Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tín

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tín dụng trong Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực. (Trang 26 - 30)

trong doanh nghiệp

Chính sách và quy trình hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng là cơ chế định hướng, đường lối chủ trương hoạt động tín dụng do Tổ chức tín dụng đặt ra với mục đích sử dụng hiệu quả nguồn vốn để hỗ trợ co các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các cá nhân có nhu cầu vay vốn.

Đồng thời hình thành mơi trường hoạt động tín dụng với rủi ro thấp. Chính sách tín dụng sẽ quy định đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng vốn, hạn mức vay và cá điều kiện cho vay cũng như phương án quản trị khoản vay. Chính sách tín dụng được xây dựng một cách chỉnh chu, khoa học và đồng nhất sẽ tạo điều kiện cho Tổ chức tín dụng duy trì các tiêu chuẩn tín dụng giúp hạn chế rủi ro lớn và có định hướng đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chính sách tín dụng khơng rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, không phù hợp với khả năng thực nghiện và mục tiêu của tổ chức sẽ hình thành các khoản vay chất lượng thấp, có nhiều nguy cơ phát sinh rủi ro.

Quy trình tín dụng là q trình cụ thể hóa chính sách tín dụng, tạo ra sự thống nhất, khoa học trong quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng… Quy trình cho vay được thực hiện theo nhiều bước nhỏ, thơng thường quy trình cho vay được chia thanh 4 giai đoạn: Thẩm định trước khi cấp tín dụng, Xây dựng và thỏa thuận ký kết hợp đồng, thực hiện thế chấp và giải ngân, kiểm tra và giám sát sau vay. Cán bộ tín dụng tác nghiệp dựa trên những bước trong quy trình tín dụng. Chính vì vậy quy trình tín dụng cần được xây dựng một cách khoa học và cụ thể đối với mỗi loại hình tín dụng đang hiện hành trong tổ chức, mỗi tập khách hàng để đảm bảo thực hiện một cách chính xác và đầy đủ theo quy trình nhằm hạn chế rủi ro phát sinh

Chính sách quản trị rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng

Trong quá trình thực hiện cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng, bên cạnh việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, bảo lãnh và đảm bảo khoản vay, …. Được NHNN quy định, các tổ chức tín dụng cịn cần tự xây dựng những chính sách quản trị rủi ro phù hợp với các đặc điểm riêng của tổ chức, Mục tiêu của việc xây dựng chính sách tín dụng là giảm tối đa khả năng phát sinh rủi ro và thiệt hại xuống mức tổ chức cảm thấy phù hợp. Chính vì vậy, chính sách này cần phải quản trị được các rủi ro đang hiện hữu ở mỗi khoản vay, cả trước và sau kho thiệt hại của rủi ro hình thành. Chính sách quản trị rủi ro hoạt động tín dụng thường đưa ra những nhận định và cảnh báo về ngành, lĩnh vực, các đối tượng khách hàng hạn chế hoặc cần chứ ý khi cấp tín dụng để cán bộ tín dụng có thể

nhận biết một cách sớm nhất các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, đồng thời cũng đề xuất những công cụ quản trị rủi ro hiện hữu và phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức. Khi rủi ro phát sinh, chính sách quản trị rủi ro hoạt động tín dụng cũng quy định về các phương án và cách thức xử lý để có thể thu hồi được tối đa khoản nợ một cách nhanh nhất, hạn chế tổn thất. Khi tổ chức ban hành chính sách quản trị rủi ro hoạt động tín dụng một cách đầy đủ và cụ thể bằng văn bản đồng nghĩa đã thành công bước đầu trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Yếu tố tổ chức quản trị hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Đa số các tổ chức tín dụng đều thành lập các bộ phận, uy ban và các hội đồng để thực hiện công tác quản trị hoạt động tín dụng và và rủi ro tín dụng như trung tâm thơng tin tín dụng, ủy ban giám sát và kiểm tra tín dụng, ủy quản trị nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Các bộ phận này cung cấp thơng tin để cán bộ tín dụng thẩm định và quyết định đề xuất cho khách hàng vay, đồng thời thực hiện chức năng tham mưu, và kiểm tra các khoản vay trong quá trình duy trì quan hệ tín dụng để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu phát sinh rủi ro của khách hàng. Khi rủi ro phát sinh đưa ra những đề xuất, phương án xử lý tài sản và thu hồi nợ. chính vì vậy các bộ phận quản trị tín dụng và rủi ro trong tổ chức cần có sự phối hợp một cách thống nhất và hiệu quả, khi đó tổ chức mới hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn. Hạn chế việc thành lập các bộ phận, uy ban một cách hình thức khơng đem lại hiệu quả quản trị, điều đó khơng đem lại hiệu quả giúp ngăn ngừa, phịng chống rủi ro cho tổ chức mà cịn có thể làm cho tình hình rủi ro trong tổ chức trở nên xấu hơn.

Yếu tố công nghệ

Trong thời kỳ covid như hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin là yếu tố có mức ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị và hạn chế rủi ro tín dụng trong các tổ chức tín dụng. một tổ chức với công nghệ và kỹ thuật hiện đại sẽ đem lại tính chính xác cao, mức độ nhanh nhạy lớn trong quá trình tác nghiệp hoạt động tín dụng, đồng thời các sai sót cũng sẽ giảm thiểu. Điển hình như thơng tin về khách hàng được cập nhập một cách nhanh chóng và đầy đủ và xa hơn nữa là tự động hóa khả năng chấm điểm tín dụng khách hàng sẽ góp phần giúp cho quá trình

thẩm định được đẩy nhanh tốc độ và tránh được nhầm lẫn. Bên cạnh đó, các cấp quản trị, lãnh đạo cũng nắm rõ được tình hình hoạt động tín dụng tại các cơ sở một cách chính xác và nhanh chóng. Những tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư và phát triển hệ thống công nghệ hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả mở rộng quy mơ tín dụng mà cịn nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế được rủi ro tiềm ẩn phát sinh.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tín dụng trong Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)