3.1.1.Một số tranh chấp liênquan đếnquyềntácgiảđồivớitác phẩmphái sinh
Những năm gần đây, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và cụ thể hơn là quyền tác giả càng được quan tâm hơn. Đã có nhiều vụ tranh chấp trong lĩnh vực bản quyền xảy ra trong những năm gần đây. Một số vụ tranh chấp tiêu biếu như:
Vụ tranh luận giữatiếnsỹ luật học Cù Huy HàVũ vớiekipthực hiện album“Chatvói Mozart”
Chat với Mozart là album phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 2005. Đây là sản phẩm từ một dự án táo bạo mà Mỹ Linh đà hát nhạc cổ điển theo phong cách R&B với phần lời được viết bởi nhạc sĩ Dương Thụ. Phần hòa âm được 2 nhạc sĩ Anh Quân và Huy Tuấn phụ trách.
Tuy nhiên, vào năm 2006, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi kiến nghị xử phạt tác giả và nhà sản xuất album “Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ Linh vì cho rằng “vi phạm quyền nhân thân của tác giả nhạc cố điển khi đặt tên và lời tiếng Việt cho tác phẩm của họ trong album này. Theo ông: “Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành cỏ lời là khơng được”, và nhạc của Mozart “là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bỉnh dân” là phá hoại văn hóa”.
Theo ơng Vũ thì việc “đặt lời cho tác phẩm không lời rõ ràng không thuộc phạm trù cùa tác phẩm phái sinh”. Ông cho rằng việc phổ lời tác phẩm âm nhạc không lời là một hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm và vi thế đã xâm phạm quyền nhân thân của tác giả mà theo Luật Sở hữu Trí tuệ, quyền nhân thân bao gồm bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, và quyền này được bảo hộ vô thời hạn...
Đe trả lời cho kiến nghị của ông Cù Huy Hà Vũ, Cục bản quyền tác giả văn
học - nghệ thuật đã ra công văn sô 91/BQTG-BQ ngày 24.4.2007 vê việc đặt tên và đặt lời tiếng Việt cho các tác phẩm âm nhạc được sử dụng tại đĩa nhạc “Chat với Mozart” do Cty TNHH Diệu Thanh phát hành. Theo Công văn: Căn cứ vào các quy định pháp luật, thực tiễn tại nước ngồi và Việt Nam, đã có các trường hợp sử dụng tương tự đối với tác phẩm âm nhạc khơng lời đã hết thời hạn bảo hộ, vì vậy việc đặt tên và đặt lời Việt cho các tác phẩm mới được sáng tạo từ các tác phấm đã hết thời hạn bảo hộ của nhạc sỹ Dương Thụ không vi phạm pháp luật... Nhạc sĩ Dương Thụ đã sử dụng các trích đoạn từ các tác phẩm của các nhạc sĩ trên, không sửa đổi để sáng tạo tác phẩm mới. Việc sáng tạo tác phẩm mới này được coi là sáng tạo tác phẩm phái sinh.”
Trong công văn đã sử dụng cụm tù’ “đã hết thời hạn bảo hộ” đối với các tác phẩm âm nhạc cổ điển không lời là chưa chính xác, vì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không thể chuyển giao là vĩnh viễn. Thêm vào đó, việc viết thêm phần lời riêng biệt cho tác phẩm khơng thể xếp vào bất kỳ một loại hình tác phẩm phái sinh nào như dịch, phóng tác, ... Bởi vậy, khi cho rằng việc viết thêm lời vào bản nhạc không lời là việc sáng tạo nên tác phẩm phái sinh là chưa chính xác. Thực tế, diễn ra rất nhiều trường hợp các nhạc sỹ hiện đại sáng tác thêm lời cho các tác phẩm âm nhạc truyền thống, là loại hình tác phẩm khó xác định tác giả, bởi vậy cũng khó xác định người có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phấm âm nhạc truyền thống. Theo người viết việc viết thêm lời vào bản nhạc không lời (khi khơng có sự đồng ỷ của tác giả tác phẩm gốc) không được coi là hoạt động tạo ra tác phẩm phái sinh. Cịn trong trường hợp có sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc thi tác phẩm mới là tác phấm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phái sinh. Việc này được coi là tương đương với trường hợp phổ nhạc cho một bài thơ thì bài hát (bao gồm phần nhạc và lời thơ) là tác phẩm đồng tác giả chứ không phải là tác phẩm phái sinh.
Tranhchấpbản quyền tác giả bộ truyện Thần đồng đất Việt
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt. Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị đã
thuê họa sĩ khác sử dụng hình tượng các nhân vật trong Thân đơng Đât Việt trước đó để tiếp tục thực hiện và xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi, xuất bản các phiên bản Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học mà khơng có sự đồng ý của Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh Giám đốc Công ty Phan Thị tự nhận là tác giả của các nhân vật trong hồ sơ đăng ký bản quyền.
Năm 2007, Lê Linh dã gửi khởi kiện Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, u cầu tịa án cơng nhận là tác giả duy nhất với các hình vẽ trong bộ truyện tranh chứ không phải là bà Phan Thị Mỹ Hạnh và đề nghị Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được phép sáng tác các tập tiếp theo và các biến thể của truyện Thần đồng đất Việt dựa trên các nhân vật trong truyện.
Tại bản án sơ thẩm số: 35/2019/DS-ST về việc “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ” ngày 18/2/2019 của Tịa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đà phán quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện cùa ngun đơn, theo đó cơng nhận ơng Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật “Trạng Tí”, “Sửu ẹo”, “Dần béo” và “Cả Mẹo” trong bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt; không thừa nhận bà
Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) là đồng tác giả; buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc sử dụng những biến thề khác nhau của những hình tượng do Lê Linh sáng tạo từ các tập Thần đồng Đất Việt tiếp theo, cũng như trên các ấn bản Thần đồng Đất Việt khoa học, Thần đồng Đất Việt mỹ thuật...; đồng thời Công ty Phan Thị phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thanh tốn chi phí th luật sư cho ông Lê Linh là 15 triệu đồng.
Quyết định của Tịa trong việc khơng cơng nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là có căn cứ pháp lý. Trong vụ việc này, bà Phan Thị Mỹ Hạnh cho rằng mình đã nghĩ ra những ý tưởng trong đầu
về 4 hình tượng nhân vật và thuê hoạ sĩ Lê Linh thể hiện ý tưởng đó trên giấy. Những ý tưởng này không tồn tại ở dạng vật chất hay dạng thức có thể nhận biết
được nên khơng đáp ứng những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và khơng được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Vì vậy, bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện.
Bên cạnh việc công nhận Lê Linh là tác giả của tác phâm thì cơng ty Phan Thị cũng được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả và Tòa án cũng xác định các biến thể của bốn nhân vật là tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, tòa cho rằng việc tạo ra các tác phẩm phái sinh mà khơng có sự cho phép của tác giả (vi chỉ tác giả mới có quyền nhân thân) là vi phạm quyền "bảo vệ tính tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho phép người khác sửa đối, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả” (Điều 19.4 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm số 774/2019/DS-PT ngày 03/09/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Quyền nhân thân thuộc về họa sỹ Lê Linh, còn quyền tài sản thuộc về Cơng ty Phan Thị. Bốn hình tượng nhân vật là loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tuy nhiên việc sáng tác những tập tiếp theo và các phiên bản khác của bộ truyện tranh là Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học khơng thuộc các loại hình tác phẩm phái sinh như trong quy định tại Điều 4.8 Luật sở hữu trí tuệ 2005 nên Hội đồng xét xử khơng có cơ sở xem đây là hoạt động làm tác phẩm phái sinh.
Qua bản án ta có thể nhận thấy một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả.
Thứ nhất, việc Tịa án xác định loại hình tác phẩm được bảo hộ ở đây là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là loại hỉnh tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại điểm I, khoản 1 điều 747 Bộ luật dân sự 1995. Một khi được gọi là tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng thì tác phẩm đó phải có khả năng ứng dụng vào hoạt đông sản xuất kinh doanh hoặc thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên với phán quyết trên của Tòa án nhân dân Quận 1 ràng việc tạo ra các tác phẩm phái sinh mà khơng có sự cho phép của tác giả (vì chỉ tác giả mới có quyền nhân thân) là vi phạm quyền "bảo vệ tính tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho phép người khác sửa đổi, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác
giả” thì nguy cơ tác phẩm sẽ phải chết yều và không thể sử dụng nữa. Không chỉ truyện mà những định dạng media (phương tiện truyền thơng khác như hoạt hình, hay
chuyển ngữ, xuất bản qua nước ngồi dường như cũng khơng cịn cơ hội phát triển.
Thứ hai, việc Tòa án nhân dân thành phơ Hơ Chí Minh tại bản án phúc thâm khơng công nhận việc tạo ra các phiên bản khác của truyện Thần đồng đất Việt là Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học là hoạt động làm tác phẩm phái sinh vi cho rằng chúng không thuộc loại hình tác phẩm phái sinh nào như trong quy định tại Điều 4.8 Luật sở hữu trí tuệ 2005 là không hợp lý. Việc sáng tác các tập tiếp theo của truyện Thần đồng đất Việt mà không có sự đồng ý của tác
giả Lê Linh là hoạt động vi phạm quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm. Tuy nhiên, các ấn phẩm khác như Thần đồng đất Việt mỹ thuật, Thần đồng đất Việt khoa học là các tác phẩm phóng tác dựa trên tác phẩm Thần đồng đất Việt đã có.
Các ấn phẩm này đã có sự sáng tạo trong nội dung của tác phẩm, làm cho chúng có sắc thái mới, khác với ấn phẩm cũ khi các tình huống trong truyện liên quan đến các kiến thức khoa học, mỹ thuật.
Tranhchâp bản quyên vờ diênthựccảnh“tinh hoabăc bộ” và“ngày xưa”
Vào giữa năm 2017, đạo diễn Việt Tú ký hợp đồng với Công ty Tuần Châu Hà Nội đề sản xuất vờ diễn mang tên Ngày xưa (hay cịn gọi là Thủa ấy xứ Đồi) tại Sài Sơn, chùa Thầy. Tuy nhiên, với tư cách là chủ đầu tư cho vở diễn, Công ty Tuần Châu Hà Nội chấm dứt khai thác sau 10 buổi trình diễn và sau đó giao cho đạo diễn Hồng Nhật Nam thực hiện vở diễn Tinh hoa Bắc bộ, tại cùng không gian sân khấu.
Cuôi năm 2017, Tuân Châu Hà Nội nộp đơn kiện đạo diên Việt Tú với cáo buộc Việt Tú tự ý đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với kịch bản vở diễn Ngày xưa với chủ sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận là Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp truyền thông DS. Ngược lại, năm 2018, Công ty DS cũng đã khởi kiện Công ty Tuần Châu Hà Nội về hành vi “xâm phạm quyền tác giả” đối với kịch bản vở diễn Ngày xưa và vở diễn Tinh Hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh từ vở diễn Ngày Xưa.
Theo bản án sơ thẩm số: 08/2019/KDTM-ST ngày 14, 20/3/2019 về “tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ”, Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội đã phán quyết vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc bộ” (của đạo diễn Hoàng Nhật Nam) là vở diễn phái sinh từ vở thực cảnh “Ngày xưa” (do đạo diễn Việt Tú xây dựng và Công ty Tuần
Châu là chù đầu tư) đạo diễn Việt Tú là tác giả duy nhất của vở thực cảnh, Công ty Tuần Châu không phải là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Theo hợp đồng ký kết giữa hai bên năm 2015, Tuần Châu là chủ sở hừu tác phẩm. Việc Công ty DS đăng ký đứng tên sờ hữu kịch bản vờ diễn là sai. Từ đó, tịa chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tuần Châu Hà Nội buộc phía Việt Tú chuyển giao quyền sở hữu kịch bản vở
diễn “Ngày xưa” và cũng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty DS.
Đầu tiên là phải cơng nhận kết luận của tịa, rằng Cơng ty TCHN là chủ sở hữu cùa Ngày xưa, là đúng “tinh thần” của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tác giả. Và căn cứ theo Điều 19 luật này hay rộng hơn là tại Điều 6 Bis Công ước Berne mà Việt Nam đã gia nhập về việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì chỉ có các quyền nhân thân (quyền tinh thần theo cách gọi tại Công ước Beme) như quyền được đặt tên, được đứng tên trên tác phẩm hay bảo vệ sự toàn vẹn của nó. Cịn các quyền tài sản như làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn trước công chúng hay sao chép tác phẩm là thuộc về chủ sở hữu. Trong trường hợp của vở diễn Ngày xưa, giữa đạo diễn Việt Tú và Công ty Tuần Châu Hà Nội đã giao kết họp đồng sáng tạo ra tác phẩm thì Cơng ty Tuần Châu Hà Nội đương nhiên là chủ sở hữu cùng với các quyền tương ứng đối với tác phẩm này. Do vậy, đạo diễn Việt Tú lại tiến hành đãng ký quyền tác giả cho tác phẩm Ngày xưa với chù sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận là Công ty cồ phần đầu tư tổng họp truyền thông DS, là một vi phạm từ phía đạo diễn Việt Tú với Công ty Tuần Châu Hà Nội.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất trong quyết định của tòa án sơ thẩm chính là bản chất pháp lý của vở diễn Tinh hoa Bắc bộ. Phán quyết của Tòa án về việc vở
diễn Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của vở diễn Ngày xưa vẫn còn gây tranh cãi. Để kết luận rằng Tinh hoa Bắc bộ là tác phẩm phái sinh, tòa án đã dựa trên nhận định chuyên môn cùa Hội Nghệ sĩ sân khấu, cho rằng hai vở diễn có nhiều điểm giống nhau về cơ bản, cụ thể là có chung ý tưởng dàn dựng thực cảnh, kết cấu, câu chuyện, nội dung, trang phục, đạo cụ, diễn viên cũng có điểm giống
nhau. Luận điêm này là cân, nhưng rõ ràng là chưa đủ đê đưa ra kêt luận răng Tinh hoa Bắc bộ là tác phẩm phái sinh. Với vai trò thẩm định về mặt nghệ thuật, hội đồng này chỉ nên cung cấp thông tin tham khảo cho Tịa án chứ khơng có chức năng kết luận về tác phẩm phái sinh.
Mặt khác, nếu như 77/?/? hoa Bắc bộ đúng là một “tác phẩm phái sinh” thì việc tạo ra tác phẩm này khi chưa có sự cho phép của tác giả có vi phạm quyền nhân thân (Khoản 4 Điều 19 và khoản 7 điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005) hay khơng? Tịa án thành phố Hà Nội đã phán quyết rằng Tinh Hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh và quyền cho phép tạo ra tác phấm phái sinh là thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, tịa án phán quyết rằng công ty Tuần Châu Hà Nội là chủ sở