1. Phương pháp tiếp cận RBV (Resources-Based View) về lợi thế cạnh tranh cho rằng các nguồn lực bên trong quan trọng hơn các yếu tố bên ngoài đối với một doanh nghiệp trong việc giành và duy trì lợi thế cạnh tranh.
2. Vị thế cạnh tranh là vị thế đã chiếm lĩnh được bởi phối thức của doanh nghiệp trong một thị trường cụ thế so với các đối thủ cạnh tranh. Giá trị chiến lược của vị thế thị trường phụ thuộc không chỉ vào giá trị tương đối của chúng khi so sánh với vị thế của đối thủ cạnh tranh mà cịn vào tính hấp dẫn của thị trường.
3. Xây dựng vị thế mạnh trong những thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp phục vụ là nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của chiến lược cấp công ty.
4. Lợi thế cạnh tranh là các đăc trưng vượt trội của doanh nghiệp về phối thức hay nguồn lực khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Giá trị chiến lược của lợi thế cạnh tranh trong phối thức thị trường được xác định bởi tầm quan trọng của các yếu tố thành công tương ứng. Tầm quan trọng chiến lược của các nguồn lực phụ thuộc vào tính khan hiếm, khả năng tạo giá trị khách hàng và tính bền vững của chúng.
5. Để có được lợi thế cạnh tranh ở cấp độ phối thức thị trường, doanh nghiệp cần phải phấn đấu hoặc là có được chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, hoặc là cần phải khác biệt hố sản phẩm của mình đề đáp ứng nhu cầu khách hàng, hoặc là đạt được cả hai điều kiện này. 6. Chất lượng tốt hơn, hiệu suất và hiệu quả cao hơn, đổi mới hơn và sẵn
sàng đáp ứng khách hàng là các yếu tố quan trọng xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
7. Năng lực phân biệt (distinctive competency) là điểm mạnh cho phép doanh nghiệp có được chất lượng, hiệu quả, khả năng đồi mới và đáp úng khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực phân biệt của một tồ chức được xây dựng dựa trên hai yếu tố bố trợ cho nhau là tài nguyên và khả năng.
QUẢN TRỊ CHIẾN Lược I CHƯƠNG 4 111 của doanh nghiệp. Khả năng hàm chỉ những kỹ năng của tổ chức trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả.
9. Chuỗi giá trị là tống hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Các hoạt động của doanh nghiệp được phân thành hai nhóm: các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động chính gồm những hoạt động được gắn trực tiếp với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, mua sắm và cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp.
10. Phát triển lợi thế cạnh tranh ở cấp độ phối thức thị trường và nguồn lực là mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược cấp kinh doanh và cấp các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
112 QUẢN TRỊ CHIẾN Lược I CHƯƠNG 4