định, trình tự, thủ tục đưa vào cơ sở quản lý sau
cai nghiện; chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người sau cai nghiện; tổ chức và hoạt động của cơ sở quản lý sau cai nghiện.”
Đi ều 34
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma tuý có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý tại địa phương; chỉ đạo cơ quan lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma tuý, quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý và người đã cai nghiện ma tuý; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy cư trú
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức cai nghiện tự nguyện, hòa nhập cộng đồng và phòng, chống tái nghiện trên địa bàn quản lý; chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan Công an, Y tế, Giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
LHQ khuyến nghị nội dung sửa đổi Điều này như sau:
Thay Điều này bằng đoạn văn bản sau: “Ủy ban nhân dân các cấp nơi người bị rối loạn sử dụng ma túy sinh sống cần lập kế hoạch tổ chức điều trị ma túy tự nguyện, hòa nhập cộng đồng, và dự phòng tái nghiện trên địa bàn quản lý; chỉ đạo Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan cơng an, phịng giáo dục và đào tạo cùng cấp cùng với các cơ quan và tổ chức có liên quan thực hiện việc cai nghiện, giám sát, giáo dục người bị rối loạn sử dụng ma túy và những người đang trong giai đoạn phục hồi; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người đang phục hồi hòa nhập cộng đồng.”
Điều 34a
1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thơng qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này.
Điều 42. Can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy
1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thơng qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này.
LHQ khuyến nghị các nội dung sửa đổi sau đối với Điều này:
Thay thế Điều 42 của Dự thảo Luật bằng đoạn văn bản sau: “Điều 42. Can thiệp giảm tác hại liên quan đến việc sử dụng ma túy
1. Can thiệp giảm hại liên quan đến sử dụng ma túy là các biện pháp ngăn chặn sự lây lan bệnh tật liên quan đến sử dụng ma túy. Ví dụ, các biện pháp này bao gồm tiếp cận và giáo dục, các chương trình phân phát kim tiêm và ống tiêm, kê đơn điều trị thay thếc chất dạng thuốc phiện, các biện pháp can thiệp khuyến khích dung nạp thuốc khơng qua đường tiêm chích (can thiệp chuyển tiếp theo đường) và thực hành dự phịng sốc q liều. Mục đích chính của các
33
biện pháp giảm thiểu tác hại là giảm thiểu các hậu quả về sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy nhằm bảo vệ cá nhân, gia đình họ và xã hội nói chung.
2. Can thiệp nhằm giảm tác hại của việc sử dụng ma túy được thực hiện giữa các nhóm đối tượng sử dụng ma t thơng qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
3. Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể các biện pháp can thiệp toàn diện dựa trên bằng chứng nhằm làm giảm các tác hại về mặt sức khỏe và tác hại khác liên quan đến sử dụng ma tuý. Hai Bộ thông qua các hướng dẫn liên quan và cung cấp đầy đủ kinh phí để thực hiện”.
Đi ều 35
1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, phòng, chống tái nghiện ma túy được quy định tại các điều 27, 28, 29, 31, 33 và 34 của Luật này, bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của người cai nghiện ma túy và gia đình họ;
c) Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ của người chưa thành niên nghiện ma t có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hồn cảnh khó khăn thì được
Điều 43. Huy động nguồn lực xã hội trong tổ chức cai nghiện ma túy
1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện ma túy, hòa nhập cộng đồng, can thiệp giảm tác hại, phòng, chống tái nghiện ma túy được quy định tại các điều 33, 34, 35, 37, 38, 40 và 42 của Luật này, bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của người cai nghiện ma túy, thân nhân
và gia đình họ;
c) Kết quả lao động trị liệu của người nghiện tại cơ sở cai nghiện;
d) Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngồi.
2. Người nghiện ma túy, gia đình của người nghiện ma túy, có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có hồn
LHQ khuyến nghị các nội dung sửa đổi sau đối với Điều này:
Điểm c khoản 1: Bỏ điểm c, khoản 1 của Dự thảo Luật.
Khoản 4: bổ sung thêm khoản 4 với nội dung sau: "Tất cả các bệnh nhân, khơng phân biệt giới tính hoặc nguồn lực tài chính, phải được cung cấp quyền tiếp cận bình đẳng đối với các dịch vụ cơ bản theo nhu cầu của họ về thực phẩm, chỗ ở, nước, an ninh và dịch vụ y tế."