cách ASXH
Trên cơ sở xem xét thực trạng hệ thống ASXH hiện hành, bối cảnh kinh tế xã hội đất nước và kinh nghiệm quốc tế, một số quan điểm định hướng, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp cải cách ASXH cụ thể như sau:
Quan điểm định hướng
Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với nền kinh tế định hướng XHCN, các chính sách ASXH cần gắn với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội..
- Chọn phát triển mô hình dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động Thế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
giới (ILO) với các bộ phận cấu thành là BHXH, BHYT, bảo trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Đây là mô hình phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta coi con người là trung tâm của sự phát triển.
- Từng bước xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách ASXH mang tính toàn dân, mở rộng khả năng tiếp cận và diện bao phủ, đảm bảo người dân có mức sống tối thiểu, có khả năng liên kết, chống đỡ thành công trước rủi ro.
- Chú trọng phát triển hệ thống ASXH đối với khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tượng bị tác động bởi cải cách kinh tế và xã hội như lao động di cư, người mất đất, bị tác động bởi khủng hoảng, người có công, trẻ em, người già, người tàn tật....
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện ASXH, đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội vào việc thực hiện chính sách ASXH dưới hình thức xã hội hóa.
- Từng bước phát triển các chính sách ASXH với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế; huy động sự liên kết liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế thực hiện chính sách ASXH đối với người lao động trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
Mục tiêu, yêu cầu cải cách
- Đảm bảo mọi người dân có quyền và được tiếp cận hệ thống ASXH, trong đó nhấn mạnh tính chia sẻ, tương trợ trong trong nội bộ và giữa các nhóm dân cư trong xã hội, hướng đến đảm bảo nhu cầu tối thiểu thông qua việc tổng hợp và tái phân phối nguồn lực.
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng và bền vững của hệ thống ASXH, về lâu dài cần gắn trách nhiệm và quyền lợi, giữa đóng góp với hưởng lợi, khuyến khích mọi người dân tham gia hệ thống.
- Tăng cường trách nhiệm các chủ thể, khuyến khích các thành phần trong xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chính sách ASXH.
Về giải pháp cải cách
Trên cơ sở quan điểm định hướng, mục tiêu, yêu cầu cải cách trên đây, giải pháp cải cách tài chính ASXH trong thời gian tới tập trung chủ yếu vào hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; hoàn thiện cơ chế và nguồn lực tài chính và hoàn thiện hệ thống quản lý ASXH.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi, hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển chính sách BHXH hiện hành, xem xét điều kiện kinh tế - xã hội và tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các chế độ ASXH, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo
- Bảo đảm nguồn lực và cơ chế tài chính trên cơ sở từng bước mở rộng diện bao phủ, tăng mức phí đóng góp và đảm bảo chi phí dịch vụ tối thiểu cũng như quản lý chặt chẽ, hiệu quả các quỹ ASXH. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn các quỹ ASXH kết hợp với việc đa dạng hoá các nguồn tài trợ để đảm bảo hệ thống ASXH phát triển bền vững.
- Hoàn thiện bộ máy của hệ thống ASXH theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo phát huy vai trò và hiệu quả quản lý; trong đó, cần chú trọng đến hệ thống tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống tin tích hợp về ASXH thống nhất, đầy đủ, chính xác, có hệ thống và được cập nhật từ TW đến địa phương.
Một số giải pháp cụ thể đối với BHXH, BHYT và bảo trợ xã hội như sau: a.Đối với BHXH
- Xây dựng chiến lược phát triển BHXH, mở rộng đối tượng tham gia BHXH buộc, đặc biệt là đối tượng làm công ăn lương trong khu vực doanh nghiệp tư nhân để đạt khoảng 90% đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2015. Việc thu BHXH bắt buộc phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ; chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi người lao động và đảm bảo khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai.
- Từng bước triển khai thực hiện BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp một cách hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; trên cơ sở đó xem xét, rút kinh nghiệm và tiếp tục cải cách, hoàn thiện cơ chế chính sách.
- Nhằm cân đối quỹ BHXH trong tương lai trung và dài hạn, cần thực hiện một số giải pháp sau: (i) Từ năm 2016 trở đi, tiếp tục tăng mức đóng góp vào các quỹ BHXH để để đảm bảo sự bền vững của quỹ; (ii) Thực hiện đóng BHXH trên thu nhập thực tế của người lao động ở các khối doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp; (iii) Thay đổi cách tính mức hưởng BHXH một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính công bằng một cách tương đối giữa mức đóng góp và mức lợi ích được hưởng của các đối tượng. Về thời gian hưởng BHXH, cần từng bước loại bỏ những quy định nghỉ hưu trước tuổi và xem xét kéo dài thời gian lao động và đóng góp BHXH; (iv) Có kế hoạch tổng thể về trích NSNN để đóng vào quỹ BHXH cho cán bộ công nhân viên chức đã có thời gian làm việc trước năm 1995 theo quy định của Luật BHXH (trước khi thành lập BHXH); (v) Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của các quỹ BHXH.
b) Đối với BHYT:
- Mở rộng đối tượng tham gia BHYT qua đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật BHYT với các kế hoạch, chương trình cụ thể; đưa chỉ tiêu dân số tham gia BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ nhằm phấn đấu đến năm 2010 thực hiện BHYT cho 60% dân số và sau 2015 thực bảo
hiểm y tế toàn dân. Mở rộng các hình thức BHYT kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng yêu cầu linh hoạt của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người giàu.
- Hoàn thiện chính sách BHYT theo hộ gia đình và các loại hình BHYT khác nhằm đáp ứng yêu cầu KCB cho nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện cấp BHYT đối với trẻ em tuỳ theo hoàn cảnh gia đình để tăng cơ hội hưởng thụ dịch vụ y tế cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện BHYT đối với học sinh, sinh viên theo nguyên tắc gia đình học sinh đóng góp phần lớn mức phí, NSNN hỗ trợ tuỳ theo đối tượng hộ gia đình.
- Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách trong lĩnh vực y tế theo hướng chuyển phần kinh phí nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở y tế công lập sang hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người hưởng thụ thông qua hình thức hỗ trợ mệnh giá thẻ BHYT; từng bước tạo điều kiện để người thụ hưởng dịch vụ y tế được lựa chọn cơ sở dịch vụ y tế, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.
- Điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp với mức hưởng các dịch vụ y tế theo Luật BHYT để đảm bảo cân đối, an toàn quỹ BHYT. Củng cố phát triển đồng bộ cơ sở y tế công lập và tư nhân, nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT.
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về BHYT; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm; nhất là những hành vi lạm dụng hoặc trục lợi.
c. Đối với chính sách bảo trợ xã hội:
- Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ XH; xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng bảo trợ xã hội của các địa phương để phục vụ cho việc hoạch định chính sách và bố trí kinh phí trợ cấp.
- Mức chuẩn trợ cấp xã hội phải được điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; đảm bảo đáp ứng mức sống tối thiểu của đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
- Các chính sách trợ giúp xã hội phải có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác của hệ thống ASXH như BHXH và BHYT.
- Cùng với việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội từ NSNN, cần có sự tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
Về lộ trình triển khai thực hiện
hướng đến cân đối bền vững quỹ ASXH trong tương lai trung và dài hạn. Các quỹ BHXH, BHTN và BHYT cần tăng mức đóng góp một cách đáng kể trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2016-2020: Củng cố, kiện toàn hệ thống ASXH theo hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn này, việc cải cách hệ thống hướng đến kiện toàn củng cố toàn bộ hệ thống ASXH theo hướng phát triển bền vững cùng với việc mở rộng tỷ lệ bao phủ, đảm bảo lưới ASXH của nước ta bao phủ 80% dân số. Đây là giai đoạn củng cố hệ thống với sự điều chỉnh linh hoạt các mức đóng phí và các nguồn tài trợ của các loại hình ASXH để đảm bảo sự phát triển bền vững.