Như vậy, nên thấy rằng việc tuyên dương giáo pháp có nhiều quả phúc to lớn, người làm tội nhiều nhận quả khổ nhẹ hơn, người làm phước ít sẽ được lên cõi trời cao, còn người làm phước nhiều sẽ đạt được sự an lạc, tiến hóa trong lúc luân chuyển trong vòng luân hồi, như Ngài vua sãi To Brammaraṅsī nói rằng:
“Việc làm cho tuổi thọ giáo pháp càng thêm trường tồn là việc làm phước thiện to lớn, người bị đọa sâu vào địa ngục thì sẽ giảm nhẹ phần nào, người rơi vào địa ngục thấp sẽ được lên cõi trời; người lên cõi trời rồi nếu ở cõi trời thấp sẽ được lên cõi cao hơn. Chúng ta nên nhớ rằng, việc xiển dương, hộ trì giáo pháp này sẽ giúp cho chúng ta không bị sa đọa vào cõi thấp trong lúc sanh tử của vòng luân hồi cho đến khi thật sự đạt được mục đích giải thốt”.
Xin chia quả phước thanh cao của thí chủ trong việc soạn quyển sách này cho việc truyền bá để hiểu lời Đức Phật dạy, xin cho tất cả các Ngài có thân tâm thường lạc và gặp sự tiến hóa trong giáo pháp của bậc Thánh nhân.
Mahāthera Dhammananda Chùa Thamao Tỉnh LamPang
Vô Tỷ Pháp là Phật Ngôn
Lời dạy của Đức Phật trong suốt bốn mươi lăm mùa an cư được gọi là Phật Ngôn, được kết tập và lưu giữ lại trong Tam Tạng. Đó là Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Vơ Tỷ Pháp. Mà có thể tóm tắt ngắn gọn thành hai nhóm là Pháp và Luật. Ý nghĩa Pháp nói đến là Kinh (Tạng Kinh) và Vô Tỷ Pháp (Tạng Vô Tỷ Pháp) phần Luật là Tạng Luật.
Ý Nghĩa Của Vô Tỷ Pháp
Danh từ Vô Tỷ Pháp có ý nghĩa theo từ ngữ là Pháp cao tột, Pháp đặc biệt mà được dịch là Vô Tỷ Pháp, là pháp cao tột và đặc biệt hơn Kinh nghĩa là Vô Tỷ Pháp nói đến nền tảng Pháp chi tiết, tỉ mỉ và đầy đủ hơn Kinh. Nguyên nhân bởi vì Kinh là pháp mà Đức Phật thuyết giảng trình bày theo khả năng (cơ tánh) người nghe. Vì thế khơng có đề cập trình bày Uẩn, Xứ và Giới .v.v… một cách đầy đủ trong Kinh và tất cả những bài Kinh. Nhưng chỉ trình bày phần thích hợp với người nghe trong mỗi cơ hội (dịp) sẽ thấy được là một vài Kinh có kệ ngơn, có chương 1 câu kệ, có chương 2 câu kệ, có chương 3 câu kệ theo sự thích hợp.
Trong phần này xin dẫn ra năm Uẩn có dạy trong Kinh đễ trình bày một điều là:
"Này các Tỷ-kheo 5 uẩn là gì? Phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn.
Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...
Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì q khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn"8.
Cịn trong Vơ Tỷ Pháp Đức Phật chỉ nhấn mạnh đến tất cả trạng thái Pháp bởi vì không liên quan đến người hay nguyên nhân sự việc. Vì vậy khơng có ám chỉ đến người, nam giới, nữ giới hay động vật .v.v… giống trong Luật và Kinh nhưng sẽ sử dụng những từ nêu chỉ rõ đến trạng thái Pháp. Ví dụ: Tâm, Xúc, Thọ, Tưởng .v.v... Những từ sử dụng trong Luật và Kinh giống như những từ dùng để thơng tin chung với nhau, ví dụ như là “Nước”. Cịn trong Vơ Tỷ Pháp là những từ ngữ đặc biệt (riêng biệt) cũng như gọi nước là “H20” theo thực tính ban đầu. Vì thế trong Vơ Tỷ Pháp Đức Phật cũng phân chia Uẩn, Xứ và các loại khác nhau có tất cả 3 phần là: