Đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên từng bước được mở rộng. Năm 2005, khu vực nông thôn có khoảng 390.000 đối tượng, năm 2009 đối tượng này tăng lên trên 970.000 người. Mức chuẩn để tính trợ cấp cũng được điều chỉnh tăng từ 120.000đ lên 180.000đ vào năm 2010 và được ngân sách nhà nước bảo đảm, do đó đã góp phần đáng kể để ổn định cuộc sống cho các đối tượng. Nhiều mô hình trợ giúp xã hội được xây dựng phù hợp với nhu cầu ngày càng phong phú của từng nhóm đối tượng. Phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng được mở rộng đã bổ sung đáng kể cho nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách. Số cơ sở bảo trợ xã hội tăng nhanh. Tính đến tháng 12-2008, cả nước có khoảng 571 cơ sở bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng 14.613 đối tượng. Hơn 1/3 trong số đó là các cơ sở ngoài Nhà nước./. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
Hệ thống ASXH phát triển chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự liên kết và hỗ trợ nhau. Một số chính sách ASXH còn tồn tại những bất hợp lý; Chưa có các chính sách ASXH đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn.
Diện bao phủ của hệ thống còn chưa cao, mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng nơi có hoàn cảnh sống thuận lợi, chưa mở rộng đối với những đối tượng nông thôn, miền núi vùng khó khăn; mạng lưới chủ yếu mới bao phủ khu vực kinh tế chính thức.
Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cư. Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH.
Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống ASXH, kể cả các quỹ BHXH, BHYT và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt và trong trung và dài hạn. Theo đánh giá sơ bộ, các quỹ BHXH, BHYT ở trong tình trạng báo động trong tương lai gần, đặc biệt là đối với quỹ BHYT. Nguồn lực đầu tư cho ASXH của Nhà nước khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của ASXH, trong khi đó huy động từ các nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn.