Từ những cơ sở lý thuyết đã trình bày kết hợp với quy trình xây dựng, tác giả đưa ra một mô hình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai lang của doanh nghiệp tư nhân Ba Hạo.
Hình 2.3: Mô hình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khoai lang của
doanh nghiệp tư nhân Ba Hạo
-Xác định thành phần chức năng thương hiệu -Xác định thành phần cảm xúc: hồn,nhân cách, bản sắc của thương hiệu - Xác định khách hàng mục tiêu - Xác định sản phẩm chủ lực. - Xác định thị trường mục tiêu
- Xác định năng lực lõi và tay nghề chuyên môn.
Xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu dài hạn của thương hiệu.
NGHIÊN CỨU MARKETTING XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU - Biểu tượng và hình ảnh thương hiệu (logo; slogan, tên thương hiệu, màu sắc đặc trưng, bao bì) TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
- Thiết lập mục tiêu của kế hoạch truyền thông thương hiệu - Lựa chọn những phương tiện truyền thông thương hiệu phù hợp
- Quy mô thị trường mục tiêu.
- Mức độ trung thành với thương hiệu
- Mức độ nhận biết thương hiệu
- Chất lượng cảm nhận của khách hàng về thương hiệu
- Lòng ham muốn của khách hàng về thương hiệu.
- Thái độ của khách hàng đối với thương hiệu thông qua cá phương tiện truyền thông thươn hiệu của doanh nghiệp
- So sánh lợi nhuận
- Xu hướng tiềm năng của ngành, thị trường nông sản Việt Nam.
- Phân tích nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm; Các đặc điểm riêng ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn; Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông trong kinh doanh.
Mô hình này gồm có 6 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu Marketing bao gồm thu thập thông tin đầu vào cho quá trình xây dựng thương hiệu. Các thông tin đầu vào gồm có những thông tin về thị trường khoai lang, thông tin về khách hàng mục tiêu và tính cách của chủ doanh nghiệp tư nhân Ba Hạo. Bước này được thực hiện nhằm mục đích nhận thấy xu hướng phát triển của thị trường khoai lang Việt Nam, tìm hiểu nhu cầu mong muốn và thói quen sử dụng phương tiện thông tin của khách hàng mục tiêu, nêu lên những tính cách nổi bật của chủ doanh nghiệp và những giá trị, tính cách mà khách hàng mục tiêu muốn tìm thấy từ thương hiệu, từ chủ doanh nghiệp.
- Bước 2: Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của thương hiệu. Tầm nhìn, sứ mạng phải thể hiện được thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu của thương hiệu muốn hướng tới, sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng, năng lực lõi hay tay nghề chuyên môn của doanh nghiệp.
- Bước 3: Định vị thương hiệu bằng cách xác định thành phần chức năng và thành phần cảm xúc của thương hiệu.
- Bước 4: sau khi định vị thương hiệu, để thương hiệu được khách hàng nhận biết doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; loo slogan, đặt tên thương hiệu ... phải thể hiện được những thông điệp, giá trị của thương hiệu.
- Bước 5: Sau khi thương hiệu được định vị và hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng, doanh nghiệp phải thiết lập kế hoạch truyền thông để truyền tải những thông điệp đến với khách hàng mục tiêu bằng các công cụ truyền thông tiếp thị.
- Bước 6: Cuối cùng, doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả của kế hoạch xây dựng thương hiệu để có những điều chỉnh thích hợp.