Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87 - 104)

3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyên của người dưới 18 tuô

3.2.2. Các giải pháp khác

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyênmôn của

các Thẩm phán, Hội thâm nhân dân tham giahoạtđộng xét xử cácvụ án hìnhsự có

hị cáo là người dưới 18 tuổi tạiTịấnnhân dânquận Nam Từ Liêm

Trong giai đoạn xét xử VAHS, các quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuối có được đảm bảo hay khơng phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm nhân dân.

Đe nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chun mơn cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân Cần phải:

Một là, hoàn thiện quy trình về tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, cần sớm hồn thiện các tiêu chí đối với việc tuyến chọn, bố nhiệm Thẩm phán làm việc tại TAND các cấp. Ngoài các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của Thẩm phán theo quy định hiện hành thì cần xây dựng và kết hợp với việc đánh giá năng lực công tác và hoạt động thực tiễn của các đối tượng được xét bồ nhiệm Thẩm phán. Đồng thời, lãnh đạo TAND các cấp cần chủ động xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chun mơn cao, có phẩm chất, đạo đức để quy hoạch nguồn Thẩm phán. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuối.

Hai là, lãnh đạo TAND quận Nam Từ Liêm cần thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá và phân loại trình độ chun mơn, nghiệp vụ xét xử của các Thẩm phán được phân cơng xét xử các VAHS có người dưới 18 tuổi phạm tội để có kế hoạch sắp xếp, phân công công việc phù hợp và làm cơ sở cho việc đánh giá, bố nhiệm lại Thẩm phán; đồng thời, có kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm thêm Thẩm phán đề đảm bảo đội ngũ Thấm phán vừa đủ về số lượng, vừa đáp ứng được chất

lượng công tác, tránh tình trạng q tải trong cơng việc.

Balà, lãnh đạo TAND quận Nam Từ Liêm cần chù động xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ, năng lực chun mơn cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân

dân. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm Thấm phán, Hội thẩm nhân

dân thi những người THTT còn phải được đào tạo, tập huân, bôi dưỡng thường xuyên kiến thức về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi, cần tổ chức các khóa đào tạo đặc biệt dành cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, các cán bộ Tòa án tham gia giải quyết các vụ án có người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào các kiến thức liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý, đặc trưng hành vi, năng lực nhận thức của người dưới 18 tuổi; các kỹ năng của Thẩm phán trong công tác xét xử thân thiện đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

Bốn là, đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng cần không ngừng rèn luyện, tự mình nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân để có thể đáp ứng được yêu cầu, áp lực cao trong cơng việc trong giai đoạn xét xử VAHS nói chung, các VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng. Kịp thời cập nhật các vãn bản pháp luật chuyên ngành về hình sự, TTHS, nhừng hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử, những kết luận và định hướng áp dụng pháp luật, đặc biệt là liên quan đến vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi, từ đó bảo đảm tốt hơn các quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượngđội ngũ Kiểm sát viên thực hành quyềncôngtố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử vụ án có ngườidưới ỉ8tuổi phạm tội

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo theo quy định pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đe bảo đảm tốt hơn cho quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS cũng cần phải xây dựng và hoàn thiện đội ngũ Kiếm sát viên đủ năng lực, trình độ chun mơn, có kinh nghiệm thực hành quyền công tố và kiếm sát hoạt động tư pháp đối với các VAHS có bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.

Yêu cầu đặt ra đối với Kiểm sát viên khi tiếp xúc với người dưới 18 tuối phạm tội phải có lịng vị tha, đối xử cơng bằng, thân thiện, để họ có thể dễ dàng chấp nhận trách nhiệm cho các hành vi sai trái cùa mình. Ngược lại nếu bị đối xử khơng cơng bàng, khơng thân thiện họ sẽ có xu hướng cảm thấy uất ức, không tin

vào người lớn và mất niềm tin vào công lý, vào hệ thống tư pháp dẫn đến họ khai báo không khách quan và khiến cho q trình phục hồi thêm khó khăn. Do đó,

Kiểm sát viên phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội theo đúng quy định của pháp luật. Để làm được điều đó, đội ngũ Kiểm sát viên nói chung, Kiếm sát viên ở quận Nam Từ Liêm nói riêng cần:

Một là, được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực hành quyền công tố và kiếm sát hoạt động tư pháp tại phiên tịa xét xử VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuối. Thơng qua đó, kịp thời phát hiện những vi phạm về thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử VAHS để kịp thời đề nghị Hội đồng xét xử thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo cho các quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi không bị xâm phạm.

Hai là, phải đảm bảo tính riêng tư, bí mật nhằm ngăn ngừa sự kỳ thị đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi. Hạn chế tối đa việc công bố địa chỉ nơi ở của người

dưới 18 tuổi phạm tội hoặc Kiểm sát viên mặc đồng phục đến nhà của đối tượng này sẽ gây dư luận và kỳ thị cho họ, làm cho quan hệ xã hội của họ gặp khó khăn, họ sẽ bị nghi ngờ, dị nghị và phân biệt đối xử bởi những thành viên trong cộng đồng. Điều này sẽ làm tốn hại đến tâm lý của bị cáo là người dưới 18 tuổi sẽ khó phục hồi. Vì vậy, Kiểm sát viên cần xem xét kỹ lưỡng trong trường họp cơng khai liên hệ làm việc, chỉ những người có liên quan trực tiếp mới được biết và Kiểm sát viên giải thích cho những người liên quan rằng việc tiết lộ thông tin cho những người không liên quan sẽ đem lại hậu quả không tốt cho bị cáo là người dưới 18 tuổi và gia đình, bởi do áp lực gây ra từ việc cơng khai này, NCTNPT có những hành động tiêu cực như bỏ trốn, nghiêm trọng hơn có thể tự tử.

Ngoài ra, việc triệu tập bị cáo là người dưới 18 tuổi đến VKSND để làm việc, mặc dù BLTTHS quy định phải có giấy triệu tập gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hay chính quyền địa phương, nhưng Kiểm sát viên phải xem xét cẩn thận việc này có thể thực hiện một cách tể nhị hơn để tránh kỳ thị đối với các đối tượng này.

Ba là, thực hiện hiệu quả các kỹ năng làm việc thân thiện với bị cáo là người dưới 18 tuổi. Kiểm sát viên khi tiếp xúc, làm việc với bị cáo là người dưới 18 tuổi ngồi có trinh độ nghiệp vụ cao, cịn phải có kinh nghiệm, lịng nhiệt tình, thân

thiện, phải hiêu và nhận thức đúng các quy định của pháp luật vê NCTN và có những hiểu biết nhất định về tâm lý của NCTN phạm tội, để có phương pháp tiếp xúc hiệu quả. Kiểm sát viên cần chú ý nơi tiến hành làm việc với bị cáo là người dưới 18 tuổi phải được bố trí theo cách phù hợp nhằm giảm bớt căng thẳng, sợ hãi (như tiến hành làm việc tại nơi có trang bị các đồ vật mang tính chất thân thiện, gọi là phịng điều tra thân thiện). Đồng thời, cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần hỏi cung bị cáo là người dưới 18 tuổi, vì hầư hết các em khơng quen và thường rất sợ cán bộ thấm quyền, đặc biệt là Cơng an, Kiếm sát viên hay cán bộ Tịa án và nếu cuộc hởi cung kéo dài sẽ gây căng thẳng. Khi bị căng thẳng họ không thể nhớ chính xác những sự kiện hay chi tiết liên quan đến vụ án. Thông thường việc hỏi cung không nên kéo dài quá 90 phút. Vì vậy, Kiểm sát viên cần chú ý hạn chế thời gian và số lượng các cuộc hỏi cung bàng cách phải lập kế hoạch cụ thể và chuẩn bị nội dung cho cuộc hỏi cung (như xác định rõ các chi tiết liên quan đến vụ án, mời tất cả những người được pháp luật yêu cầu...). Trong quá trình làm việc, nếu bị cáo là người dưới 18 tuối có biếu hiện mệt mỏi, buồn ngủ hay khơng có khả năng khai báo chính xác, đầy đủ thì Kiềm sát viên phải dừng ngay buổi làm việc.

Do người dưới 18 tuổi còn non nớt, chưa trưởng thành nên rất dễ bị ảnh hường bởi các tiến trình tố tụng, vì vậy Kiểm sát viên cần có những biện pháp và kỹ năng đặc biệt, đế vừa đảm bảo lợi ích của các em vừa đảm bảo tiến trình TTHS cơng bằng và hiệu quả. Khi tiếp xúc, làm việc với người dưới 18 tuổi phạm tội, Kiểm sát viên không nên “thể hiện” quyền lực, vì họ dễ bị mất bình tĩnh sẽ khai báo lộn xộn, thậm chí có thể thú tội giả do bị áp lực khi Kiểm sát viên thể hiện quyền lực, điều này cần phải tránh tối đa. Do đó, Kiểm sát viên cần xây dựng mối quan hệ ngay từ lần đầu khi làm việc với nhóm đối tượng này, cần sử dụng giọng nói sao cho đối tượng cảm thấy thân thiện, thoải mái và bắt đầu buổi làm việc bằng một cuộc nói chuyện ngắn, gợi mở những điểm chung giữa Kiểm sát viên và bị cáo là người dưới 18 tuổi (như cả hai chúng ta cùng q qn, cùng thích một mơn thể thao...) và hiểu rõ về các mối quan hệ cùa các em (như quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè...) để giúp cho các em chấp nhận và tự nguyện cho buổi làm việc với tinh

thần cởi mở, từ đó sẽ trình bày những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình. Đồng thời, Kiểm sát viên cần xác định yêu Cầu “giữa hai chúng ta chỉ nói sự thật, những

lời nói dối sẽ bị phát hiện” và nhấn mạnh “rằng mình đã biết hết những điều họ làm và đây là cơ hội để họ nói ra sự thật”. Kiểm sát viên cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi và kiểm tra lại xem họ có hiểu hết những gì mình nói hay khơng. Kiểm sát viên nên hởi một số câu hỏi mang tính thân thiện như “em hãy kể cho tôi biết thêm về...”, nên dùng từ “làm tổn thương” thay cho từ “giết người”, dùng từ “lấy” thay cho từ “ăn cắp”... để hạn chế mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, giảm bớt cảm giác tội lỗi và xấu hổ của đối tượng, họ sẽ thú nhận những gì họ đã làm một cách trung thực.

Bốn là. yêu cầu về kiểm sát xét xử. Kiểm sát viên tham gia phiên tịa phải có cái nhìn đúng đắn, có sự thơng cảm và sự xẻ chia đối với bị cáo là người dưới 18 tuối và nắm được tâm lý của các em khi phải xuất hiện trước phiên tịa như một bị cáo là hình thức đáng sợ do khả năng tự chủ kém, với khơng khí trang nghiêm của phiên tịa, họ thường mất bình tĩnh, trình bày có thể lộn xộn... Vì vậy, Kiểm sát viên phải có những biện pháp giúp các em bình tĩnh, giảm sợ hãi, làm cho phiên tòa thân thiện hơn và ít nghiêm khắc hơn một phiên tịa hình sự nói chung, nhưng vẫn đảm bảo công bằng và đúng các thủ tục tố tụng theo quy định, bằng cách Kiềm sát viên có thế u cầu Tịa án sắp xếp lại vị trí của những người THTT, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm giảm cảm giác cãng thẳng, sợ hãi đối với bị cáo.

Kiểm sát viên kiểm sát các thủ tục tố tụng tại phiên tòa như: Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên hoặc Hội Liên hiệp Phụ nữ; phải kiểm sát có cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo và phải có người tham gia bào chữa. Đồng thời, Kiểm sát viên phải kiểm sát quy trình xét xử của Tịa án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người THTT và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực vàkỉnh nghiệm của luậtsưtrong quátrìnhlàm

việcvà bào chữacho người dưới 18 tuổi phạm tội

Hoạt động của Luật sư là một chế định pháp lý quan trọng không thể thiếu

trong bât kỳ hệ thông pháp luật nào, kê cả pháp luật quôc tê. Luật su là người cùng với các cơ quan THTT góp phần vào q trình xây dựng và phát triển xã hội, bảo vệ dân chủ và công bằng. Với tư cách là một chức danh tư pháp tham gia độc lập vào đời sống xã hội và tố tụng tư pháp, luật sư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các thiết chế dân chủ ở nước ta. vấn đề này được quy định thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong BLTTHS năm 2015, thể hiện thái độ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với bị can, bị cáo nói chung và đối với người dưới 18 tuối phạm tội nói riêng. Bảo đảm được quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chừa cho mình khi tham gia TTHS là thể hiện được sự văn minh, dân chủ trong quá trình tố tụng. Hoạt động bào chữa trong TTHS chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi hội đủ ba điều kiện cần thiết, đó là điều kiện về pháp lý, điều kiện về tổ chức và điều kiện về con người. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động bào chữa phải là việc nâng cao nãng lực trách nhiệm của nhừng người làm cơng tác bào chữa.

Đe thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm các quyền của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong tồn bộ q trình tố tụng nói chung, trong giai đoạn xét xử nói riêng thi một trong những việc khơng thể thiếu đó là đội ngũ người bào chữa phải dồi dào về số lượng và tốt về chất lượng. Trong điều kiện phát triển kinh tể - xã hội hiện nay, số lượng người tốt nghiệp từ các trường có đào tạo luật với các hình thức khác nhau khơng ít. Tuy nhiên, sự tham gia của những người này vào các hoạt động bào chữa chưa cao do nhiều nguyên nhân. Đẻ khắc phục các nguyên nhân này, trước hết chúng ta cần tuyên truyền vận động người bào chữa tham gia bào chữa khơng chỉ vì thu nhập cá nhân mà cịn vì lương tâm nghề nghiệp. Điều này là rất quan trọng, vì khi người bào chừa có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp thỉ mới có thể bào chữa một cách tận tâm và đem đến hiệu quả cao.Phải có những tố chức và phong trào hoạt động làm cho những người có kiến thức pháp luật tự giác tham gia vào hoạt động bào chừa như là điều tất nhiên. Các tổ chức ở đây có thể là các tổ chức cộng đồng người bào chữa, các hiệp hội luật sư, các đoàn luật sư... với những phong trào như cùng nhau thực hiện tốt việc bào

chữa đê bảo đảm quyên bào chữa cho tât cả công dân, phát huy hơn nữa vai trị cùa người bào chữa trong q trình tố tụng... Thơng qua đó, những người bào chữa sẽ tham gia vào hoạt động bào chữa một cách tự giác, nhanh chóng, điều này

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)