Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm của một số nước trên

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Trang 67 - 85)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm của một số nước trên

số nước trên thế giới

2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước

2.4.1.1. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh và Cộng hoà Pháp

Vương quốc Anh là một trong những nước thực hiện chế độ công chức theo việc làm sớm nhất và cũng là một trong những nước đã sớm thấy sự cần thiết phải thực hiện ĐTBD công chức. Ngay từ đầu thế kỷ XVII, Vương quốc

60

Anh đã thành lập trường ĐTBD công chức nổi tiếng và đã từng ĐTBD hơn 2000 tuỳ viên sứ quán. Năm 1968, nhận thấy tầm quan trọng của đội ngũ công chức đối với việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, Chính phủ Anh đã thành lập Bộ Quản lý cơng chức do Thủ tướng kiêm nhiệm chức Bộ trưởng và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Quản lý công chức là ĐTBD nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức.

Điểm nổi bật trong hoạt động ĐTBD công chức ở Vương quốc Anh là xây dựng và ban hành hệ thống khung kỹ năng cho từng loại vị trí việc làm, bao gồm: khung kỹ năng thực hiện chính sách; khung kỹ năng phân tích, sử dụng bằng chứng; khung kỹ năng quản lý chương trình, dự án; khung kỹ năng giao tiếp, tiếp thị; khung kỹ năng viết diễn văn và thuyết trình; v.v… Hệ thống khung kỹ năng này khơng chỉ là các tiêu chí cho tuyển dụng cơng chức, mà cịn làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm.

Các chương trình ĐTBD cơng chức ở Vương quốc Anh được thiết kế bổ trợ cho nhau nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng vị trí việc làm. Khơng phải bất kỳ cơ sở ĐTBD cơng chức nào cũng có thể đưa ra mọi hình thức ĐTBD cơng chức mà có sự phân cơng, chun mơn hóa nhất định về nội dung ĐTBD trong số các cơ sở ĐTBD.

Trong nền hành chính Pháp, ĐTBD cơng chức rất được chú trọng và thực hiện khoa học, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh hệ thống các kỹ năng được xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc, các chương trình bồi dưỡng được xây dựng đảm bảo tính khoa học, phù hợp với yêu cầu của từng vị trí việc làm. Kết hợp với bản mô tả công việc của học viên, yêu cầu về năng lực của mỗi vị trí việc làm, các cơ sở ĐTBD cùng với cơ quan quản lý và sử dụng cơng chức nghiên cứu, khảo sát trình độ, năng lực cũng như nhu cầu ĐTBD của công chức. Trên cơ sở các nghiên cứu, khảo sát đó, các cơ sở ĐTBD xây dựng chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm.

61

Chúng ta thấy, cả ở Anh và Pháp đều áp dụng hình thức bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm. Tuy nhiên phương pháp xác định vị trí việc làm để xây dựng chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng cơng chức ở hai quốc gia này có khác nhau. Cả hai quốc gia đều áp dụng phương pháp xác định vị trí việc làm nhưng ở Pháp coi trọng việc sử dụng phương pháp xác định vị trí việc làm qua khảo sát, trong khi đó ở Anh coi trọng việc áp dụng hệ thống khung năng lực cho từng vị trí việc làm.

2.4.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ rất quan tâm xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm, phù hợp với nhu cầu của công chức. Luật pháp Mỹ yêu cầu mỗi cơ quan nhà nước phải có quy trình xác định nhu cầu cải tiến chất lượng hoạt động và xác định chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm gắn với nhu cầu cải tiến đó.

Học viện Quan chức hành chính Liên bang của Mỹ chịu trách nhiệm ĐTBD cơng chức hành chính cao cấp của các bộ, ngành chính phủ và chính quyền các bang. Mục đích của ĐTBD cơng chức là nâng cao nhận thức về các chế độ, chính sách của chính phủ, học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại, bồi dưỡng năng lực và các kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Thời gian ĐTBD công chức mỗi kỳ là tám tuần. Các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức các khóa bồi dưỡng cơng chức hành chính trung cấp. Cục quản lý nhân sự tổ chức các khóa bồi dưỡng về quản lý và phát triển nhân sự.

Chính phủ Liên bang cho phép chính quyền các bang được trực tiếp xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng cơng chức đáp ứng yêu cầu của từng nhóm vị trí việc làm và quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ, Cục quản lý lưu vực sơng phía Tây đã áp dụng chế độ “bổ túc hợp tác” đối với việc bồi dưỡng cho hơn 50 nghìn cơng chức chính quyền các địa phương ở phía Tây. Cục này đã xây dựng và thực hiện hàng trăm chương trình bồi

62

dưỡng theo vị trí việc làm, đáp ứng tốt nhu cầu của cơng chức ở các cấp chính quyền địa phương.

Tháng 7/1958, Chính phủ Mỹ ban hành Luật Đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định mở rộng phạm vi ĐTBD công chức và giao cho Hội đồng Cơng chức Chính phủ phối hợp với chính quyền các bang triển khai xây dựng các chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm. Quy trình xác định nhu cầu cải tiến chất lượng ĐTBD và xác định chương trình bồi dưỡng gắn với nhu cầu đó bao gồm các nội dung: i) Xác định chất lượng công chức theo yêu cầu đề ra của cơ quan, phịng, ban và của từng cơng chức; ii) Xác định sự chênh lệch giữa chất lượng công chức hiện tại với chất lượng công chức theo yêu cầu vị trí việc làm; iii) Tìm hiểu ngun nhân của sự chênh lệch về chất lượng công chức và xây dựng các chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm giúp nâng cao chất lượng cơng chức.

Phương pháp bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm ở Mỹ rất phong phú. Các phương pháp phổ biến đang được áp dụng là gắn kết lý thuyết với thực tiễn, trao đổi, phân tích các tình huống; học tập các điển hình thực tiễn hoặc nghiên cứu tình huống, lựa chọn ưu tiên... Ngoài việc sử dụng các phương pháp để nâng cao năng lực tư duy, nhất là tư duy chiến lược, các cơ sở ĐTBD công chức cũng chú trọng đến việc nâng cao các năng lực khác của công chức, như năng lực truyền đạt, tạo động lực làm việc, v.v... [51].

2.4.1.3. Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức

Hoạt động ĐTBD cơng chức ở Cộng hịa Liên bang Đức rất được coi trọng và được phân cấp cho các cơ sở ĐTBD. Học viện Đào tạo công chức thuộc Liên đồn cơng chức Liên bang thực hiện ĐTBD công chức lãnh đạo cấp vụ, cục trở lên; các cơ sở ĐTBD của Bang thực hiện ĐTBD công chức quản lý cấp phòng và tương đương. Ngồi các chương trình chung của các cơ sở ĐTBD, các cơ quan nhà nước cũng tự xây dựng và thực hiện các chương

63

trình bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với vị trí việc làm nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cơng chức của cơ quan mình.

Nội dung ĐTBD công chức bao gồm: khoa học chính trị, khoa học hành chính; kiến thức về Liên minh châu Âu; kiến thức về quản lý ngân sách nhà nước; kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp. Các khóa bồi dưỡng học tập kinh nghiệm thực tế bằng bằng phương pháp trắc nghiệm, giải quyết tình huống, trả lời thẩm vấn,...

Các khóa bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm khơng q chú tâm vào học lý thuyết mà chủ yếu tập trung vào thực hành với những bài tập thực tế, các tình huống quản lý sát với từng vị trí việc làm. Phương châm trong xây dựng các chương trình bồi dưỡng cơng chức là: lý thuyết được chú trọng nhiều đến mức cần thiết, thực hành được chú trọng nhiều đến mức có thể.

Về ĐTBD cơng chức lãnh đạo, có 3 mơ hình được áp dụng ở 3 trung tâm khác nhau với những nội dung, hình thức, đối tượng và thời gian khác nhau nhưng đều có những điểm chung cơ bản sau đây:

- Mục tiêu ĐTBD công chức hướng tới việc cung cấp các kiến thức và

kỹ năng liên ngành, đa dạng và tổng hợp;

- Nội dung ĐTBD gắn liền với vị trí việc làm, tập trung vào các kỹ

năng thực hành;

- Đội ngũ giảng viên phần lớn là giảng viên kiêm chức, những nhà hoạt

động thực tiễn, có kinh nghiệm quản lý;

- Hình thức và phương pháp ĐTBD rất đa dạng nhằm khuyến khích

học viên tham gia tích cực vào q trình ĐTBD, tạo ra khả năng làm việc độc lập, đồng thời huấn luyện các kỹ năng làm việc nhóm;

- Hoạt động đi thực tế rất được chú trọng. Việc tiến hành đi thực tế ở

nước ngồi tạo ra khả năng mở rộng tầm nhìn và tư duy cho công chức lãnh đạo, quản lý trong tương lai.

64

Trong xu hướng cải cách hành chính, Cộng hịa Liên bang Đức cũng đổi mới hệ thống ĐTBD cơng chức, chuyển từ hình thức ĐTBD theo chương trình đơn lẻ căn cứ vào các nhu cầu chung sang hình thức ĐTBD có tính cá nhân hóa cao, gắn với vị trí việc làm [29].

2.4.1.4. Kinh nghiệm của Australia

Australia rất chú trọng nghiên cứu, khảo sát năng lực của công chức, trên cơ sở đó xác định những kiến thức, kỹ năng cịn thiếu của cơng chức. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế và yêu cầu ĐTBD của công chức, các cơ quan quản lý công chức và các cơ sở ĐTBD công chức xây dựng nội dung chương trình, tài liệu và phương pháp bồi dưỡng phù hợp.

Ở Australia, công chức phải xây dựng kế hoạch ĐTBD và phải bảo vệ kế hoạch ĐTBD đó trước thủ trưởng cơ quan. Căn cứ vào kế hoạch ĐTBD của công chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thủ trưởng cơ quan cử công chức tham gia các khóa bồi dưỡng phù hợp.

Cuối khố học, cơng chức được cử đi học phải viết tiểu luận khoa học và bảo vệ trước Hội đồng cơ sở ĐTBD và thủ trưởng cơ quan. Với cách làm này buộc người dạy và người học phải chủ động, sáng tạo, gắn lý thuyết với thực tế. Phương pháp này khuyến khích người học phát triển tư duy sáng tạo, chủ động lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn của vị trí việc làm mà cơng chức đang đảm nhận.

2.4.1.5. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Thông thường, con đường chức nghiệp của một công chức Nhật Bản trải qua các giai đoạn: tuyển dụng làm công chức và bổ nhiệm lần lượt qua các chức vụ. Đối với công chức địa phương, con đường chức nghiệp của họ đi từ công chức mới được tuyển dụng tới công chức cấp trung, được bổ nhiệm vào các chức vụ trưởng đơn vị, nhà quản lý, giám sát, trưởng các đơn vị cấp vùng. Vì thế, mơ hình ĐTBD cơng chức ở Nhật Bản ln gắn liền với vị trí việc làm và con đường chức nghiệp của các công chức.

65

Ở cấp quốc gia, chịu trách nhiệm quản lý ĐTBD công chức là Cơ quan quản lý nhân sự Quốc gia (NPA) với cơ sở ĐTBD trực thuộc là Học viện Hành chính Quốc gia. Học viện Hành chính Quốc gia Nhật Bản thực hiện các khóa bồi dưỡng theo vị trí việc làm cho cơng chức làm việc trong Nội các và các Bộ. Các cơ sở ĐTBD của các bộ, ngành cũng chịu trách nhiệm ĐTBD đối với công chức của bộ, ngành mình với sự giúp đỡ và cố vấn của Học viện Hành chính Quốc gia.

Ở cấp địa phương, công chức địa phương được ĐTBD theo ba cấp độ gắn với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia. Các cơ sở ĐTBD công chức ở địa phương được biết đến như Trường cao đẳng tự trị địa phương (LAC), Trường ĐTBD cán bộ thành phố Nhật Bản (JAMP) và Trường đào tạo và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JIAM)...

Cơng chức Nhật Bản ln gắn bó cuộc đời cơng chức của mình với một cơ quan nhà nước kể từ khi họ được tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu. Họ rất ít khi chuyển ra các cơ quan, tổ chức bên ngồi khi đã trở thành cơng chức nhà nước. Vì thế, các cơ quan nhà nước Nhật Bản thường có chế độ hỗ trợ cho cơng chức của cơ quan mình theo các khóa bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm. Ở Nhật Bản, các khóa bồi dưỡng công chức theo vị trí việc làm đều hướng tới việc nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cơng chức, tìm kiếm những phương thức quản lý khu vực cơng hiệu quả thơng qua thảo luận nhóm, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở các bộ, ngành và địa phương.

Đối với công chức nhà nước, sau khi được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước ở trung ương, cơng chức mới được ĐTBD dưới hai hình thức: ĐTBD tại nơi làm việc và ĐTBD ngoài nơi làm việc. Các khóa ĐTBD này đều rất cụ thể, gắn với vị trí việc làm của công chức [29]. Ở Nhật Bản khơng có các chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng cơng chức nói chung. Các chương trình bồi dưỡng đều gắn với vị trí việc làm, kể cả các vị trí lãnh đạo. Căn cứ vào hệ thống khung năng lực của từng vị trí việc làm, các cơ sở ĐTBD xây

66

dựng các chương trình bồi dưỡng theo hình thức cạnh tranh. Trong quá trình cạnh tranh đó, người cơng chức và đơn vị sử dụng cơng chức có quyền lựa chọn những nơi cung cấp dịch vụ ĐTBD chất lượng. Tại các cơ sở ĐTBD cơng chức ở Nhật Bản có rất ít giảng viên cơ hữu mà chủ yếu sử dụng giảng viên kiêm chức, những người có năng lực và kinh nghiệm quản lý [57].

Để tăng cường hình thức ĐTBD theo vị trí việc làm, Chính phủ Nhật Bản quy định chế độ ĐTBD bắt buộc đối với công chức. Đây là cơ sở để công chức thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình và là cơ sở để cơng chức lựa chọn chương trình bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm mà mình đang đảm nhận.

2.4.1.6. Kinh nghiệm một số nước Đơng Nam Á và Trung Quốc

Hiện nay hình thức ĐTBD cơng chức theo vị trí việc làm đã trở nên rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Singapore, Malayxia, Thái Lan là những nước Đông Nam Á đang có nhiều thành cơng trong xây dựng nền hành chính chun nghiệp, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để có được những thành quả như vậy các nước này đã xây dựng được nền công vụ có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng các thách thức về chính trị, kinh tế và xã hội của mình. Trong đó, phát triển đội ngũ cơng chức chất lượng, chuyên nghiệp được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Trước những yêu cầu của từng giai đoạn phát triển, các nước Đơng Nam Á đều có những thay đổi phù hợp về chính sách cơng vụ nói chung và chính sách ĐTBD cơng chức nói riêng.

Xây dựng các cơ chế, chính sách ĐTBD cơng chức tại các nước này đều do cơ quan quản lý nhân sự đảm nhiệm, trên cơ sở phát huy tính tự giác học tập nâng cao năng lực của đội ngũ cơng chức. Bên cạnh đó nhà nước tăng cường các hoạt động hỗ trợ, như xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng cơng chức theo vị trí vị làm phù hợp.

Hệ thống chương trình, tài liệu bồi dưỡng tại các nước này rất phong phú, đa dạng, được xây dựng căn cứ theo yêu cầu của từng loại vị trí việc làm. Hiện nay ở Singapore và Malayxia, xây dựng nội dung chương trình, tài liệu

67

bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm đều căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra xã hội học. Trong khi đó ở Thái Lan, phương pháp để xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm là phân tích cơng việc. Ở các nước này, nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng cơng chức theo vị trí việc làm được xây dựng dựa trên các yêu cầu nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ cho công chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)