Đối với nhà trường

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT cửa lò tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)

Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3. Kết quả thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa

3.1. Đối với nhà trường

3.1.1. Làm thay đổi nhận thức về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trong cán bộ, giáo viên , học sinh và phụ huynh tại địa phương trong cán bộ, giáo viên , học sinh và phụ huynh

- Trước và sau khi áp dụng hình thức dạy học này, chúng tơi đã phát phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh . Cụ thể như sau:

Bảng 1. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trước khi thực hiện

Bảng 2. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương sau khi thực hiện

Ta có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức của những đối tượng được hỏi ý kiến. Rõ ràng là mơ hình dạy học này đã có những tác động đáng kể trong quan niệm, trong suy nghĩ của mọi người, điều này chính là

20

hiệu quả lớn nhất của chủ trươngnhà trường, là thành công quan trọng trong công tác chỉ đạo.

3.1.2. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần đổimới căn bản và toàn diện giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường. mới căn bản và toàn diện giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường.

- Chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch

+ Xác định vai trò “đầu tàu” trong các hoạt động nhà trường, Ban giám hiệu đã nghiêm túc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, chúng tơi nhìn nhận đánh giá thật chính xác về tình hình thực tế của nhà trường để từ đó có các căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch.

+ Tuy trên tinh thần chủ động, nhưng sau khi có kế hoạch dự thảo, chúng tôi chuyển đến cán bộ giáo viên thơng qua tổ chun mơn, các tổ chức đồn thể để xin ý kiến . Và bản kế hoạch chính thức là bản kế hoạch sau khi xem xét, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường. Trong q trình thực hiện, nếu có những phát sinh, Ban giám hiệu sẽ có những điều chỉnh hợp lý.

- Làm tốt vai trò định hướng, giám sát, hỗ trợ giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ

+ Trước khi thực hiện dạy học gắn với sản xuất, làng nghề Ban giám hiệu phải là người định hướng cho giáo viên để đáp ứng được mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

+ Khi mới áp dụng giáo viên rất cần có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường, vì thế với vai trị người trực tiếp chỉ đạo tơi thường xun đồng hành, sát sao để có những hỗ trợ kịp thời giúp giáo viên hồn thiện hơn trong cơng việc để đảm bảo đúng về thời gian và đạt chất lượng cao nhất.

- Ban giám hiệu có tầm nhìn xa hoạch định chiến lược phát triển, đảm bảo mọi điều kiện để quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 trong thời gian tới.

+ Trang bị cho cán bộ quản lý những cách thức, biện pháp quản trị nhà trường đáp ứng được các yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thơng 2018

+ Chuẩn bị tốt cho đội ngũ giáo viên về kiến thức cũng như tâm thếsẵn sàng đón nhận nhiệm vụ

3.1.3. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường

Trường THPT Cửa Lị là một trong những trường trên tồn Tỉnh được biết bởi chất lượng giáo dục.

21

+ Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, trường luôn xếp ở vị thứ của 10 trường đầu bảng A, với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của tồn Tỉnh, đặc biệt có năm trường đạt 100%, một tỷ lệ mà ngay cả trường chuyên Phan Bội Châu cũng chưa từng có.

+ Trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh trường ln có học sinh đạt giải, riêng năm 2018 nhà trường có 2 giải nhì, trong đó đề tài “Kết hợp tách Chitin từ vỏ tơm và sản xuất phân bón từ nguồn rác thải sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ” của học sinh Hà Gia Bảo được chọn dự thi cấp Quốc gia.

+ Kết quả giáo dục toàn diện hàng năm đều được nâng cao, hướng tới mục tiêu học sinh được phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Có được những kết quả đó, ngồi việc chú trọng hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên, nhà trường đã phát huy tốt hoạt động trải nghiệm của học sinh và hoạt động tự học, tự giáo dục của học sinh thông qua việc vân dụng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại địa phương.

Như vậy, có thể khẳng định rằng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề góp phần quan trong trong sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực, phát triển hài hịa đức, trí, thể, mĩ và phát huy cao nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của học sinh.

3.1.4. Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trongdạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề

Qua 2 năm vận dụng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho nhóm giáo viên thực hiện. Bản thân các đồng chí được giao nhiệm vụ cũng luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng bằng cách tìm hiểu, khai thác, cập nhật các thơng tin về nghề nghiệp, về giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương, về các làng nghề về đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh,….

Hiện nay, nhà trường đã có được nhóm giáo viên đảm bảo kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương cho những năm tới.

3.1.5. Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Thị xã Cửa Lò

Nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề có mối quan hệ biện chứng với nhau trong việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ.

22

- Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chính là nơi để học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm, là nơi để các em vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.

- Bằng những hoạt động thực tế ở các làng nghề học sinh được giáo dục thêm về thái độ, ý thức kỷ luật trong lao động, từ đó tăng thêm lịng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước.

- Mặt khác, khi học sinh được tham gia vào các hoạt động ở các làng nghề các em đã có cách nhìn nhận khác đi về nghề nghiệp. Các em đã thực tế hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai, cũng như việc làm thêm cho thời gian nghỉ. Các em sẵn sàng xin vào làm việc tại các cơ sở chế biến và bảo quản hải sản. Một số em gia đình khó khăn vẫn thường xun tham gia tại cơ sở chế biên tơm nõn của gia đình chị Lý, phường Nghi Thủy như em: Nguyễn Thị Khánh Ly lớp 11D1, em Hoàng Thị An lớp 10D2, em Hoàng Thị Lý lớp 12C, em Phùng Thị Thùy Linh lớp 10T1, Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Hương lớp 11D1,… Đây chính là nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất trong những lúc cao điểm của mùa khai thác và mùa du lịch.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT cửa lò tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)