Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở các ngân hàng thương mại Viet Nam ppt (Trang 39 - 43)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)

Cũng tương tự như tổng mức huy động vốn từ nền kinh tế, tồng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế cũng ngày càng tăng

Năm 2009: Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53% cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu là do chính sách kích thích nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với năm 2008( tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12% thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%).

Trong 2 tháng đầu năm 2009, tăng thấp theo xu hướng từ nửa cuối năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9/2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độ hỗ trợ lãi suất đã giảm dần.

Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22.8% (năm 2008: 28,84%), ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008: 18,67%). Tỷ trọng tín dụng đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%,

xây dựng chiếm 12,9%, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5,4%, ít biến động so với năm 2008.

Năm 2010: Đến tháng 6/2010 tín dụng tăng khoảng 10,52%, nhưng tín dụng bằng VNĐ chỉ tăng 4,6%, tín dụng ngoại tệ tăng 27%. Tuy nhiên, đến hết năm 2010, tín dụng tăng 27,65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá vàng), tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo các phân vùng đã có những chuyển động hợp lý: khuyến khích tín dụng cho sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất: hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tín dụng tiêu dùng. Và điểm nổi bật trong năm 2010 là sự lên ngôi của tín dụng phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)

Năm 2010 đã có sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ rất lớn so với các năm trước đó. Năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lên tới 37,76%, so với năm 2009 là 15,12%.

Năm 2011: nhằm thực hiện mục tiêu phát triên nền kinh tế ổn định và kiềm chế lạm phát, HNN đã định hướng nhiệm vụ cho ngành ngân hàng năm 2011 là

tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%.

Bảng 7: Tín dụng ngân hàng trên GDP

(Nguồn: chỉ số phát triển thế giới)

Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng, thể hiện quy mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, được xem như là một trong những bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia. Từ 35% năm 2000 lên đến 94,99% năm 2008 và 107% năm 2009. Năm 2010, dự kiến đạt 115%, ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia.

Điều đó chứng tỏ thị trưởng tài chính của Việt Nam đã phát triển rất nhanh và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với các nước trong khu vực.

Như vậy, qua những chỉ tiêu trên, chúng ta có thể kết luận được rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng cả về mặt quy mô vốn, tốc độ… Các chỉ số như: tỷ lệ an toàn về vốn tối thiểu (CAR), hiệu quả kinh doanh, ROA, ROE dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác thuộc các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Mailaisia… thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn một khoảng cách với các nước trong khu vực cả về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng cũng như về chất lượng hoạt động của ngân hàng (CAR, tỷ lệ nợ xấu).

Và khi thị trường tài chính tại Việt Nam ngày càng phát triển nhanh như vậy, thì các hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Theo Luật các tổ chức

tín dụng của Việt Nam ban hành năm 2010 thì hoạt động tín dụng có 5 hình thức: cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết khấu và bao thanh toán.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở các ngân hàng thương mại Viet Nam ppt (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w