THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luan an Truong Tuyet Minh (Trang 139 - 141)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại

Việc xây dựng và hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS cần xuất phát từ những định hướng nhất định.

Thứ nhất, PL về GDBĐ bằng ĐS phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm an tồn của hoạt động NH nhưng hài hóa hóa quyền và lợi ích của các chủ thể GD.

Trong GDBĐ, mỗi chủ thể tìm kiếm những nhu cầu khác nhau với những nguyên tắc khác nhau: (i) nhu cầu về vốn và tối ưu giá trị kinh tế của ĐS của bên BĐ; (ii) nhu cầu BĐ an tồn, phịng chống rủi ro của bên nhận BĐ. Đồng thời, sự khơng đồng nhất về lợi ích là một đặc điểm của quan hệ hợp đồng BĐ bằng ĐS. Trong khi bên BĐ được PL bảo vệ dưới khía cạnh của chủ sở hữu ĐS thì bên nhận BĐ được PL bảo vệ dưới khía cạnh của một chủ nợ có đặc quyền trên ĐS. PL về GDBĐ bằng ĐS phải giải quyết được những mâu thuẫn này, củng cố và phát triển các quan hệ hợp đồng BĐ, trên cơ sở đó thúc đẩy và bảo vệ quan hệ hợp đồng tín dụng.

Thứ hai, các quy định PL về GDBĐ có hiệu quả, thể hiện tính sẵn sàng của thị trường tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tiếp cận tín dụng ngân hàng dựa trên BĐ bằng ĐS.

Mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của hệ thống NH là một nhu cầu đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như VN. PL GDBĐ, vì vậy, được xây dựng phải phù hợp với nhu cầu vốn cho nền kinh tế và tạo điều kiện cho khả năng tiếp cận tín dụng NH trên cơ sở BĐ bằng ĐS. Hơn thế, mở rộng cơ hội tín dụng, cịn tác động đến các yếu tố xã hội và chính trị. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau khi chỉ ra mức độ tỷ lệ thuận giữa khả năng tiếp cận tín dụng NH và (i) yếu tố khởi nghiệp; (ii) cơ hội tiếp cận giáo dục; (iii) giảm thiểu các rủi ro tài chính cá nhân. Ở góc độ vĩ mơ, các yếu tố này có thể tác động đến (i) sự tăng trưởng kinh tế,(ii) tăng trưởng việc làm, (iii) giảm tỷ lệ nghèo và (iv) giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo400

Trong một báo cáo khác của OECD năm 2018, dựa trên khảo sát của Park and Marcedo (2015), VN xếp hạng 112 trên tổng số 188 quốc gia về mức độ tiếp cận tài chính với số điểm 21.28- nhóm điểm thấp nhất trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á trong

khi Singapore là 58.24, Thái Lan là 45.59 và Malaysia là 47.09401. Điều này cho thấy, hoàn thiện hệ thống PL về GDBĐ bằng ĐS sẽ là một tiêu chí quan trọng để mở rộng quyền và thực thi khả năng tiếp cận của các chủ thể trong nền kinh tế VN - nền kinh tế của những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, quy định PL về GDBĐ bằng ĐS cần có sự đồng bộ với các quy định PL khác có liên quan, ổn định, khơng chồng chéo, minh bạch và tiếp thu những kinh nghiệm PL nước ngoài.

Định hướng này, xuất phát từ đặc điểm: ĐS chịu sự tác động của quy phạm ở nhiều luật khác nhau. Các quy định trong những đạo luật này nếu mâu thuẫn hoặc thiếu liên kết, sẽ là rào cản cho việc thi hành PL GDBĐ. Điều này này đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách hệ thống các văn bản quy phạm PL liên quan tới ĐS và GDBĐ để đảm bảo tính đồng bộ của PL về GDBĐ bằng ĐS. Tiêu chí chất lượng của PL về GDBĐ bằng ĐS phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Tính đồng bộ, khơng chồng chéo: PL về GDBĐ bằng ĐS phải được xây dựng, ban hành kịp thời để đáp ứng với các nhu cầu nội tại của nền kinh tế. Đồng thời, các văn bản PLvề lĩnh vực này phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà làm luật, cơ quan quản lý chuyên ngành cần thực hiện việc rà soát theo định kỳ, tổng kết từ các báo cáo thực tiễn để phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, chồng chéo (nếu có). Mặc khác, bản thân các NHTM, trong q trình thực hiện cũng phải tự đánh giá và chỉ ra những điểm chưa điểm chưa hồn thiện và cịn bỏ trống của PL, để từ đó hồn thiện các quy trình nội bộ về thẩm định, đánh giá ĐS một cách an tồn, có hiệu quả cao.

Tính ổn định: PL về GDBĐ bằng ĐS phải có tính bền vững và ổn định, tránh việc thay đổi liên tục vì điều này có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong GDBĐ. Để đạt được u cầu này, thì cơng tác đánh giá thực trạng PL, dự báo tác động hiệu quả thực thi của PL có vai trị quan trọng, là thước đo để đánh giá tính ổn định của văn bản PL.

Đồng thời, trong xu hướng hội nhập của ngành dịch vụ tài chính, sự điều chỉnh thích hợp của PL về GDBĐ bằng ĐS, một mặt, là nhu cầu nội tại của các NHTM (thể hiện trong quy định nội bộ về thẩm định và xét duyệt tín dụng của NH), một mặt phải được hỗ trợ bởi một hệ thống PL tiếp thu các chuẩn mực và kinh nghiệm PL nước ngoài.

Thứ tư, quy định PL về GDBĐ bằng ĐS phải đảm bảo tính cơng bằng, trung lập trong bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có lợi ích liên quan đến ĐS.

ĐS có thể là đối tượng của nhiều quan hệ PL khác như mua bán, vay, thuê, nhượng quyền. PL về GDBĐ, vì vậy, khơng chỉ bảo vệ duy nhất cho quyền lợi của chủ thể trong quan hệ đó, mà cịn hướng đến bảo vệ lợi ích của các chủ thể có liên quan đến ĐS. An tồn tín dụng NH khơng thể là lý do bao trùm để triệt tiêu lợi ích của các chủ thể trong

401 Mức độ tiếp cận hệ thống tài chính được tính tốn dựa trên yếu tố sẵn sàng và sử dụng đối với hệ thống máy ATM, hệ thống chi nhánh của các tổ chức tín dụng, các khoản vay tại các ngân hàng thương mại, việc gửi tiền tại các ngân hàng thống chi nhánh của các tổ chức tín dụng, các khoản vay tại các ngân hàng thương mại, việc gửi tiền tại các ngân hàng thương mại và tín dụng nội địa tính tên tổng sản phẩm quốc nội GDP của nền kinh tế. Hai tiêu chí đầu tiên có thể sẽ không được đưa vào danh mục các tiêu chí cho các đánh giá về sau vì nó khơng thực sự thể hiện mức độ sử dụng hệ thống tài chính mà chỉ là cơ sở vật chất của hệ thống tín dụng. OECD (2018), New Approaches SMEs full report.

những quan hệ pháp lý khác. Điều này khơng chỉ xuất phát từ tính cơng bằng tự thân của PL, mà còn là cơ sở củng cố, tác động ngược lại đối với các quan hệ PL GDBĐ bằng ĐS.

Thứ năm, PL GDBĐ bằng ĐS góp phần tạo ra các sản phẩm tín dụng an tồn cho các đối tượng dễ bị đặt vào các vị thế tổn thương trên cơ sở BĐ an toàn của hoạt động NH.

Báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế dành cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN (2010) đã chỉ ra ba kênh tín dụng mà các mơ hình kinh doanh tiêu biểu tại các nước này (kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) tiếp cận là: (i) kênh chính thống (từ NHTM, NH do nhà nước thành lập); (ii) nguồn vốn nội tại (từ gia đình, bạn bè, người thân hoặc của chính họ); (iii) kênh phi chính thức hoặc bán chính thức (gồm bên vay trung gian, mơi giới, tín dụng dân cư (grey market lenders)402.Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc BĐ an toàn trong hoạt động NH, các NHTM (cũng theo báo cáo này) thường yêu cầu các tài sản BĐ với tỷ lệ BĐ hóa là 200% hoặc hơn thế của giá trị khoản nợ. Vì vậy, thay vì NHTM, các chủ thể sẽ tiếp cận vốn tại các thị trường phi hoặc bán chính thức như bên trung gian, môi giới với lãi suất cao trong một vị thế bất lợi hơn (do thiếu cơ chế thỏa thuận). Điều này đặc biệt thường xảy ra tại các khu vực kinh tế nơng thơn, trong đó bên vay thường là các nơng hộ, hộ nghèo hoặc phụ nữ. Những chủ thể này được cho là ở vị thế dễ bị tổn thương (vulnerable position) trong trường hợp không thể trả nợ đến hạn và những sản phẩm tín dụng này được đánh giá là khơng an tồn (trường hợp tín dụng dân cư trở thành tín dụng đen). Việc đánh giá hiệu quả của các quy phạm PL về GDBĐ bằng ĐS cần dựa trên tiêu chí này vì khu vực kinh tế nơng thơn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế VN403.

Thứ sáu, quy định PL GDBĐ hướng đến mục tiêu giảm chi phí GD trên cơ sở vẫn tối ưu hóa lợi ích của các chủ thể GD.

Chi phí GD trong GDBĐ bằng ĐS được hiểu là chi phí liên quan đến tìm thẩm định, tìm kiếm thơng tin, giám sát tn thủ hợp đồng đến xác lập hiệu lưc đối kháng và giải quyết tranh chấp. Theo quan điểm của Coase, nếu các chi phí này càng cao thì hiệu quả của GD càng giảm và giảm lợi ích của tổng thể. Vì vậy, cần thiết có những quy định

Một phần của tài liệu luan an Truong Tuyet Minh (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)