Aksoy v Turkey, (1996) đoạn

Một phần của tài liệu Le-Quynh-Mai_Paper (Trang 37 - 38)

38

Ban Nha, đã không sử dụng cơ chế ECHR nhưng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo

quy định của hiến pháp để đưa ra một số biện pháp nghiêm ngặt. Có thể các quốc gia này cho rằng hiến pháp của họ cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho các quyền so với ECHR.

Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng để đối phó với các cuộc khủng hoảng quy mơ lớn hoặc tình trạng khẩn cấp. Một số quốc gia còn quy định chi tiết trong Hiến pháp về tình trạng khẩn cấp và các điều khoản chi tiết riêng cho từng loại tình trạng khẩn cấp như Ba Lan và Ý. Hiến pháp Ý chỉ cho phép một trường hợp “đặc biệt cần thiết và khẩn cấp”

được chính phủ tuyên bố và được Quốc hội xem xét trong vòng 60 ngày kể từ ngày ban hành. Nhưng nhiều quốc gia để ngỏ khơng quy định về tình trạng khẩn cấp trong Hiến pháp, ví dụ như Đức138, Pháp139, Đan Mạch140… Trong khi đó Vương quốc Anh đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp mà sử dụng thuật ngữ là “quyền hạn khẩn cấp”.

Chính phủ thuyết phục quốc hội thông qua “đạo luật kéo dài” cho phép thêm quyền

hạn141. Dường như, vấn đề này trở thành thông lệ tại Vương quốc Anh, Chính phủ rất ít

khi sử dụng quyền tạm đình chỉ được trao cho theo Điều 15 ECHR ngay cả khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp142 nhưng vẫn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt theo đạo luật riêng được ban hành cho tình huống khẩn cấp.

Thực trạng này cho thấy hiện nay có một số quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo ECHR hay ICCPR và một số quốc gia tự tuyên bố tình trạng khẩn cấp theo pháp luật quốc gia họ. Việc không tun bố tình trạng khẩn cấp thơng qua các điều ước quốc tế có thể khiến các quốc gia này ít chịu trách nhiệm hơn đối với các điều ước quốc tế mà chính họ đã ký kết.

Kết luận.

Bài viết này đã tìm hiểu và phân tích pháp luật quốc tế về giới hạn mà các quốc gia khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp và điều kiện áp dụng các biện pháp trong tình

Một phần của tài liệu Le-Quynh-Mai_Paper (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)