quá “yêu cầu nghiêm ngặt” của cuộc khủng hoảng hay không117.
Nguyên tắc Siracusa cũng diễn giải rằng, việc tun bố trình trạng khẩn cấp cơng cộng phải được thực hiện một cách thiện chí và dựa trên đánh giá khách quan về tình hình để xác định mức độ và phạm vi can thiệp phải tương xứng với tình hình khẩn cấp đe dọa sự sống còn của quốc gia, giới hạn của các biện pháp đình chỉ đó là phải thực sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa118.
Trong vụ A và những người khác kiện Vươngquốc Anh, Tóa án Nhân quyền châu
Âu và Hạ viện Anh đều nhận thấy rằng các biện pháp đình chỉ quyền mà Chính phủ Anh áp dụng là không tương xứng ở điểm đã có sự phân biệt đối xử giữa người có quốc tịch và người khơng quốc tịch và vì thế đã vi phạm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 ECHR đối với một số người đưa đơn119.
2. Thách thức đối với pháp luật quốc tếkhi quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp khẩn cấp
Bằng cách quy định các điều kiện, nguyên tắc và thủ tục để hướng dẫn hành động của nhà nước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp và trong tình huống khẩn cấp, pháp luật quốc tế tìm cách bảo đảm quyền con người một cách vững chắc trong các điều khoản quy định về quyền. Nhưng ở chừng mực nào đó các điều kiện để tuyên bố trình trạng khẩn cấp và biện pháp tạm đình chỉ quyền vẫn chưa rõ ràng và áp dụng không thống nhất tại các quốc gia.
2.1.Xác định sự tồn tại của tình huống khẩn cấp
Từ phân tích các quy định trong ICCPR, ECHR và ACHR cho thấy cả ba văn bản trên đưa ra các điều kiện khác nhau để quốc gia thành viên có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Việc sử dụng thuật ngữ mơ hồ “đe dọa sự sống còn của quốc gia” được đánh
giá là sự hướng dẫn không đầy đủ cho những chủ thể có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mặc dù ECtHR đã khẳng định rằng các tình huống khẩn cấp phải ảnh hưởng đến toàn bộ dân số quốc gia mới tạo thành một trường hợp khẩn cấp công cộng (public
117Brannigan and Mc Bride v.v The United Kingdom, 1993, đoạn 43; Aksoy v. Turkey, đoạn 68