II. Phân tích môi trường kinh doanh
1.2. Môi trường kinh tế
Tình trạng nền kinh tế:
Trong năm 2005, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thành công với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8,4%. Kể từ năm 1993 tới nay, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt khoảng 7% và triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới cũng rất sáng sủa. Ngân hàng thế giới dự đoán, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn có khả năng đạt được 8% và thậm chí không
loại trừ tỷ lệ tăng trưởng đạt hai con số (có nghĩa là trên 10%). GDP tăng đều qua các năm chứng tỏ thu nhập bình quân trên đầu người tăng, vì vậy sẽ tăng tiêu dùng (hay cầu tăng) từ đó làm cung tăng. Do vậy có thể nói tình trạng nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng và từ đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho DN.
Lạm phát
Hiện nay Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Á. Tỷ lệ lạm phát 14,1% của Việt Nam hiện nay gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát 7,4% của Indonexia. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng lạm phát sẽ suy giảm bởi tỷ lệ lạm phát tháng 1/2008 đã tăng 2,4% so với tháng 12/2007. Tỉ lệ lạm phát giảm sẽ làm cho sức mua đồng tiền tăng lên, ảnh hưởng tới chi tiêu của DN ( cụ thể là chi tiêu sẽ giảm), đầu tư tăng lên, đồng thời sức mua của người tiêu dùng cũng tăng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãi suất
Lãi suất Ngân hàng có xu hướng tăng, vì Nhà nước tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại. Khi lãi suất tăng đòi hỏi các doanh nghiệp sẽ phải thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động đầu tư của mình. Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp đặc biệt nước ta có đến 94% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là với viễn thông, một ngành với đặc thù là cần một lượng vốn rất lớn.
Tỉ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái có xu hướng tăng, tuy nhiên điều này chỉ có tác động lớn đến cac doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.