Một số quan điểm định hƣớng rút ra từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 146 - 149)

Căn cứ theo các kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra, luận án nêu ra một số quan điểm định hướng trong việc xem xét khả năng khai thác phù hợp vai trò của các nhóm phi chính thức của học sinh THPT nhằm góp phần củng cố, tăng cường hiệu quả cơng tác phịng ngừa nguy cơ có hành vi sai lệch trong nhóm đối tượng này.

2.1. Sự cần thiết của công tác nêu gương, thúc đẩy hướng mục tiêu tích cực trong vận hành các nhóm phi chính thức

Chúng ta biết rằng cá nhân đánh giá những thành viên khác của nhóm và tìm thấy sự hấp dẫn của họ trước khi quyết định gia nhập các nhóm phi chính thức bởi đây là sự tự nguyện hồn tồn. Vì vậy bằng phương pháp nêu gương, đẩy mạnh việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt trong trường học để giáo dục học sinh và sẽ giúp cho việc dẫn dắt, định hướng để các em cảm thấy hứng thú và cảm thấy muốn tham gia vào các nhóm phi chính thức. Và qua đó có thể định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm mang tính tích cực giúp đỡ nhau cùng phát triển và có những hỗ trợ đối với sự phát triển của nhà trường, của cộng đồng.

Bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm để lập nên những nhóm học sinh xung kích trong việc tun truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường. Thành phần nhóm gồm có: giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, học sinh có hành vi phạm pháp, một số học sinh khác. Với các nhóm này, nên cố gắng thuyết phục các học sinh “cá biệt” làm đội trưởng và giao nhiệm vụ cụ thể và

có những hình thức khen thưởng phù hợp để động viên tinh thần và nâng cao trách nhiệm xã hội của các em. Thơng qua đó khơng chỉ giúp chính các em học sinh vi phạm mà cịn là một hình thức nêu gương để giáo dục các bạn khác.

2.2. Vai trị kiểm sốt chuẩn mực xã hội của các nhóm phi chính thức đối với thành viên cần được đẩy mạnh, chú trọng phát huy

Kiểm soát xã hội được thực hiện bởi một hệ thống kiểm sốt trong đó các thiết chế xã hội như gia đình, tơn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục...phối hợp với nhau và thơng qua chức năng kiểm sốt của chúng hướng các cá nhân, tổ chức theo những chuẩn mực, những giá trị xã hội. Trong trường học việc học sinh tham gia vào các nhóm phi chính thức cũng là một dạng kiểm soát hành vi đối với các em bởi nó cũng có những nguyên tắc những chuẩn mực riêng của nhóm và có các thành viên có thể giám sát lẫn nhau.

Đối với các nhóm phi chính thức phát huy được tính tích cực trong hoạt động sẽ có tác dụng khuyến khích, điều chỉnh, điều hịa hành vi của các thành viên trong nhóm một cách phù hợp với quy phạm và chuẩn mực xã hội mà nhóm đã đặt ra. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho việc ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc theo quy định của nhóm. Các yếu tố kiểm sốt có ảnh hưởng đến q trình xã hội hóa của thành viên, hình thành nhân cách và định hướng hành vi của họ. Chính vì vậy, khi các yếu tố kiểm sốt trở nên chặt chẽ sẽ góp phần hạn chế những sai lệch, vi phạm của thành viên. Đặc biệt các thành viên trong nhóm sẽ tự giám sát nhau để có sự điều chỉnh hành vi cho phù hợp mà không cần ai nhắc nhở như các nhóm chính thức bởi đây là nhóm mà thành viên tham gia một cách tự nguyện, nếu vi phạm sẽ bị loại ra khỏi nhóm.

2.3. Nội dung giáo dục pháp luật cần được tăng cường đổi mới trong các hoạt dộng truyền thông và tiếp cận thông tin của các nhóm phi chính thức trong học sinh

Tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trị xã hội của các em thơng qua hoạt động tập thể của các nhóm phi chính thức.

Tập trung vào việc đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức giáo dục, tuyên truyền sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh trung học phổ thông nhằm tạo sự mới mẻ, hấp dẫn của các hoạt động tun truyền, có sức lơi cuốn mạnh mẽ để các em tham gia.

Về nội dung, tập trung xây dựng những nội dung, chuyên đề về đạo đức, lối sống và pháp luật thật sự cần thiết cho các em, giáo dục về định hướng giá trị. Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài. Nó là nhân tố quan trọng quyết định và điều chỉnh động cơ, hành vi của các em. Định hướng giá trị gắn liền với việc giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa hành vi đạo đức và kích thích thực dụng trong mỗi cá nhân. Nội dung cơ bản trong định hướng giá trị là niềm tin chính trị, là thế giới quan, là đạo đức, những khát vọng của con người, là những quy tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Nó xác định phương hướng hành động, phương hướng phát triển trí tuệ, tình cảm, ý chí trong mỗi con người.

Đổi mới hình thức giáo dục, tuyên truyền truyền thống bằng những hình thức giáo dục hiện đại, trực quan sinh động hơn như: lồng ghép tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa, văn hóa, văn nghệ; sử dụng video, tranh ảnh, slide thuyết trình, kết hợp với diễn kịch tình huống, phiên tịa giả định. Đặc biệt đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền thông qua những phong trào cụ thể như: phong trào sống đẹp, sống có ích, các cuộc thi viết, thuyết trình, hùng biện, hái hoa dân chủ về đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật,... nhằm lấy môi trường thực tiễn để rèn luyện, bồi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho các em.

2.4. Các loại hình nhóm phi chính thức phải được mở rộng hướng tiếp cận và sự phát triển cơ chế liên kết giữa hệ thống nhóm phi chính thức và mạng lưới các nhóm phi chính thức trong trợ giúp học sinh gặp khó khăn

Một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa hành vi sai lệch của học sinh THPT thơng qua nhóm phi chính thức một mặt cần mở rộng tiếp cận các loại hình nhóm phi chính thức gắn với các kỹ năng xã hội tích cực tạo cơ hội trải nghiệm mới mẻ một mặt có sự liên kết với nhóm chính thức để tạo nên mạng lưới hỗ trợ được các đối tượng học sinh.

Việc hình thành các nhóm phi chính thức khơng chỉ dừng lại ở việc tự phát của học sinh mà cần có sự định hướng tuy nhiên khơng can thiệp của người lớn mà dựa trên nhu cầu nguyện vọng của các em. Hướng các em thành lập nhóm để trau dồi, chia sẻ về các kỹ năng xã hội đối với các thành viên trong nhóm và đó là đội ngũ nịng cốt để hỗ trợ các bạn khác khơng nằm trong nhóm. Để có sự định hướng cũng như học tập kỹ năng của các nhóm này cần có sự hỗ trợ của các thầy cơ giáo trong nhà trường.

Bên cạnh đó là sự liên kết với các nhóm phi chính thức trong nhà trường trung học phổ thơng hiện nay bao gồm Đồn thanh niên, các câu lạc bộ học thuật, sở thích,….Các nhóm dù chính thức hay khơng chính thức cũng có một điểm chung là định hướng các thành viên tham gia những giá trị và ngăn ngừa những hành vi sai lệch, phạm pháp của học sinh. Vì vậy để huy động nguồn lực thể hiện tinh thần trách nhiệm của các nhóm tham gia có những hoạt động liên kết, kết nối và hỗ trợ lẫn nhau của các nhóm để đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động.

Cần đặc biệt quan tâm trợ giúp đối với các nhóm học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống, trong học tập để các bạn có thể đến trường, được lĩnh hội những giá trị tốt đẹp, vượt qua được những khó khăn, cám dỗ do hồn cảnh xơ đẩy.

Một phần của tài liệu Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)