1. Hợp đồng dân sự (khế ước)
Điều kiện hợp đồng (khế ước)
Thứ nhất, Hợp đồng phải ký kết trên cơ sở tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cưỡng bách bên nào (Điều 355, 638).
Thứ hai, Hợp đồng phải ký kết trên cơ sở trung thực – không lừa dối (Điều 187, 190). Thứ ba, nội dung hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật (Điều 75, 76…)
Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật trong một số trường hợp. Pháp luật không quy định cụ thể điều kiện về hình thức hợp đồng nhưng thơng qua các quy định đã chứng tỏ những hợp đồng có giá trị lớn, dễ phát sinh tranh chấp… (các trường hợp cần phải thiết lập theo mẫu được quy định trong Quốc triều Thư khế thể thức); hoặc hợp đồng đối với người mù chữ (Điều 366); hoặc hợp đồng đối với việc mua bán nô tỳ (Điều 363) thì phải ký kết bằng văn bản.
Phân loại hợp đờng (khế ước)
Căn cứ vào hình thức, có hai loại: hợp đồng miệng (tức khẩu ước) và hợp đồng văn bản (tức văn
khế).
Căn cứ vào nội dung: tức căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có các loại sau: Một là, Hợp đồng mua bán: gồm Hợp đồng đoạn mại (là dạng của hợp đồng mua bán hiện nay);
Hợp đồng điển mại (theo hợp đồng này người bán giao tài sản cho người mua chiếm hữu, sử dụng
trong một thời hạn theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Khi đến thời hạn người mua được quyền đến chuộc lại tài sản đã bán. Cơ sở pháp lý Điều 384 QTHL)
Hai là, Hợp đồng vay: pháp luật quy định khá cụ thể về loại hợp đồng này đặc biệt là điều chỉnh về
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay. Cơ sở pháp lý: Điều 587 QTHL.
a. di sản thừa kế:
Căn cứ vào nguồn gốc di sản, di sản có các loại sau:
Phu gia điền sản (tức ruộng đất, tài sản cha mẹ chồng cho) và thê gia điền sản (là tài sản mà cha mẹ vợ cho). Về nguyên tắc đây là tài sản riêng của hai người.
Tân tạo điền sản là tài sản do vợ chồng cùng tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc, đây là tài sản chung nên khi chết tài sản này mặc định chia làm đôi, mỗi người được một nửa và một nửa của người chết được xem là di sản để đem chia.
Như vậy, di sản của người chết theo pháp luật nhà Lê bao gồm: tài sản riêng của người chết (phu gia hoặc thê gia điền sản) và một nửa tài sản của người chết trong khối tài sản chung (tân tạo điền sản).
Cơ sở pháp lý: Điều 374, 375, 376… QTHL.
b. Điều kiện để được hưởng thừa kế:
Để được chia di sản, người thừa kế phải đáp ứng hai điều kiện sau: - Người thừa kế phải còn sống từ khi mở thừa kế (Điều 388).
- Người thừa kế không thuộc các trường hợp bị truất quyền thừa kế, gồm: (1) truất quyền thừa kế trong di chúc (Điều 354) và truất quyền thừa kế theo luật định (Điều 354).
c. Hình thức chia thừa kế
Một là, thừa kế theo di chúc:
Thơng qua Điều 388 có thể thấy pháp luật thừa nhận hai hình thức của di chúc là miệng (mệnh lệnh của cha, mẹ) và chúc thư (tức là di chúc viết).
Điều 388: Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau,
thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, cịn thì cùng chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì phải kém. Nếu đã có lệnh của cha me và chúc thư, thì
phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình.
Di chúc miệng: theo Điều 388 BLHĐ, nếu có mệnh lệnh của cha mẹ (di chúc miệng) hoặc chúc thư
(di chúc viết hay di chúc bằng văn bản) thì phải theo đúng. Vi phạm sẽ bị mất phần thừa kế. Tuy nhiên, nhà làm luật lại không quy định rõ các điều kiện, thủ tục để di chúc miệng có hiệu lực, như thời điểm lập, người làm chứng…
Di chúc viết hay còn gọi là chúc thư: so với quy định về di chúc miệng, nhà làm luật tỏ ra rất quan
tâm đến chúc thư nhiều hơn. Di chúc viết phải lập theo mẫu được quy định trong Quốc triều thư khế thể thức.
Hai là, thừa kế không theo di chúc (theo pháp luật ):
Pháp luật về thừa kế thời Lê không quy định về các nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật mà liệt kê cụ thể các trường hợp được chia thừa kế khi khơng có di chúc.
Các Điều 374, 375, 377, 380, 388… của QTHL, nhà làm luật đã dự liệu những trường hợp thừa kế khơng có di chúc.
Các quy định về chia thừa kế theo pháp luật đã chứng tỏ sự thừa nhận tính chất bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng (khi vợ được quyền sở hữu tài sản riêng và cùng chồng đồng sở hữu khối tài sản chung, được quyền hưởng tài sản của chồng); giữa con trai và con gái (“anh em tự chia nhau” nếu khơng có di chúc mà khơng cần phân biệt là con trai hay con gái).
Pháp luật thừa kế đã bảo lưu truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhất là quy định về tài sản dùng vào việc thừa tự (hương hỏa).
3. Pháp luật về quan hệ hơn nhân và gia đình:a. Kết hơn a. Kết hơn
Theo pháp luật nhà Lê, quan hệ hôn nhân phát sinh bằng sự kiện kết hôn. Một cuộc hôn nhân hợp pháp đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Phải có sự đờng ý của hai bên cha mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ mất thì phải có sự đồng ý của
người tộc trưởng (Điều 314 BLHĐ)
+ Độ tuổi: nam từ 18 trở lên và nữ từ 16 tuổi trở lên (Lệ giá thú trong Thiên nam dư hạ tập)
+ Không phạm vào những trường hợp cấm kết hơn:
Khơng có nghĩa vụ để tang nhau, tức giữa họ khơng có mối quan hệ huyết thống hoặc bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân khác đã tồn tại trước đó (Điều 319 BLHĐ và Lệ giá thú phi loại trong Thiên nam dư hạ tập).
Khi đang có tang cha, mẹ hay tang chồng; khi cha mẹ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 317, 318 BLHĐ)
Quan lại ở địa phương không được kết hôn với người trong địa hạt cai quản hay kết hôn với người làm nghề hát xướng (Điều 316, 323 BLHĐ)
Một số trường hợp cấm khác: anh lấy vợ góa của em, trị lấy vợ góa của thầy, phụ nữ đang bị truy nã…
Thủ tục kết hôn: Thiên nam dư hạ tập quy định việc kết hôn trải qua bốn bước như sau:
+ Lễ nghị hôn (tức lễ dạm ngõ hay thăm nhà), theo đó nhà bên nam sang nhà bên nữ thể hiện sự
đồng ý của hai bên gia đình. Nếu bên nữ chấp nhận thì chuẩn bị lễ vật để tổ chức lễ định thân.
+ Lễ định thân (vấn danh và ra mắt), theo đó, nhà trai đem lễ vật sang nhà gái để cúng bái tổ tiên
và tổ chức chiêu đãi nhà trai; đồng thời định ngày tổ chức lễ đính hơn.
+ Lễ đính hơn (lễ hỏi), nhà trai đem đầy đủ lễ vật theo thoả thuận trong lễ định thân sang nhà gái
và tổ chức đãi tiệc. Sau khi nhà gái đã nhận đầy đủ đồ sính lễ thì xem như đã chấp nhận gả con gái. + Lễ thành hôn (lễ cưới): nhà trai sang nhà gái làm lễ đón dâu và nhà gái cử người theo tiễn
người con gái đi lấy chồng. Nhà trai tổ chức tiệc tùng mời bà con nội ngoại và người thân thuộc khác cùng tham dự lễ cưới. Sau lễ thành hơn, hai bên nam nữ chính thức trở thành dâu rể của hai bên gia đình.
b. Ly hơn:
Tức kết thúc quan hệ hơn nhân khi một trong hai bên có lỗi, cụ thể như sau:
+ Ly hôn khi người vợ có lỗi: Theo Điều 310 BLHĐ, khi người vợ rơi vào một trong bảy trường
hợp sau đây (gọi là thất xuất - thất là bảy, xuất là rời bỏ) bị xem là có lỗi nên người chồng buộc phải ly hơn vợ: khơng có con, ghen tng, bị ác tật, khơng thủy chung, khơng kính cha mẹ chồng, nói nhiều gây mất hồ khí trong gia đình và trộm cắp.
+ Ly hơn khi người chồng có lỗi: khi người chồng rơi vào một trong hai trường hợp sau thì người
vợ có quyền u cầu xin ly hôn chồng: vi phạm nghĩa vụ đồng cư (cùng nhau chung sống) trong thời gian 5 tháng liên tục, nếu đã có con là một năm (Điều 308 BLHĐ) hoặc có hành vi vơ lễ với cha mẹ vợ (Điều 333 BLHĐ).
Pháp luật về hơn nhân – gia đình nhà Lê khơng quy định về hậu quả pháp lý sau khi ly hôn, như vấn đề con chung và tài sản chung.
Bao gồm quan hệ nhân thân giữa các nhóm thành viên trong đời sống gia đình.
+ Quan hệ vợ - chồng: gồm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng như: đồng cư, thủy chung và
tang chế.
Quyền và nghĩa vụ đờng cư, có trách nhiệm lẫn nhau Nghĩa vụ phục tùng chờng và gia đình nhà chờng Nghĩa vụ tang chế của vợ với chồng và cha mẹ chồng
+ Quan hệ nhân thân giữa cha me và con cái:
Nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi dạy con cái của cha mẹ Quyền được từ con của cha mẹ
Nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ
Nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ
Nghĩa vụ tang chế, thờ phụng cha mẹ khi cha mẹ mất