7. Cấu trúc của luận án
2.1. Khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án
2.1.4. Khái niệm Hành vi sai lệch
Trong nghiên cứu xã hội học, sự sai lệch xã hội là một hiện tượng xã hội và có các cấp độ khác nhau. Sự sai lệch xã hội có liên quan đến những điều bất thường trong q trình xã hội hóa của mỗi cá nhân, khi đó bản thân cá nhân có những vấn đề trong mối quan hệ xã hội, trong tương tác xã hội. Việc xem xét sai lệch xã hội phải được đặt trong mối quan hệ với chuẩn mực xã hội bởi vì sai lệch xã hội chính là những hành vi của các cá nhân, của nhóm người nào đó hoặc lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng.
Các chuẩn mực là cơ bản để định nghĩa và nghiên cứu về độ lệch, tức là khả năng xảy ra sai lệch tồn tại trong mọi chuẩn mực hoặc quy tắc. Ranh giới về cách thức và thời điểm hành vi được hiểu là sai lệch liên tục thay đổi theo quan điểm của cơng chúng và quan điểm của nhiều nhóm khác nhau. Phạm vi của chuẩn mực rất rộng, từ pháp luật quy định các hành vi được phép làm trong xã hội tới các quy tắc bất thành văn trong nhóm nhỏ. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều tuân theo các chuẩn mực của xã hội, của nhóm mà ngược lại, có thể tuân theo những chuẩn mực riêng. Nếu những chuẩn mực riêng này mâu thuẫn, đối lập với các chuẩn mực của xã hội thì được coi là sai lệch chuẩn mực xã hội hay còn được gọi là lệch chuẩn. Như vậy, nói ngắn gọn, hành vi sai lệch là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định.
Sai lệch xã hội cũng đòi hỏi phải xem xét trong từng bối cảnh cụ thể của một nhóm, một cộng đồng, một quốc gia nhất định, đồng thời trong một không gian, thời gian nhất định ([16], trang 285-286).
Emile Durkheim được coi là đã đặt điểm khởi đầu cho những phân tích đương đại về sai lệch xã hội. Ơng góp cơng lớn trong việc mơ tả mối liên hệ phức tạp giữa tội phạm, sai lệch và sự khác biệt. Ông cho rằng cả ba hiện tượng này đều là sự bất tuân các chuẩn mực xã hội (social norms) và sự sai lệch là hiện tượng phổ biến không thể tránh khỏi. Tiếp nối ý tưởng của Durkheim, các nhà xã hội học là những người tiên phong định nghĩa khái niệm sai lệch. Mc Laguhlin và Muncie quan niệm “Sự sai lệch là một khái niệm xã hội học, đề cập đến tất cả các biểu hiện (hành vi, thực tại, hành động, cách ứng xử, thái độ, niềm tin, phong cách, hoặc trạng thái) được coi là vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực, đạo đức và sự mong đợi của xã hội” (2011:11). Đồng tình với định nghĩa này, Anthony Gidden cho rằng có thể định nghĩa “sự sai lệch như là sự không tuân theo các chuẩn mực đã được chấp nhận bởi số đông người trong cộng đồng hoặc xã hội (2006:14) (dẫn lại từ [29], trang 108-109).
Như vậy, hành vi sai lệch hay sự làm sai lệch là một ý niệm phức tạp, một hiện tượng nảy sinh trong xã hội, phát triển trong đời sống xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều hiện tượng khác trong xã hội. Hành vi sai lệch là hành vi vi phạm các chuẩn mực, nguyên tắc hành động hay những kỳ vọng của một nhóm, hoặc của xã hội. Hành vi sai lệch có ở cấp độ cá nhân, ở các nhóm xã hội, và trong thiết chế xã hội ([16], trang 303). Hành vi sai lệch như cờ bạc, gây gổ đánh nhau, ăn mặc không hợp với điều kiện thực tế của cá nhân và xã hội là những biểu hiện của sai lệch xã hội trong lĩnh vực văn hóa. Hành vi sai lệch trong pháp luật có thể gồm những hành vi do khơng hiểu biết về pháp luật, cố tình vi phạm pháp luật, thi hành pháp luật khơng nghiêm/cố tình làm sai, hoặc pháp luật khơng điều chỉnh kịp thời khi xã hội đã có nhiều thay đổi [41].
“Hành vi sai lệch cá nhân” xảy ra khi một cá nhân hành động lệch lạc một cách đơn độc ra khỏi các chuẩn mực xã hội đã được thiết lập. “Hành vi sai lệch
nhóm” xảy ra khi một nhóm các thành viên hành động trái ngược với các chuẩn mực xã hội đã được qui ước. Các hành vi sai lệch nhóm thường thuộc loại tiểu văn hóa của nhóm. Sự sai lệch xã hội thuộc tiểu văn hóa xảy ra khi một cá nhân hay một nhóm khơng tuân thủ theo mong đợi chung của xã hội, nhưng hành xử theo mong đợi của nhóm. Vấn đề sai lệch xã hội của một nhóm xảy ra khi mong đợi của nhóm khác hoặc đi ngược với mong đợi của xã hội.
Việc làm trái với chuẩn mực xã hội mà có thể hoặc khơng thể chính thức hóa thành luật không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực, đơi khi nó khơng có hại, nhưng có lúc rất có hại, đơi khi được xã hội chấp nhận, có khi bị phản đối quyết liệt, và nếu những hành vi không đúng mà không bị trách cứ hay phạt có thể bởi vì người ta kéo rộng (nới) các định chuẩn đã có để xem xét hành vi đó và cho nó là đúng [41]. Do đó sự sai lệch xã hội có thể thay đổi khơng cịn là sự lệch lạc thậm chí có thể thành chuẩn mực khi thời gian, nơi chốn và văn hóa thay đổi. Nói cách khác, hành vi sai lệch có tính tương đối.
Có nhiều cơ sở để phân loại hành vi sai lệch. Nếu căn cứ vào mức độ phản ứng của xã hội đối với hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có ba cấp độ của hành vi sai lệch gồm hành vi dị thường, hành vi thuộc tệ nạn xã hội và hành vi tội phạm.
Hành vi dị thƣờng là những hoạt động có biểu hiện khơng giống với đông đảo
những người xunng quanh, mang tính bất bình thường và khác biệt. Ví dụ về trang phục, hành động… Hành vi dị thường tiêu cực xảy ra khi vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội, ví dụ việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện xe gắn máy theo Luật giao thông đường bộ. Khơng phải mọi hành vi dị thường đều mang tính tiêu cực. Hành vi dị thường có liên quan tới việc thỏa mãn nhu cầu và sở thích của cá nhân, đơi khi chỉ nhằm để khẳng định một cái tôi độc lập, sáng tạo và không đe dọa đến sự an toàn của những người khác. Hành vi dị thường khơng làm chết người, đe dọa tính mạng của con người nhưng nhiều trường hợp gây sự bực bội, khó chịu, thiếu thiện cảm, mất cảm tình. Hành vi dị thường đồng hành cùng con người và là một phần của cuộc sống. Những nơi khác nhau, ở
thời điểm khác nhau thì cũng có những quan điểm khác nhau về hành vi dị thường. Hành vi dị thường là một trong những biểu hiện thấp của sai lệch chuẩn mực xã hội, bởi vì xã hội đa số đều có những hành vi phù hợp với pháp luật, quy phạm đạo đức, quy luật của sự phát triển ([16], trang 288-289).
Tệ nạn xã hội là biểu hiện tiếp theo của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội,
là biểu hiện của những hành vi sống trái với chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại với truyền thống dân tộc, gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Một số hành vi tệ nạn xã hội bao gồm hành vi vi phạm về lối sống, vi phạm truyền thống, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Ví dụ hành vi tệ nạn cờ bạc, cá độ… Tệ nạn xã hội do nhiều nguyên nhân khách hoặc chủ quan gây nên và cũng có những đặc điểm của sai lệch chuẩn mực xã hội là tính đa dạng, sự khá nhau về thời gian, khơng gian. Trong khi đó tội phạm là sự vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực của xã hội, là hình thức và mức độ cao nhất của sai lệch chuẩn mực xã hội và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ([16], trang 290).
Xem xét thực tiễn nghiên cứu về sai lệch xã hội ở Việt Nam cho thấy có hai xu hướng khá rõ rệt. Xu hướng thứ nhất chú trọng nghiên cứu, phân tích các hành vi lệch chuẩn, nghĩa là nghiên cứu biểu hiện rõ ràng của hiện tượng sai lệch xã hội, trong đó các nghiên cứu hành vi vi phạm pháp luật chiếm dung lượng chủ yếu. Xu hướng thứ hai chú ý đến sự sai lệch trong quan điểm, nhận thức của các nhóm xã hội về các vấn đề, giá trị xã hội, vốn được xem là chủ đề thách thức hơn. Nhóm thanh thiếu niên là khách thể nghiên cứu chính của các nghiên cứu về sai lệch xã hội ở Việt Nam. Điểm chung của các nghiên cứu là chú trọng phân tích các yếu tố tác động đến sai lệch xã hội của thanh niên trong các điều kiện xã hội khác nhau. Điều này là hợp lý bởi đây là nhóm dân số nhạy cảm nhất với những biến đổi xã hội. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên cũng khiến họ dễ bị cuốn vào vịng xốy của các hiện tượng lệch lạc với rất nhiều dạng thức khác nhau, yếu tố tác động khác nhau như gia đình, trường học, nơi làm việc, mạng xã hội ([29], trang 115).
Từ những phân tích ở trên, hành vi sai lệch của học sinh THPT được tiếp cận trong luận án này là các hành vi sai lệch nhóm gắn với nhóm phi chính thức của học sinh THPT. Các hành vi sai lệch nhóm được nghiên cứu sẽ tập trung cụ thể vào một số dạng thức có thể dễ dàng nhận biết đối với học sinh THPT, bao gồm đi xe đèo ba, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, cổ vũ đua xe, không đội mũ bảo hiểm, đánh nhau ở trường, chơi bài ăn tiền, hái hoa bẻ cành nơi công cộng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.