Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 Tìm hiểu về đo vận tốc bằng phương pháp quang điện tử (Encoder)[4]
2.5.2 Encoder tương đối (Incremental)
2.5.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hình 2.22 Cấu tạo của một Encoder tương đối
Cấu tạo của Encoder tương đối bao gồm nguồn phát thường là LED phát sáng qua kính quang phổ hội tụ chiếu qua màng lưới lọc sau đó sẽ xuyên qua đĩa có vạch chia trước khi đến được tế bào quang điện. Đĩa quay gồm 3 đường, hai đường ngoài chia làm n khoảng góc bằng nhau (từ n ta suy ra được độ phân giải của Encoder) liên tục giữa các tiết diện mờ và trong suốt, đường thứ 3 chỉ có một rãnh nhỏ.
Xung của Encoder tương đối xuất ra được đếm để xác định vị trí quay của Encoder. Mỗi bước Encoder tương đối sẽ xuất ra một xung tương ứng.
Encoder tương đối dựa vào sự lệch pha giữa 2 tín hiệu A và B để nhận biết chiều quay của Encoder. Nếu xung A lên 1 trước xung B, Encoder đang quay chiều thuận và ngược lại. Ngoài ra, đường thứ ba chỉ tạo ra 1 xung (xung Z) trong mỗi vịng quay. Z được dùng để xác định vị trí gốc và báo hết một vịng quay.
Hình 2.24 Xung quay nghịch của Encoder
2.5.2.2 Phân loại
a. Encoder tương đối một kênh
Dựa vào số xung đếm được ta có thể xác định vị trí của trục Encoder.
Hình 2.26Encoder tương đối 1 kênh
Số rãnh trên mỗi vịng quay của đĩa sẽ xác định số góc tương ứng với từng đới rãnh.
Hình 2.27 Vị trí xung trên đĩa Encoder tương đối 1 kênh
b. Encoder tương đối 2 kênh
Hình 2.28Encoder tương đối 2 kênh
Encoder tương đối 2 kênh được tạo ra để khắc phục khuyết điểm của Encoder loại 1 kênh là xác định được chiều quay của trục.