Theo quy định tại Điều 8 Thơng tư số 04/2021/TT-BTP, thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Báo cáo cơng tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hằng năm; - Báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
- Báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật. Như vậy, có thể phân loại báo cáo theo dõi thi hành pháp luật như sau: + Báo cáo định kỳ hằng năm: đây là báo cáo tổng hợp của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có trách nhiệm báo cáo với cơ quan cấp trên về tiến độ, kết quả việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật trong một năm.
+ Báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật: đây là báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về tình hình xử lý các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung,ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ.
+ Báo cáo đột xuất: đây là báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội; báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Báo cáo chuyên đề: đây là báo cáo phục vụ chủ yếu cho cơng tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương trên cơ sở kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm xây dựng báo cáo trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, địa bàn của mình và gửi về cơ quan nhà nước cấp trên để tổng hợp, xây dựng báo cáo chung.