Giải pháp thiết kế

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ HOẠT GIANG, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 104 - 106)

Phần V Quy hoạch sử dụng đất

Phần VI Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

6.1. Quy hoạch hệ thống giao thông

6.1.3. Giải pháp thiết kế

99

6.1.3.1. San nền

- Giải pháp thiết kế san nền cho khu vực xã Hoạt Giang căn cứ vào định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung đến năm 2045, hiện trạng xây dựng trong khu vực, các cơng trình đầu mối.

a. Cao độ khống chế

Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung đến năm 2045 cao độ xây dựng được xác định như sau: Cao độ Hmnmax xác định theo mực nước sông Tam Điệp và sơng Hoạt Hmnmax +4,48m, từ đó xác định cao độ tối thiểu tại đây Hxd ≥ +4,78m.

- Đối với các sơng, kênh mương nội đồng khơng có trạm theo dõi thủy văn: cao độ lựa chọn cao hơn cao độ ruộng từ (0,7 - 1,5m).

- Chỉ tôn nền những khu vực cần thiết: những khu ruộng, khu trũng, các ao hồ nhỏ, các thùng đấu dự kiến phát triển khu dân cư mới, công nghiệp.

- Đối với các khu vực đã có mật độ xây dựng tương đối mà bị thấp không thể tôn nền, cần phải hạ thấp mực nước ở miệng xả của khu vực do quy hoạch thốt nước mưa khống chế. Những cơng trình xây mới cần hài hịa với các cơng trình lân cận. Các cơng trình mới hoặc khi cải tạo cơng trình cũ nên đảm bảo nền cơng trình cần cao hơn mặt đường 0,3 - 0,5m.

b. Giải pháp cụ thể

- Đối với khu dân cư hiện trạng:

Với những khu vực xây dựng hiện trạng có mật độ dày đặc, khơng có điều kiện tơn nền, dự kiến giữ ngun nền hiện trạng, khi có cơng trình xây dựng cải tạo, hoặc xây mới cần tơn nền cơng trình đến cao độ khống chế, song khơng được gây ảnh hưởng tới xung quanh. Đồng thời có biện pháp thu gom nước mưa hợp lý, tránh gây úng ngập cục bộ trong những khu vực trũng.

- Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp:

Giữ nguyên cao độ hiện trạng các tuyến đường giao thông nội đồng, nâng cấp, cứng hoá hệ thống kênh mương.

Các khu vực thực hiện theo dự án riêng, khi thực hiện phải nghiên cứu phải đảm bảo tương quan với cao độ san nền của khu vực, đảm bảo việc tiêu thoát nước.

6.1.3.2 Thoát nước mưa

- Đối với các khu sản xuất, nước mưa sẽ thu gom, quản lý cửa xả tránh tác động xấu đến môi trường.

100

- Hướng thoát: Nước mưa được thu gom qua hệ thống rãnh xây 2 bên đường thoát về hướng mương tiêu thủy lợi ra hệ thống sông Hoạt.

- Kết cấu: Sử dụng loại rãnh xây nắp đan.

6.1.3.3. Các công tác chuẩn bị khác

- Nạo vét thường xuyên và cứng hoá các tuyến kênh tiêu trong xã.

- Giải pháp thoát nước mưa kết hợp với giải pháp cơng trình, kiên cố hóa hệ thống kênh mương.

- Do khu vực đồng ruộng thấp trũng, thường xuyên xảy ra ngập úng. Cần cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi các trạm bơm tiêu hiện có.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ HOẠT GIANG, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)