Các yếu tố tác động đến việc thành lập và tiêu chí đánh giá tổ

Một phần của tài liệu Các mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 36)

- Các yếu tố tác động đến việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng:

Để thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, mỗi quốc gia cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng các yếu tố tác động, chi phối để có cơ sở xác định mơ hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng cho phù hợp, hiệu quả. Các yểu tố tác động đến việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng rất đa dạng, dưới đây là một số yếu tố cơ bản, quan trọng, cần được xem xét, đánh giá trước khi thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở các quốc gia.

Thứ nhât, mức độ tham nhũng ước tính trong nước. Đơi với qc gia có mức độ tham nhũng thấp sẽ không nhất thiết bắt buộc phải thành lập cơ quan chống tham nhũng chuyên trách dưới hình thức một cơ quan đa năng mạnh với nhiều quyền hạn. Ngược lại, đối với các quốc gia mà nạn tham nhũng đã trở nên phổ biến, đặc biệt

nghiêm trọng thì cần phải tính tốn để xây dựng cơ quan chun trách chống tham nhũng đủ mạnh để có thể ngăn chặn, kiềm chế và đẩy lùi tham nhũng hiệu quả, điều mà một cơ quan chống tham nhũng nhở không thể làm được.

Thứ hai, tính liêm chính, mức độ hồn thiện và năng lực của các thể chế hiện có. Thể chế chống tham nhũng cần thực hiện hoặc củng cố những chức năng còn thiếu hoặc đặc biệt yếu trong khung thể chế tổng thể hiện có. Tính liêm chính thấp

của các thể chế hiện tại có thể địi hỏi mức độ độc lập cao hơn của thể chế chống tham nhũng mới.

Thứba, khung hiến pháp: Ở nhiều quốc gia, việc tạo ra một thể chế độc lập sẽ gặp phải những rào cản về hiến pháp.

Thứ tư, khung pháp lý hiện hành và hệ thống tư pháp hỉnh sự quốc gia: Hệ thống tư pháp hình sự trên tồn thế giới có sự khác biệt đáng kể trong việc phân bố chính xác năng lực và trách nhiệm giữa các bên khác nhau như: cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, nhất là liên quan đến giai đoạn điều tra sơ bộ và trước khi xét xử.

Thứ năm, các nguồn lực tài chính sẵn có: Cải cách hoặc tạo ra thể chế mới là một nhiệm vụ tốn kém. Điều quan trọng là phải đánh giá trước liệu ngân sách quốc gia và các nguồn khác có thể cung cấp đủ kinh phí và bền vững cho các thể chế như vậy hay không, đặc biệt là trong trường hợp quyết định thành lập một cơ quan đa mục đích mạnh ờ trung ương.

Điều cốt yếu là quyết định thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng và lựa chọn mơ hình cụ thề phải dựa trên phân tích và chiến lược. Trước tiên, mỗi quốc gia phải xác định chính xác mình đang ở đâu, quyết định mình muốn đi đâu và cuối cùng là xây dựng một lộ trình chi tiết. Mặc dù các bước này

có vẻ hiển nhiên, nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhiều quốc gia đà thành lập các cơ quan chống tham nhũng mà khơng có sự đánh giá hoặc xây dựng chiến lược

phù hợp trong bơi cảnh khơng có các điêu kiện tiên quyêt cơ bản vê pháp lý, cơ cấu và tài chính. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các quốc gia trong việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Do đó, việc thành lập một cơ quan mới cần bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược chống tham nhũng. Ngay từ đầu, điều quan trọng là phải làm rõ loại hình cơ quan mới và vị trí pháp lý của nó. Hơn nữa, cần xác định rõ ràng các chức năng và nhiệm vụ, cũng như nguyên tắc phối họp của cơ quan này với các cơ quan có liên quan, cần phải thông qua một cơ sờ pháp lý họp lý về tổ chức, trong đó giải quyết các vấn đề về tài chính, nhân sự, thủ tục và hoạt động liên quan đến cơ quan. Cụ thế là: nguồn ngân sách cần được phân bổ; bô nhiệm người đứng đầu tổ chức độc lập về chính trị thơng qua một quy trình minh bạch; chuẩn bị cơ cấu tổ chức nội bộ và các quy định bao gồm quy tắc ứng xử nội bộ; quy trình tuyến dụng cán bộ; quy trình hành chính, vận hành và báo cáo nội bộ, đồng thời thiết lập các kế hoạch làm việc có thể quản

lý, các tiêu chuẩn đánh giá và đào tạo cán bộ.

- Các tiêu chí đánh giá tố chức, hoạt động của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng:

Hiệu quả hoạt động của một tố chức PCTN cần được đo lường dựa trên một bộ chỉ số định lượng (dữliệu thống kê và thước đonhận thức của côngchúng) và các chỉ số định tính (đánh giả và khảo sát của chuyên gia) dựa trên các chức năng mà tố chức đó thực hiện. Dữ liệu thống kê (ví dụ: về sổ lượngđơn khiếu nạiđã nhận, cáccuộc điềutra và truy tố đãmở và hoàn thành, kết án đãđạt được, lệnh hành chỉnh, hướng dẫn và lờikhuyênđược ban hành, luật và quy địnhđược soạn thảo hoặc xem xét) là một chỉ số khách quan cung cấp thông tin có giá trị. Tuy nhiên, chỉ số này chưa thế phản ánh một cách toàn diện về chất lượng, hiệu quả của cơng tác PCTN. Do đó, thơng tin định lượng này phải được bồ sung bởi các nghiên cứu về nhận thức và thái độ của công chúng, các cuộc khảo sát của các chuyên gia độc lập và đánh giá giám sát từ các tố chức quốc tế, chẳng hạn như Nhóm các quốc gia chống tham nhũng của Châu Âu (GRECO) và OECD. Các nhà phân tích của các tổ chức chống tham nhũng trên thế giới đã xác định được nhiều lý do khác nhau

khiên nhiêu sáng kiên thành lập và quản lý các tô chức chuyên trách vê chông tham nhũng thất bại. Mặc dù các lý do khác nhau nhưng các chuyên gia thường đề cập đến các yếu tố về chính trị, kinh tế, quản trị, pháp lý, các yếu tố tổ chức, hiệu quả hoạt động và niềm tin của công chúng [69]. Cụ thề như sau:

Thứ nhất, về mặt chính trị: Việc thiếu cam kết chính trị thực sự sẽ cản trở việc thành lập hoặc hoạt động đúng đăn của bât kỳ tô chức chông tham nhũng nào.

Thứhai, về mặt kinh tế: Thể chế chống tham nhũng có nhiều khả năng thất bại nếu nó hoạt động trong một mơi trường phổ biến tham nhũng, trong một nền kinh tế được nhà nước kiểm sốt cao hoặc trong một mơi trường thiếu ổn định cơ bản về kinh tế vĩ mô và hệ thống thuế thiếu minh bạch. Tương tự như vậy, việc cấp kinh phí khơng đầy đủ cũng cản trở hiệu quả hoạt động của các cơ quan này do thiếu nguồn lực thích hợp.

Thứba, về mặt chính quyền: Khơng một tổ chức chống tham nhũng nào có thể hoạt động riêng lẻ; hiệu quả của một tồ chức chống tham nhũng được liên kết chặt chẽ với hoạt động chung của các tổ chức khác. Nếu các tổ chức cơng khác có nhiều thiếu sót hoặc khiếm khuyết cũng sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động tố chức

chống tham nhũng.

Thứ tư, về mặt pháp lý: Tiêu chí này thể hiện ở khía cạnh địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng phải được quy định cụ thế, rõ ràng trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao và ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu địa vị pháp lý, trách nhiệm và quyền hạn của một tổ chức được xác định bởi một cơ sở pháp lý khơng đầy đủ thì tổ chức đó sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đó khơng cao.

Thứ năm, về mặt tổ chức: Cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng là một trong các yểu tố quan trọng, quyết định sự thành cơng hay thất bại của mơ hình cơ quan chống tham nhũng. Theo đó, nếu máy móc áp dụng mơ hình nước ngồi mà khơng đánh giá đúng mức các đặc thù của địa phương có thể góp phần đáng kể vào sự thất bại của các thể chế chống tham nhũng. Khồng có

giải pháp nào là phù hợp với tât cả các quôc gia và vùng lãnh thơ, do đó, nêu lựa chọn mơ hình tập trung vào điều tra thì tất yếu sẽ bất lợi cho các biện pháp phịng ngừa, phân tích và giáo dục. Do đó, căn cứ vào đặc điểm của mình, mỗi quốc gia

cần xác định các ưu tiên và trọng tâm đề xem xét, lựa chọn áp dụng mơ hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng cho phù hợp, hiệu quả.

Thứ sáu, về hiệu quả hoạt động: Tiêu chí này thể hiện hoạt động của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng phải được tiến hành có hiệu quả. Đe phúc đáp được điều này thì tồ chức và hoạt động của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng còn rất nhiều việc phải làm như: nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức công tác tại cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, xây dựng cơ chế hoạt động, mối quan hệ công tác, mối quan hệ về trách nhiệm, ... khoa học, minh bạch; rõ vị trí

cơng tác của từng bộ phận cấu thành .... Có như vậy thì mới bảo đảm hoạt động của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng có chất lượng, hiệu quả.

Thứ bảy, về niềm tin của công chúng: Trước hết, công chúng nên nhận thức được sự tồn tại, chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của tổ chức chống tham nhũng. Những quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tố chức của các cơ quan này cần được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng với những thông tin cụ thể, địa chỉ rõ ràng. Qua đó, cơng chúng có thể dễ dàng tim kiếm và tiếp cận các cơ quan này để thực hiện quyền tố cáo, tố giác, báo tin khi phát hiện hành vi tham nhũng. Bên cạnh quyền tiếp cận thơng tin thì quyền tự do lập hội đế bày tỏ ý kiến, quan điểm đối với những vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả vấn đề về PCTN cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công

chúng được coi là những biện pháp hữu hiệu đế củng cố niềm tin của công chúng vào cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, giúp thay đổi nhận thức, thúc đẩy sự tham gia của công chúng vào công tác chống tham nhũng của quốc gia.

Thứ tám, về đánh giá hiệu quả hoạt động của các tố chức chuyên trách về chống tham nhũng cần phải tính đến bối cảnh rộng hơn mà các tổ chức này hoạt động. Do đó, các chỉ số định tính và định lượng về hoạt động của một tồ chức nhất

định, phải được bô sung băng các chỉ sô đánh giá các yêu tô tác động (như đã nêu ở trên) ở một quốc gia nhất định.

1.5. Quy định về cơ quanchuyêntrách chống tham nhũng trong các điều ước quốctế có liênquan

Một phần của tài liệu Các mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trên thế giới và gợi mở cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)