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hồn thành và khơng được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày

lịch đầu tiên...

Như vậy các qui định này ấn định luôn mức phạt rất cụ thế. Vì vậy cách thức này ảnh hường lớn tới các đạo luật được ban hành sau đó liên quan tới họp đồng. Điều 226 Luật Thương mại năm 1997 thì chế tài phạt vi phạm họp đồng có thể được áp dụng nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bắt đầu từ Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 thì quan điểm phạt vi phạm hợp đồng phải do họp đồng thỏa thuận. Tuy nhiên đối với Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các bên có thể thỏa thuận phạt vô giới hạn. Nhưng Luật Thương mại năm 2005 và Luật Xây dựng hiện hành thì lại ấn định mức trần cho thỏa thuận phạt. Đối với Luật• • • • • A • • Thương mại năm 2005 (Điều 301) thì “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ họp đồng bị vi phạm, còn đối với Luật Xây dựng thì khơng vượt q 12% phần nghĩa vụ bị vi phạm”.

Như vậy các qui định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng của nước ta không đồng nhất, gây khó khăn cho việc giải thích và áp dụng thống nhất pháp luật.

Bộ luật Dân sự năm 2015 cịn có qui định về việc kết hợp chế tài phạt vi• • • 1 • • • 1 1 • phạm và chế tài bồi thường thiệt hai do vi phạm họp đồng trong Điều 418 như

sau: “Các bên có thế thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhung không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi

thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”. Các qui định này chấp nhận có thể áp dụng nhiều chế tài nhưng phải có sự thỏa thuận về việc áp dụng nhiều chế tài.

2.2.3. Thựctrạngcácqui định vềbuộcthực hiện hợpđồng

Bộ luật Dân sự năm 2015 khơng nói tới ngun tắc chung về chế tài buộc thực hiện hợp đồng nhưng trong các qui định cụ thể có qui định các trường hợp buộc thực hiện hợp đồng cụ thể. Ví dụ: Điều 356 của Bộ luật này qui định:• • • • > • • • • Ụ 1•

“1. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền u cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng thi phải thanh toán giá trị của vật.

2. Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại khơng được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu khơng có vật cùng loại khác thay thế thi phái thanh toán giá trị của vật”.

Điều 358 (khoản 1) của Bộ luật này cũng qui định: “Trường hợp bên cỏ nghĩa vụ không thực hiện một cơng việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện cơng việc đó và u cầu bên có nghĩa vụ thanh tốn chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại”. Điều luật này cho phép bên bị vi phạm lựa chọn giữa chế tài buộc thực hiện họp đồng và chế tài bồi thường thiệt hại. Đe áp dụng biện pháp buộc thực hiện đủng họp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có thế gia hạn một thời gian họp lý đế bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ họp đồng. Việc gia hạn này hoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem xét lợi ích trực tiếp thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy, việc gia hạn để tiếp tục thực hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng chế tài buộc thực hiện họp đồng và hồn tồn khơng phải là sự thỏa thuận lại về thời gian thực hiện họp đồng giữa

các bên. Nêu khơng có thoa thuận nào khác, trong thời gian áp dụng chê tài buộc thục hiện đúng họp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

2.3. Thực tiễnáp dụngchế tài đối vói vi phạm hợp đồng Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên- nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Ê đê, Gia rai và Mơ nông... Đời sống công nghiệp ở nơi đây chưa phát triến, chủ yếu dựa vào đời sống nông nghiệp và lâm nghiệp, số lượng các hộ nghèo rất lớn. Các tranh chấp chủ yếu là các tranh chấp đất đai, thừa kế trong dân sự. Các loại tranh chấp không phong phú. Do đó trình độ văn hóa thấp, kể cả văn hóa pháp lý.

Chế tài đối với vi phạm hợp đồng qua thực tiễn xét xử một số vụ án khá điển hình tại các Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk như sau:

A. Bàn án số 10/2020/DS-ST của Tịa án nhân dân TP Bn Ma Thuột, ngày 26/02/2020 giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa nguyên đơn Võ

Khắc Thời và Nguyễn Thị Trang với bị đơn Y Tim Ê ban và H Wi Ênuôl. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong đó bao gồm: H Chinh Ê Ni và H Da Ê Ni.

Ngunđơn trĩnh bày: Vào ngày 09/4/2019 có ký họp đồng đặt cọc mua 3000m2 (30mxl00m) đất của gia đình ông Y Tim Êban, số tiền đặt cọc là 1.200.000.000 đồng. Theo họp đồng đặt cọc thì ơng Y Tim có nghĩa vụ phải hồn tất thủ tục tách thửa đất cho nguyên đơn và thời hạn thực hiện tách thửa là 02 tháng kế từ ngày ký họp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, sau khi ký họp đồng đặt cọc được 03 tháng thì ơng Y Tim chưa thực hiện thủ tục sang nhượng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngun đơn, vì vậy, u cầu Tịa án nhân dân Tp Bn Ma Thuột buộc ông Y Tim và bà H Wi phải trả lại toàn bộ

tiền đặt cọc cho nguyên đcm và phải chịu khoản tiền phạt cọc là 1.200.000.000 đồng. Tổng số tiền ông Y Tim và bà H Wi phải trả cho nguyên đơn là 2.400.000.000 đồng.

BỊ đon trình bày: Vào ngày 09/4/2019 ông Võ Khắc Thời và bà Nguyễn Thị Trang cùng với ông Y Tim và bà H Wi Ênl có ký hợp đồng đặt cọc là 1.200.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong khi đang thực hiện việc tách thửa cho ông Thời và bà Trang, do yếu tố khách quan nên chưa thể hoàn tất thủ tục cho ông Thời và bà Trang. Nay, ông Thời và bà Trang khởi kiện ông Y Tim và bà H Wi buộc trả toàn bộ số tiền cọc và phạt cọc với tổng số tiền là 2.400.000.000 đồng thi bị đơn không đồng ý, vi hiện nay ông Y Tim và bà H Wi vẫn muốn tiếp tục thực hiện việc sang nhượng cho ông Thời và bà Trang. Việc thực hiện chậm trễ thủ tục sang nhượng do yếu tố khách quan, đồng thời ông Y Tim và bà H Wi khơng có lỗi. Trường hợp ơng Thời và bà Trang không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng thi ông Thời và bà Trang phải chịu mất số tiền cọc là 1.200.000.000 đồng.

Đại diện theo ủy quyền của bị đơn lập luận: Tôi thừa nhận vào ngày 09/4/2019, ông Võ Khắc Thời và bà Nguyễn Thị Trang cùng với ơng Y Tim và bà H Wi có ký hợp đồng đặt cọc mua 3000 m2 đất của hộ gia đình ơng Y Tim Êban, số tiền tơi nhận cọc là 1.200.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong khi thực hiện việc tách thửa cho ông Thời và bà Trang do có yếu tố khách quan nên chưa thể hồn tất thủ tục. Nay ông Thời và bà Trang khởi kiện buộc ơng Y Tim và H Wi buộc trả tồn bộ tiền cọc là 2.400.000.000 đồng thì tơi khơng đồng ý, vì hiện nay ơng Y Tim và bà H Wi vẫn muốn tiếp tục thực hiện việc sang nhượng cho ông Thời và bà Trang. Việc thực hiện chậm trễ thủ tục sang nhượng do yếu tố khách quan, đồng thời ông Y Tim và bà H Wi không có lỗi. Trường hợp ơng Thời và

Một phần của tài liệu Chế tài do vi phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)