a) Nguyên nhân khách quan
Khung pháp lý mà ngân hàng nhà nước ban hành cho hoạt động bao thanh toán vẫn mang tính chung chung, các văn bản ban hành, quy chế khác vẫn chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Cụ thể như là sửa đổi bổ sung quy chế 1096 (QĐ số 30/2008/QĐ-NHNN) và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định bao thanh toán là một nghiệp vụ tín dụng nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn cách hạch toán nghiệp vụ bao thanh toán dẩn đến các ngân hàng thường tự đưa ra cách thức hạch toán riêng dẫn đến không đồng bộ trong công tác hạch toán tại các ngân hàng.
- Chi phí cao gây e ngại cho các doanh nghiệp
Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua. Vì vậy, dịch vụ bao thanh toán có chi phí tương đối cao, trung bình khoảng 3-5% doanh thu. Chi phí cao vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro, còn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
- Yếu tố rủi ro trong hoạt động bao thanh toán
Thị trường Việt Nam là một thị trường đầy rủi ro, nếu các ngân hàng tự xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi phải thu thập thông tin về khách hàng, và việc chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng thông qua phần lớn từ việc phân tích các bản báo cáo kết quả kinh doanh tài chính thì kết quả này thức sự là không đáng tin cậy và mang lại nhiều sự mạo hiểm cho ngân hàng.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Xuất phát từ khả năng tài chính, kinh nghiệm và chất lượng nguồn nhân
Ta biết rằng hiện tại không nhiều ngân hàng ở nước ta được cấp giấy phép cho cung cấp sản phẩm này ra thị trường.Điều này chứng tỏ việc một ngân hàng sẻ phải đối mặt với rất nhiều điều kiện khắt khe từ phía Ngân hàng nhà nước đưa ra để được cung cấp dịch vụ này. Bên cạnh chứng minh về khả năng tài chính của mình, các ngân hàng còn phải chỉ ra được rằng nhân viên của mình có đầy đủ năng lực, lẫn kinh nghiệm khi cung cấp sản phẩm này, tuy nhiên như chúng ta cũng đã biết việc sản phẩm này mới ra đời ở Việt Nam chừng được vài năm. Do vậy về kinh nghiệm hay chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng thì vẫn còn rất non kém, cán bộ được đào tạo ngắn hạn về kiến thức lẫn kinh nghiệm nên đã chưa có sự hiểu biết nhất định và quan tâm đúng mực tới dịch vụ này.Do vậy, điều đó làm cho ảnh hưởng tới việc tiếp cận sản phẩm này của khách hàng.
- Tâm lý của Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt nam hiện nay gồm cả doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều ưa thích sử dụng tín dụng cho vay truyền thống hơn là các dịch vụ mới như là bao thanh toán. Do các doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ các ưu thế của bao thanh toán so với các loại hình cấp tín dụng khác của ngân hàng như là đơn giản dễ và nhanh được cấp tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo để tài trọ cho vốn lưu động, giảm thời gian chi phí và công sức quản lý các khoản nợ bán hàng trả chậm, giảm rủi ro cho doanh nghiệp đối với các khoản nợ phải thu. Một phần nữa là khi thực hiện dịch vụ bao thanh toán các ngân hàng đã đưa ra những điều kiện làm triệt tiêu đi lợi thế của bao thanh toán như khoản ứng trước cần tài sản đảm bảo, bên bán phải chứng minh điều kiện tài chính của bên mua là tốt,…
- Mạng lưới hệ thống đại lý vẫn còn hạn chế.
Trong bao thanh toán quốc tế, người mua và tổ chức bao thanh toán xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, vì thế việc thẩm định người mua rất khó khăn.
quốc gia người mua. Do đó, một ngân hàng muốn thực hiện bao thanh toán quốc tế tốt thì cần phải có mối quan hệ rộng rãi, hệ thống mạng lưới đại lý đủ mạnh. Nhưng yếu tố này đối với các ngân hàng ở nước ta thì còn kém.
Ngoài ra, chủ yếu nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam được thực hiện ở hội sở của các ngân hàng. Phần lớn các chi nhánh chưa quen thuộc và cũng chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện cũng như đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ này đến khách hàng. Điểu này là một rào cản gây khó khăn cho việc mở rộng và phát triển sản phẩm thị trường ở nước ta.
- Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng
Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên tài sản thế chấp được nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, tài sản đảm bảo không những được các ngân hàng Việt Nam mà còn được các tổ chức nước ngoài xem trọng. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể tự xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp Việt Nam chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các bản báo cáo kết quả kinh doanh tài chính không thể tin tưởng được. Chính việc ngân hàng đòi hỏi bên bán phải có tài sản đảm bảo đã làm giảm đi ưu thế của dịch vụ bao thanh toán đồng thời cũng làm mất đi bản chất của dịch vụ này.
Tổng kết chương II:
Qua những số liệu về tình hình thực tế hoạt động BTT trên thế giới rất khả quan và ngày càng phát triển nhanh chóng sâu và rộng.
BTT được triển khai ở Việt Nam từ năm 2004, cho đến nay hoạt động BTT tại Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng chúng ta có thể thấy những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên góc độ quản lý vĩ mô, các quy định pháp lý của nhà nước còn quá chung chung chưa sát với tình hình thực tế từ đó gây khó khăn bất cập cho việc triển khai hoạt động của các đơn vị BTT. Chúng tôi đã tập trung phân tích rất kỹ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, đối với các đơn vị BTT tại Việt Nam, sản phẩm BTT là sản phẩm rất mới, các đơn vị BTT chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ về sản phẩm này, bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam còn rất rụt rè, quan niệm chỉ thích sử dụng những sản phẩm quen thuộc... đã gây khó khăn cho hoạt động BTT. Quá trình thực hiện BTT tại các NHTM cổ phần Việt Nam do đó còn nhiều yếu kém, sai sót và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết trên góc độ vĩ mô, vi mô hiện nay là rất cần thiết. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 3 của đề tài.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM