Phòng cháy, chữa cháy

Một phần của tài liệu Guideline_for_Chemical_Safety (Trang 47 - 50)

II. Các Biện pháp khẩn cấp

5. Phòng cháy, chữa cháy

5.1- Chuẩn bị kế hoạch chữa cháy

Dù xảy ra cháy lớn hay cháy nhỏ, thì điều quan trọng là mỗi cá nhân phải nhận thức được rõ vai trò và trách nhiệm của mình (hình 46). Bên cạnh đó, phải có những thơng tin mơ tả các thiết bị

phịng cháy, chữa cháy, qui trình sơ tán người khơng có nhiệm vụ khi xảy ra cháy trong nhà máy và các thủ tục tiến hành tại nơi có các hóa chất đặc biệt (nơi sản xuất, bảo quản...) đểđảm bảo

an tồn khi chữa cháy. Nói chung, tại những nơi sản xuất có sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải có lối thốt nạn, phải có buồng phụ, những buồng phụ này phải cách ly với nơi sản xuất chính bằng các cấu kiện ngăn chặn đặc biệt và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1,5 giờ.

Hình 46: Có thể xảy ra cháy ở nơi sản xuất vì vậy phải lập kế hoạch chống cháy Kế hoạch phịng cháy, chữa cháy phải được bổ sung hoặc thay đổi linh hoạt:

+ Khi có sự thay đổi hóa chất sử dụng ở nơi làm việc;

+ Khi có thêm những cơng trình, quy trình sản xuất và thiết bị phịng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động;

+ Khi thay đổi phương pháp phòng, chống cháy.

Chẳng hạn đối với đội cứu hỏa nhà máy: phải nêu rõ nhiệm vụ của họ trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Nếu hệ thống phòng cháy, chữa cháy tựđộng được lắp đặt thì nhiệm vụ của

đội cứu hỏa lúc này sẽ là đảm bảo hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Vai trò của

đội cứu hỏa trong kế hoạch phịng cháy, chữa cháy nói chung phụ thuộc vào thời gian tiêu tốn để

tiến hành chữa cháy. Nếu thời gian ứng phó lâu, nên tìm cách tăng cường thêm khả năng ứng phó.

* Một kế hoạch phịng, chống cháy ít nhất phải nêu được các vấn đề sau:

- Các thơng tin về rủi ro cháy hóa chất trong nhà máy, có thể sẽ liệt kê cả việc áp dụng các tác nhân dập tắt đám cháy tương ứng với một vài hóa chất cụ thể và các chỉ dẫn về phương tiện bảo vệ cá nhân (thông tin về vấn đề này thường có trong dữ liệu an tồn hóa chất);

- Thơng tin về các đơn vị phịng cháy, chữa cháy của thị xã, thành phố có thể hỗ trợ nhà máy giải quyết những vụ cháy hóa chất;

- Thơng tin vềđội cứu hỏa của nhà máy: cơ cấu, chương trình huấn luyện, thiết bị và khả năng giải quyết những đám cháy hóa chất;

- Quan hệ phối hợp hoạt động giữa đội cứu hỏa của nhà máy với đơn vị phòng cháy, chữa cháy của thị xã hoặc thành phố;

- Thiết bị phòng cháy, chữa cháy sẵn có trong nhà máy bao gồm hệ thống tưới tựđộng, dụng cụ

dập lửa, sọt cát...(hình 47). - Hệ thống báo động cháy; - Kế hoạch sơ tán;

Hình 47: Thiết bị chữa cháy, hệ thống báo động cháy và những lối thoát nạn là một phần của kế

hoạch phòng cháy, chữa cháy

Ghi nhớ

Trong kế hoạch phòng cháy, chữa cháy phải nêu chi tiết các nhiệm vụ mà tất cả những người lao

động cần thực hiện khi xảy ra cháy.

5.2- Tổ chức các đội chữa cháy trong nhà máy

Tuỳ thuộc vào qui mô của nhà máy, nhân lực và nguồn trợ giúp gần nhất từ bên ngồi, mà nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy sẽ thiết lập một kế hoạch chung hay riêng từng nhà máy. Nếu đội cứu hỏa của nhà máy đã được huấn luyện, trang bị và chuẩn bịđểđối phó với các tình huống cháy hóa chất thì sẽ giảm thời gian cần thiết để giải quyết một vụ cháy hóa chất đồng thời giảm đáng kể thiệt hại về tài chính.

Trong nhà máy, khi thành lập một đội cứu hỏa nên chú ý xem xét các vấn đề sau:

- Đã có đầy đủ thơng tin về tính chất của hóa chất được sử dụng và sản xuất trong nhà máy để

lên kế hoạch hành động khi chúng cháy chưa?

- Sẽ làm gì khi các hóa chất độc hại hoặc các khí dễ cháy bịđốt nóng lên?

- Đã huấn luyện đầy đủ cho đội cứu hỏa để phịng cháy, chữa cháy một cách an tồn chưa? - Những thành viên trong đội cứu hỏa đã có phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp để bảo vệ họ

trong các hoạt động chống cháy chưa?

- Kế hoạch rút lui nếu khơng thể kiểm sốt được cháy.

Người sử dụng lao động hoặc người quản lí nhà máy nên thiết lập quan hệ chặt chẽ với đơn vị

phòng cháy địa phương hoặc thị xã, thành phố dù có hay khơng có đội cứu hỏa của nhà máy.

5.3- Phịng chống cháy tựđộng

Khi ngọn lửa đã tác động đến hệ thống phòng cháy chống cháy tựđộng, người lao động hoặc đội cứu hỏa nhà máy không nên can thiệp vào sự hoạt động của hệ thống này. Nhiều vụ cháy nhỏđã trở thành cháy lớn vì một người nào đó đã can thiệp vào hệ thống phòng cháy tựđộng khi xảy ra cháy làm hệ thống này không hoạt động được.

5.4 Lựa chọn thiết bị chữa cháy

Những thiết bị dập lửa cầm tay rất thuận lợi khi phải chữa cháy ở những vị trí bất tiện cho việc sử

dụng các thiết bị dập lửa khác và có khả năng dập tắt các đám cháy nhỏ trước khi chúng trở

thành lớn. Phải chú ý chọn phương tiện cứu hỏa có tác nhân dập lửa phù hợp với loại hóa chất cháy. Thơng thường, bản dữ liệu an tồn hóa chất sẽ cung cấp thông tin về tác nhân dập lửa tốt nhất cho đám cháy các hóa chất cụ thể. Việc lựa chọn các phương tiện dập lửa cho những chất hỗn hợp chỉđược tiến hành sau khi hỏi ý kiến người có thẩm quyền chun mơn về phịng cháy,

chữa cháy hóa chất. Phải cân nhắc các mối nguy hại sẽđược tạo ra khi sử dụng phương tiện chữa cháy (Bảng 7).

Hình 48: Điều quan trọng là lựa chọn đúng loại thiết bị chữa cháy Bảng 7: Các loại thiết bị chống cháy

Tác nhân dập lửaTác độngMối nguy hại

Nước Làm nguội nhanh nhiên liệu Dẫn điệnPhản ứng với một vài loại hóa chất

Các bon đi ơxít Loại trừ ơxy Sự thiếu ơxy sử dụng tại

khoảng khơng chật hẹp

Hóa chất khơ Ngăn chặn q trình cháy

Khi sử dụng trong khoảng khơng chật hẹp thì hạn chế tầm nhìn

Ghi nhớ

Phải trang bị phương tiện cứu hỏa thích hợp (về kích cỡ, về tác nhân dập lửa, và tính tiện dụng...) tại nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

5.5- Chữa cháy

Khi kiểm soát một vụ cháy, bước đầu tiên là phải nhanh chóng sơ tán nhân sự của nhà máy. Người sử dụng lao động hoặc người quản lý chỉđược quyết định phương án chữa cháy khi đã xem xét thấy khơng có khả năng đe doạđến sự sống, phải xem xét đến tất cả các vấn đề như

nóng quá mức, nguy cơ nổ, thiếu khơng khí thở hoặc nguy cơ bị kẹt lại trong đám cháy.

Ghi nhớ

Phải xem xét các điểm sau đây khi lên phương án chữa cháy hóa chất: - Người chữa cháy khơng bao giờđược làm một mình;

- Ln có một lối thốt rộng rãi, an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Phải lựa chọn những tác nhân dập lửa thích hợp để khống chếđược đám cháy đồng thời đảm bảo được an toàn;

- Sau khi dập tắt đám cháy, phải đặt các vịi và các phương tiện dập lửa lại vị trí cũ. Phải kiểm tra và thay thế ngay các dụng cụđó nếu thấy cần thiết đểđảm bảo hiệu quả cho lần hoạt động tiếp theo.

Một phần của tài liệu Guideline_for_Chemical_Safety (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)