Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, tác phẩm

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56)

2.6. Bảo vệ quyền tác giả đối tác phẩm phái sinh

2.6.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, tác phẩm

phái sinh

Hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh nói riêng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến sự

sáng tạo của các tác giả. Trong thực tế, hành vi xâm phạm rất phức tạp và xảy ra thường xuyên với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Các hành vi xâm phạm đó là việc các chủ thể sử dụng tài sản trí tuệ của tố chức, cá nhân có quyền đối với tài

sản đó mà khơng được sự đồng ý, trù' một số trường hợp ngoại lệ khơng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi• nhuận.• Theo quy định A ự • của điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì các dạng hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có thế được phân loại thành 02 loại: Hành vi xâm phạm quyền nhân thân và hành vi xâm phạm quyền tài sản.

Dạng 1:Xâm phạm quyền nhân thân

Quyền nhân thân của tác giả tác phẩm là các quyền luôn gắn liền với một chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được, là cơ sở để chủ thể thực hiện các quyền khác về tài sản. Các hành vi xâm phạm đến quyền này bao gồm:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học: Chiếm đoạt quyền tác giả có nghĩa là việc lấy đi cái của người khác làm của mình một cách lén lúc hoặc cơng khai dựa vào vũ lực hoặc quyền thế. Hay nói cách khác chiếm đoạt quyền tác giả là hành vi lấy tác phẩm của người khác làm của mình để đứng tên tác giả, cơng bố và phát hành tác phấm đó.

- Mạo danh tác giả, tự ý cơng bố, phân phối mà khơng có sự cho phép của tác giả, đồng tác giả. Mạo danh là hành vi nhân danh người khác có uy tín, danh

tiếng để thực hiện một cơng việc nào đó nhằm phục vụ lợi ích riêng của bản thân mình. Theo đó, mạo danh tác giả được hiểu là dùng hành vi dùng tên người khác đế đứng tên tác giả trên tác phẩm của mình nhằm lợi dụng danh tiếng của họ đề kiếm lợi nhuận từ • • việc cho thuê hoặc bán tác > phẩm đó. Điến hình cho hành vi nàyJ là việc một người lấy tên của một họa sĩ nối tiếng đặt tên cho bức tranh do mình sáng tạo

nên nhăm thu hút sự chú ý của công chúng. Tình hình mạo danh tác giả hiện nay ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích cùa tác giả, đặc biệt là quyền nhân thân.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tấc phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể hiện chủ đề tư tưởng và đời sống tinh thần của tác giả. Cho nên, bất kỳ một hành vi huy hoại nào đối với tác phẩm cũng đều xâm hại đến kết quả sáng tạo của tác giả. Những hành vi hủy hoại đó có thể là cắn xén, xuyên tạc hoặc là sửa đổi nội dung của tác phẩm mặc dù ít hoặc nhiều cũng làm sai lệch tư tưởng sáng tạo của tác giả. Tác giả chỉ có thể cấm những hành vi làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của tác phẩm, nếu hành vi này gây nguy hại đến danh dự uy tín cúa tác giả mà khơng có sự đồng ý của tác giả. Nhưng đối với những dạng của tác phẩm phái sinh như: dịch, cải biên, biên soạn,... thì khi tác giả đã cho phép người khác làm tác phẩm phái sinh thì người làm tác phẩm phái sinh được phép có những sửa đổi nhất định. Vì vậy tác giả khơng có quyền phản đối những chú thể này về các hành vi sử dụng sáng tạo của họ.

Dạng2.Các hành vi xâmphạm quyền tài sản

Không giống như các quyền nhân thân chỉ mang lại lợi ích tinh thần các quyền tài sản cịn mang lại cho tác giả những lợi ích vật chất. Đe cho ra đời một tác phẩm, tác giả đã đầu tư cơng sức và vật chất nhất định. Chi phí vật chất đó có thể do chính tác giả bỏ ra hoặc cũng có thể do sự đầu tư của người khác. Vì vậy, khi tác phẩm được sử dụng, tác giả và chủ sở hữu tác phẩm sẽ hiến nhiên được hưởng các quyền lợi tài sản được khai thác từ tác phấm đó. Các hành vi xâm phạm đến quyền này bao gồm:

- Sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

- Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trừ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Có thể hiểu sao chép

là các hoạt động như: in ân, thâu hình, thâu băng, thâu đĩa... Mọi hoạt động sao chép này phải được tác giả chấp nhận và phải trả thù lao cho tác giả, ngoại trừ tác giả từ chối quyền đó. Mọi việc sao chép tác phẩm của người khác nhằm mục đích lợi nhuận từ việc bán các bản sao chép các tác phẩm đều phải trả tác quyền. Ví dụ: hành vi sao chép bài hát của các ca sỹ nổi tiếng rồi in đĩa bán ra thị trường. Tác phẩm sao chép để cho mượn hoặc cho thuê cũng phải trả tác quyền cho tác giả. Cá nhân tự sao chép một bản để sử dụng riêng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân, lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu thì khơng cần phải xin phép tác giả và không phải trả bản quyền. Hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm đến quyền lợi tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

- Sử dụng, cho thuê tác phấm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Vấn đề sử dụng ở đây có thể được hiểu là việc khai thác giá trị kinh tế cùa tác phẩm bằng một hoặc nhiều hành vi sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình của tấc phẩm như: nhân bản, trưng bày, phố biến, thuyết trình, trình diễn,.. Theo quy định của pháp luật, trường hợp người thứ ba khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm, thì tác giả sẽ được hưởng một phần từ giá trị kinh tể của tác phẩm thu được từ đơn vị khai thác tác phấm, tức là hưởng thù lao, tiền nhuận bút và các lợi ích vật chất khác.

- Xuất bản, nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Việc xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, khơng những vậy cịn ảnh hưởng đến sự tôn trọng nếu chù sở hữu đồng thời là tác giả.

- Cố ý xoá, thay đổi, hủy bở hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Những việc này thường xảy ra trong các chương trình máy tính. Việc sao chép phần mềm bất hợp pháp khơng khác gì hành vi sao chép bất hợp pháp các loại hình tài sản trí tuệ khác và các biện pháp chế tài dành cho hành vi này cũng

giống như hành vi xâm phạm đối với tài sản trí tuệ khác vậy. Bất cứ khi người nào sử dụng một phần nhỏ phần mềm không được cấp phép là người đó lấy đi thu nhập từ việc tạo ra phần mềm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Điều quan trọng hơn là người đó lấy đi tính sáng tạo của nhóm người đà phát triển phần mềm đó

(lập trình viên, thiết kế đồ họa...).

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sờ để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đối, phân phối,

nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị thường xảy ra đối với các chương trình máy tính, các thiết bị này có khả năng làm nguy hại đến các chương trình quản lý quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy không phải là hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền tác giả, nhưng đã gián tiếp làm nguy hại đến khả năng đảm bảo quyền và lợi ích cùa chủ sở hữu.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. Giả mạo là hành vi làm giả nhằm đánh lừa người khác. Giả mạo tên, chữ ký của tác giả là hành vi làm nhái lại tác phẩm của người khác và làm giả tên, chữ ký của người đó trên tác phẩm nhằm đánh lừa khách hàng rằng đó là tác phẩm của người bị giả mạo. Hành vi này thường xảy ra đối với tác phẩm văn học, mỹ thuật, đối với những tác giả trẻ hay tác giả vơ danh khơng có nhiều danh tiếng trong lĩnh vực văn học muốn tác phấm mình được bán dễ dàng và thu được lọi nhuận nhanh chóng nên đã mạo danh tác giả và chữ ký của những người nổi tiếng trên tác phẩm của mình. Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự uy tín của các tác giả nổi tiếng nên cần phải có quy định này đế bảo vệ hình ảnh của tác giả và có quyền khởi kiện khi phát hiện ra có hành vi

xâm phạm.

-Hành vì làmtác phẩmpháisinh vì phạmquyền tác giả của tácphẩmgốc

Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép: Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hừu quyền tác giả đối với tác phấm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Mạo danh chiêm đoạt quyên tác giả như không ghi tên tác giả tác phâm gôc. Làm tác phẩm phái sinh với mục đích thương mại, khơng trả tiền thù lao cho tác giả tác phẩm gốc.

2.6.2.Biện phápbảo vệ quyền tácgiả đốivới tác phấm phái sinh

Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phấm nói chung và đối với tác phẩm phái sinh nói riêng là những cách thức được chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi quyền này bị xâm phạm. Pháp luật nước ta quy định việc bảo vệ quyền tác giả với tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật bằng nhiều biện pháp, bao gồm: biện pháp tự bảo vệ, biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và biện pháp kiếm sốt biên giới. Việc quy định nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau xuất phát từ chính sự đa dạng của các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, quy định nhiều biện pháp bảo vệ quyền tác giả còn nhằm xử lý hiệu quả hành vi xâm phạm bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phấm đối với tác phẩm phái sinh, việc xác định biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền tác giả dựa vào sự lựa chọn của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và tính chất, mức độ xâm phạm của từng hành vi.

Thứ nhất,Biện pháp tự bảovệ

Xuất phát từ “Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự” được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật dân sự, Biện pháp tự bảo vệ Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền độc quyền sao chép tác phẩm của họ không bị xâm phạm.

Tự bảo vệ xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể nhằm bảo vệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Tác giả, chú sở hữu tác phẩm có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa hành vi xâm phạm với các biện pháp truyền thống như cất giừ, quản lý các tài liệu, thông tin về tác phẩm, hoặc sử dụng phương tiện, biện pháp

kỹ thuật, biện pháp công nghệ nhăm ngăn chặn các hành vi tiêp cận tác phâm như sử dụng các mật mã đề bảo vệ chương trình máy tính, đánh dấu, nhận biết, phân biệt tác phẩm

- Khi bị người khác xâm phạm quyền thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền Yêu cầu tố chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lồi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại;

- Trường hợp người có hành vi xâm hại khơng thực hiện u cầu của mỉnh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong việc bảo vệ quyền tác giả, biện pháp công nghệ là một trong những biện pháp hữu hiệu thường được các chủ thể áp dụng như: đưa các thông tin quản lý quyền lên bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát

sóng (ví dụ: dán tem, nhãn chống hàng giả) hoặc khi truyền đạt đến công chúng; hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ để ngăn chặn hành vi sao chép, tiếp cận tác phẩm.... Nhiều chú thể quyền đã chủ động đấu tranh với chú thể vi phạm như khuyến cáo, tổ chức họp báo công khai.... Các chủ thề quyền cũng đã họp tác chặt chẽ, hồ trợ tích cực với các cơ quan thực thi trong việc phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm; tham gia vào các tổ chức quản lý tập thể và ủy thác quyền cho các tổ chức này để phát huy sức mạnh tập thề trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liến quan;

Thứhai, Biện phápdânsự

Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phố biến và hữu hiệu nhất hiện nay. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đang đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Chủ thể áp dụng các biện pháp này là Tòa án.

- Các biện pháp dân sự mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể u cầu Tịa án nhân dân áp dụng được quy định cụ thể tại điều 202 Luật sở hừu trí tuệ 2009

như: Buộc châm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lơi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

- Đặc biệt, các nguyên tắc xác định thiệt hại và các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 204, 205 Văn bản họp nhất Luật sở hữu trí

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)