Pháp luật về hình sự

Một phần của tài liệu ôn tập lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 27 - 30)

1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự

Nội dung nguyên tắc: Khi xét xử để phán quyết một người là tội phạm thì quan tịa phải căn cứ vào văn bản QPPL. Một người chỉ bị coi là thực hiện tội phạm khi trong luật có quy định tội danh đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 683, Điều 685, Điều 722 Quốc triều hình luật (QTHL).

a. Nguyên tắc nhân đạo: những quy định của pháp luật có tính khoan hồng, nhân văn khi truy

cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc này thể hiện qua một số quy định sau:

Một là: chiếu cố tức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, gồm:

Thứ nhất: chiếu cố theo địa vị xã hội, gồm 8 hạng người (Điều 3): nghị thân (họ hàng tôn thất nhà vua), nghị cố (các bậc công thần, cố cựu), nghị hiền (người có đức hạnh lớn), nghị năng (người có tài năng lớn), nghị cơng (những người có cơng lớn), nghị q (người có tước từ nhị phẩm trở lên), nghị cần (người siêng năng, chăm chỉ) và nghị tân (quốc khách hoặc con cháu các triều đại trước), trừ khi phạm vào nhóm tội thập ác.

Thứ hai: chiếu cố theo tuổi tác và người tàn tật (Điều 16). Người từ 15 tuổi trở xuống hoặc từ 70 tuổi trở lên cùng những người bị phế tật phạm tội được dùng tiền chuộc tội (trừ khi phạm vào nhóm tội thập ác sẽ do nhà vua quyết định). Theo Điều 17, còn áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội. Nếu khi phạm tội chưa đến 15 tuổi nhưng khi quá 15 tuổi mới phát hiện hoặc phạm tội lúc chưa đến 70 tuổi nhưng sau đó (quá 70 tuổi) mới phát hiện thì vẫn cho phép dùng tiền để chuộc tội. Mức tiền chuộc tội được quy định tại Điều 21, 22.

Hai là: nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện qua việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong các

trường hợp: con cháu chịu tội thay cho ông, bà; tội phạm ra đầu thú, tự thú; các dịp ân xá người phạm tội; không thi hành án đối với phụ nữ đang có thai hoặc đang ni con dưới 100 ngày tuổi (Điều 680) …

b. Nguyên tắc xác định lỗi: theo Điều 47 và 499, hành vi phạm tội thuộc một trong hai loại lỗi:

hoặc cố ý hoặc vô ý. Pháp luật không nêu ra định nghĩa về lỗi nhưng mô tả các đặc trưng, dấu hiệu của mỗi loại lỗi. Theo đó, hành vi phạm tội do sơ suất, lầm lỡ và không mong muốn hoặc không lường trước hậu quả sẽ xảy ra được coi là lỗi vô ý; ngược lại là lỗi cố ý. Nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội theo lỗi được quy định tại Điều 49, theo đó tha người lầm lỡ khơng bắt tội nặng (tức hình phạt nặng), bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ.

Các đặc điểm về tội phạm

Quốc triều hình luật khơng nêu định nghĩa cũng nhưng không xác định các dấu hiệu của tội phạm, tuy nhiên, Bộ luật này có quy định về các vấn đề sau liên quan đến dấu hiệu của tội phạm:

(1) Phải có hành vi trái pháp luật – hành vi phải xâm hại đến quan hệ được pháp luật bảo vệ (nếu hành vi chưa được quy định trong văn bản pháp luật thì quan tịa khơng thể tự ý xử lý, khi xử lý tội phạm phải dẫn đủ “chính văn cách thức của luật lệnh” – Điều 683, Điều 722 Quốc triều hình luật).

Tuy nhiên, vì pháp luật thể hiện rõ tính hình sự hóa, theo đó tội phạm được quan niệm rất rộng (tội phạm có tính phổ biến) nên hầu hết các vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực gì: hình sự, dân sự, hành chính, tố tụng… kể cả đạo đức cũng đều bị coi là tội phạm. Điều này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời cũng thể hiện rõ bản chất của pháp luật phong kiến.

Ví dụ: Điều 130. Có tang ơng bà, cha mẹ và chồng mà giấu khơng khóc thì phải tội đờ làm khao

đinh, đàn bà đờ làm tang thất phụ. Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát

thì biếm hai tư...

Điều 187: Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê, những người mua bán không theo đúng cân,

thước, thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng mình để mua bán thì xử tội biếm hoặc tội đờ.

(2) Pháp luật có đặt ra dấu hiệu về lỗi, theo đó để xử lý người người phạm tội phải căn cứ vào lỗi là “lầm lỡ hay cố ý” (Điều 47, 499 QTHL).

(3) Pháp luật có tính đến yếu tố tuổi của chủ thể phạm tội (Điều 16).

Pháp luật nhà Lê không nêu ra khái niệm về tội phạm cũng như các dấu hiệu chung nhất của một hành vi phạm tội mà có xu hướng mơ tả cụ thể, chi tiết từng hành vi phạm tội.

Ví dụ: Điều 466: Đánh người gãy răng, sứt tai, mũi, chột một mắt, gãy ngón chân, ngón tay, giập xương, hay lấy nước sơi lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta, thì xử biếm hai tư; đổ vào miệng mũi thì biếm ba tư. Đánh gãy răng 2 răng, 2 ngón tay trở lên, thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng, cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân chột 2 mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa…

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hình vi, tội phạm được phân thành hai nhóm là nhóm tội Thập ác và các nhóm tội phạm khác.

Thập ác tội là mười trọng tội của pháp luật phong kiến. Tên các loại tội thập ác được quy định tại Điều 2 QTHL gồm: Mưu phản, Mưu đại nghịch, Mưu chống đối, Ác nghịch, Bất đạo, Đại bất kính, Bất

hiếu, Bất mục, Bất nghĩa, Nội loạn.

Hình thức xử lý cụ thể các loại tội này được quy định ở các điều luật khác của QTHL. Nhìn chung, một người khi phạm phải những tội danh này thì bị trừng trị nghiêm minh, khơng được hưởng khoan hồng. Các hình phạt áp dụng với các tội danh này thường là tử hình, lưu hoặc đồ.

Nhóm các tội phạm khác: Pháp luật hình sự nhà Lê điều chỉnh khá đa dạng các loại tội phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các quan hệ thuộc các lĩnh vực của xã hội đều được pháp luật bảo vệ kể cả đạo đức.

3. Hình phạt

Đặc điểm của hình phạt

Hình phạt nhà Lê sơ mang nặng tính giai cấp, phản ánh tư duy của nhà làm luật thời kỳ phong kiến nên mang tính hà khắc dã man với nhiều hình phạt gây đau đớn thể xác và tinh thần cho người áp dụng. Hình phạt thời Lê sơ có tính phổ biến hay tính rộng nghĩa là hầu hết các vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực gì cũng có thể bị xử lý bằng hình phạt.

Tuy nhiên, các quy định về các loại hình phạt thời Lê vẫn mang tính nhân đạo ở những hình phạt nhất định đối với người phụ nữ.

Các loại hình phạt

Căn cứ vào quy định của Quốc triều hình luật, hình phạt có thể phân thành hai nhóm:

Thứ nhất, nhóm ngũ hình được quy định tại Điều 1 QTHL. Gồm năm hình phạt sau:

Một là, Xuy hình (đánh roi), có năm bậc: Từ 10 đến 50 roi, chia làm 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi.

Hai là, Trượng hình (đánh trượng), có năm bậc: Từ 60 đến 100 trượng, chỉ đàn ông phải chịu. Ba là, Đồ hình, có ba bậc: Từ thuộc đinh đến khao đinh thứ phụ đến tang thất phụ là một bậc; Từ tượng phường binh đến xuy thất tỳ là một bậc; Từ chủng điền binh đến thung thất tỳ là một bậc.

Bốn là, Lưu hình, có ba bậc: Từ châu gần đến châu xa, chia làm bậc, tùy theo tội mà tăng giảm. Năm là, Tử hình, có 3 bậc:

Thắt cổ, chém; Chém bêu đầu; Lăng trì.

Thứ hai, nhóm những hình phạt khác:

Biếm tư: giảm hay hạ tư của quan lại

Phạt tiền: tức tước bỏ ở người phạm tội một khoản tiền nhất định

Tịch thu tài sản: là hình phạt tước quyền sở hữu tài sản của người phạm tội. Thích chữ: thường áp dụng kèm theo các hình phạt trượng, đồ, lưu.

Một phần của tài liệu ôn tập lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w