Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, hoạt động

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP : CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN CỦA VỤ PHÁP CHẾ TỔNG CỤC HẢI QUAN (Trang 41 - 47)

3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục

3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, hoạt động

Vụ Pháp chế trong công tác phổ biến GDPL hải quan

Tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, hoạt động của Vụ Pháp chế trong công tác PBGDPL hải quan sẽ đảm bảo cơ chế làm việc tiết kiệm thời gian, linh hoạt, hiệu quả. Đa dạng hóa các loại văn bản, tài liệu liên quan hướng tới phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật hải quan cho nhiều đối tượng. Ngoài các tài liệu truyền thống, nghiên cứu, áp dụng các phần mềm đa phương tiện để xây dựng các tài liệu mới với hình thức và nội dung phù hợp với xu hướng và đảm bảo tính hấp dẫn, thiết thực, ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động PBGDPL hải quan (ví dụ: hệ thống ghi lại các buổi tọa đàm, đối thoại điện tử, các video, clip, tình huống mẫu được xây dựng theo hướng đơn giản, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, bám sát những diễn biến, thay đổi trong lĩnh vực hải quan…) đồng thời đa dạng hóa các kênh thơng tin chứa đựng nguồn tài liệu bảo đảm tối đa khả năng tìm kiếm, tiếp cận của người dân. Vụ Pháp chế cũng cần “có kế hoạch từng bước trang bị các phương tiện hiện đại như đèn chiếu, băng hình, đĩa CD, máy chiếu nhằm phục vụ hoạt động PBGDPL”44. Ngồi ra, do tình hình dịch Covid19 vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, Vụ cũng cần xin ý kiến từ Tổng cục Hải quan đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, kết nối mạng Internetm thuận tiện cho việc triển khai các buổi tọa đàm, đối thoại với doanh nghiệp, người khai hải quan, người nộp thuế trực tuyến.

Trên thực tế, khơng có giải pháp nào là vạn năng vì mỗi giải pháp có ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, đối tượng cần được PBGDPL, cũng như trình độ của cán bộ, cơng chức, viên chức. Hơn nữa, mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm lại có nội dung PBGDPL trong lĩnh vực hải quan trọng điểm và mục tiêu đề ra khác nhau. Vì vậy, để các giải pháp

trên khả thi và thực sự có hiệu quả thì Vụ Pháp chế cần áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo.

Tiểu kết chương 3

“Hoạt động PBGDPL về hải quan ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị của mình và được coi là một bộ phận trung tâm trong ngành Hải quan. Những kết quả mà hoạt động PBGDPL “đạt được đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt đối với ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức hải quan cũng như người dân và doanh nghiệp”: hiểu biết về pháp luật hải quan, qua đó, là tiền đề tạo ra thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. “Tuy nhiên, để phát huy vai trị này, thì Vụ cần phải tiến hành đồng bộ hơn nữa nhiều giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng” của hoạt động PBGDPL hải quan, từ đó nhằm hồn thiện, nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng trong lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.”

KẾT LUẬN

Một lần nữa phải khẳng định, công tác PBGDPL trong lĩnh vực hải quan là một khâu then chốt trong Ngành Hải quan, “đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân”, tăng cường hiệu và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. PBGDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác, q trình đưa pháp luật trong lĩnh vực hải quan vào cuộc sống của người dân bắt đầu bằng hoạt động PBGDPL. Thực thi pháp luật, dù dưới bất kỳ hình thức nào, trước hết phải hiểu biết thấu đáo về pháp luật. Cho dù công việc xây dựng pháp luật được thực hiện thành cơng đến đâu, thì hiệu quả thực thi pháp luật sẽ không đạt được nếu các đối tượng trong lĩnh vực này “không nhận thức đầy đủ vai trị quan trọng của mình và khơng thực hiện tốt”. Việc triển khai các chương trình đề án về PBGDPL trong lĩnh vực hải quan của Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan thời gian q đã có tác động tích cực đến các đối tượng có liên quan như người khai hải quan, người nộp thuế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Qua đó, “tạo động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực của mình”.

“Tất nhiên, công tác phổ biến, GDPL trong lĩnh vực hải quan vẫn cịn gặp một số khó khăn như các nguồn nhân lực thực hiện cơng tác này vẫn cịn mỏng do phải cùng lúc đảm đương nhiều công việc chuyên môn khác nhau; thiếu phương thức hoạt động hiệu quả; hay do tình hình dịch bệnh Covid19 diễn ra phức tạp. Trong điều kiện đó, Vụ Pháp chế chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức, biện pháp hoạt động phù hợp. Trên cơ sở này, tơi đã phân tích một số ngun nhân và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, GDPL trong lĩnh vực hải quan của Vụ.”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Phổ biến GDPL 2012

2. Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật PBGDPL 2012 3. Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

4. Nghị định số 126/2020/ND-CP ngày 19/10/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

5. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

6. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

7. Tổng cục Hải quan (2021), Quyết định 218/QĐ-TCHQ ngày 28/1/2021 ban hành Kế hoạch phổ biến, GDPL cho công chức, viên chức Hải quan; tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người

nộp thuế của Ngành Hải quan năm 2021, Hà Nội.

8. Tổng cục Hải quan (2021), Quyết định 2316/QĐ-TCHQ ngày 8/9/2021 ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngày Pháp luật Tài chính và Ngày pháp luật Hải quan

năm 2021, Hà Nội.

II.Tài liệu Tiếng việt

1. Hoàng Thị Kim Quế (2021), “Ban hành về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp

luật ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Khoa học pháp lý.

2. Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan (2021), “Báo cáo tổng kết công tác năm

2021 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2022”, Hà Nội.

3. Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan (2016), “Văn bản giới thiệu về Vụ Pháp

chế - TCHQ (lưu hành nội bộ)”, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2012), Tìm hiểu Luật Phổ biến, GDPL, Luật Giám định tư pháp

và Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nxb Tư Pháp, Hà Nội

5. Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về Giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Duy Lâm (Chủ biên) (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP : CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN CỦA VỤ PHÁP CHẾ TỔNG CỤC HẢI QUAN (Trang 41 - 47)

w