1. Các phương án chiến lược khác nhau bắt nguồn từ tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, thơng tin thu thập từ bên ngoài và nội bộ của doanh nghiệp. Chúng phải nhất quán hoặc được xây dựng dựa trên các chiến lược trong quá khứ mà doanh nghiệp đã thực hiện thành công.
2. Những kỹ thuật xây dựng chiến lược quan trọng có thể được hợp nhất thành mơ hình 3 giai đoạn ra quyết định: giai đoạn đầu vào, giai đoạn kết hợp, và giai đoạn quyết định.
3. Các bước phát triển các ma trận EFE, IFE và CPM đã được trình bày trong Chương 3 và Chương 4. Thông tin thu được từ ba ma trận này là thông tin đầu vào cơ bản cho các ma trận ở giai đoạn kết hợp và giai đoạn quyết định. 4. Giai đoạn kết hợp bao gồm 5 kỹ thuật có thể được sử dụng ở bất kỳ trường hợp nào: ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE, và ma trận chiến lược chính (GS). Những cơng cụ này dựa trên thơng tin thu được từ giai đoạn đầu vào để kết họp các cơ hội và thách thức bên ngoài với điểm mạnh và điểm yếu bên trong.
5. Ma trận SWOT là cơng cụ kết họp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: (1) Chiến lược điểm mạnh — cơ hội (SO), (2) Chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO), Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST), và Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WO).
6. Ma trận SPACE là một công cụ kết họp quan trọng khác trong giai đoạn 2. Bốn góc phần tư của ma trận chỉ các chiến lược tấn công (aggressive), thận trọng (conservative), phịng thủ (defensive), hay cạnh tranh (competitive) thích hợp nhất cho một tổ chức cụ thể.
7. Mục tiêu chính của phương pháp BCG là xác định những yêu cầu về vốn đầu tư (dòng tiền) và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp. Ma trận BCG dựa trên hai khía cạnh là thị phần tương đối trên trục X và mức Tăng trưởng của ngành trên trục y.
8. Ma trận IE cũng tương tự như ma trận BCG là công cụ để minh họa các phân ngành của tổ chức trong một sơ đồ. Ma trận IE dựa trên hai khía cạnh chính là tổng điểm trọng số các yếu tố bên trong (tồng điểm IFE) trên trục
168 QUẢN TRỊ CHIẾN Lược I CHƯƠNG 6
X và tổng điểm trọng số của các yếu tố bên ngoài (tổng điểm EFE) trên trục y.
9. Ma trận GS cũng là công cụ phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Mọi tổ chức có thể được định vị ở 1 trong 4 góc phần tư của ma trận. Các bộ phận của doanh nghiệp cũng có thể được định vị tương tự. Ma trận GS dựa trên 2 yếu tố cơ bản: (1) Vị thế cạnh tranh, (2) mức tăng trưởng của thị trường (ngành).
10.Sau khi sử dụng các ma trận ở giai đoạn 2 đế xây dựng các chiến lược phù hợp, các -nhà quản trị sẽ liệt kê ra được một danh sách các chiến lược khả thi mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian tới. Trong giai đoạn này, một cơng cụ có thể dùng để lựa chọn chiến lược đó là ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng (Quantitative Strategic Planning Matrix - QSPM). Kỹ thuật này khách quan chỉ ra những phương án chiến lược tốt nhất.
11.Mục tiêu của việc phân tích tổ hợp kinh doanh là đưa ra một cái nhìn tổng thể về triển vọng tương lai cũng như thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp ở từng hoạt động kinh doanh khác nhau, đánh giá xem xét cấu trúc kinh doanh có thích hợp hay khơng và đề xuất các tổ hợp kinh doanh mục tiêu.
QUẢN TRỊ CHIẾN Lược I CHƯƠNG 6 169