Cơ hội trong Chuyển đổi số nền kinh tế

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 88)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

2.5. Cơ hội trong Chuyển đổi số nền kinh tế

Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Những lợi ích mà Chuyển đổi số nền kinh tế mang lại là rất lớn, có thể khái quát như sau:

a) Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng;

b) Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình.

Chuyển đổi số giúp thúc đẩy thương mại phát triển thông qua các kênh thương mại điện tử. Các quy tắc của thương mại truyền thống đã được định hình

một cách đầy đủ tuy nhiên đối với thương mại điện tử thì cần phải xây dựng một quy tắc, một hệ thống pháp luật phù hợp để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp thương mại điện tử phát triển bùng nổ một cách bền vững.

Chính phủ Việt Nam hiện nay đã xây dựng nhiều chính sách mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngồi có thể phát triển hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thông qua ứng dụng các công nghệ số. Việc này sẽ giúp tăng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, giúp thúc đẩy q trình chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh mẽ.

c) Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thơng minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.

Chuyển đổi số có thể giúp Việt Nam giải quyết các thách thức, tận dụng tối đa cơ hội, khai thác lợi thế đặc thù của Việt Nam để đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân trong thực hiện chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng quốc gia trên thế giới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

3.1.Giải pháp tạo nền tảng cho Chuyển đổi số nền kinh tế 3.1.1. Chuyển đổi nhận thức

Chuyển đổi nhận thức đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình triển khai chuyển đổi số. Việc thay đổi được nhận thức của người dân, cơ quan cũng như các tổ chức chính trị - xã hội về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được coi là quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định chuyển đổi số được thực hiện như thế nào, mục tiêu kết quả ra sao, và nó cũng sẽ cho thấy được quyết tâm thực hiện chuyển đổi số của người đứng đầu tổ chức.

a) Người đứng đầu của tổ chức sẽ là người phụ trách trực tiếp về chuyển đổi số trong tổ chức và cũng sẽ đồng thời là người truyền đạt lại những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số đến các cấp uỷ cấp dưới, chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đưa mục tiêu chuyển đổi số thành mục tiêu chiến lược của các cấp, các bộ ban ngành.

Người đứng đầu tổ chức tạo điều kiện tối đa cho các thành viên trong tổ chức tích cực đổi mới sáng tạo, ln ln tìm tịi học hỏi cơng nghệ mới để có thể phát triển nhanh và bền vững hơn, liên kết các thành phần khác nhau theo mơ hình kinh tế tuần hồn.

b) Duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam để tạo cảm hứng chuyển đổi số trong toàn xã hội, giúp nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền về chuyển đổi số, đồng thời chủ động tiên phong tạo ra hạ tầng, nền tảng, dịch vụ số, tạo điều kiện chuyển đổi số hơn nữa cho các tổ chức, doanh nghiệp khác của Việt Nam.

Nâng cao vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp; giữa hội, hiệp hội ngành nghề công nghệ thông tin với hội, hiệp hội chuyên ngành trong các lĩnh vực khác để tạo hiệu ứng lan tỏa ra xã hội.

các chuyên mục phổ biến trên các phương tiện thơng tin đại chúng về q trình chuyển đổi số của quốc gia nhằm tuyên truyền cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp cũng như chính quyền nhận thấy rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số. Chia sẻ, vinh danh những con người, những câu chuyện thành công về chuyển đổi số.

d) Mỗi đơn vị cấp huyện lựa chọn một đơn vị cấp xã để triển khai chương trình chuyển đổi số cấp xã; tức là hướng dẫn cho người dân các kỹ năng số cơ bản như kỹ năng truy cập internet, mua sắm thương mại điện tử, thanh tốn qua internet, thực hiện các dịch vụ cơng trên cổng dịch vụ công quốc gia, v.v..

3.1.2. Kiến tạo thể chế

Xây dựng thể chế theo hướng mở, có tính kích thích sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ, mơ hình kinh doanh số, cụ thể:

a) Ngay cả khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng vẫn cho phép thử nghiệm các giải pháp, mơ hình kinh doanh số mới, sau đó sẽ dần dần hồn thiện hành lang pháp lý đầy đủ để đưa giải pháp, mơ hình kinh doanh số mới vào vận hành chính thức.

Đi kèm với đó, đối với các giải pháp, mơ hình kinh doanh số mới cần thiết phải xây dựng một khung pháp lý ở đó quy định rõ phạm vi thử nghiệm nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo.

c) Sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tất cả các chuyên ngành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư kinh doanh, sở hữu trí tuệ v.v.. để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo các giải pháp, mô hình kinh doanh số mới.

d) Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông để triển khai chuyển đổi số theo hướng: Khuyến khích xã hội hố cho chuyển đổi số; Sử dụng các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp cho các nội dung chuyển đổi số.

e) Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, phí cho các tổ chức cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ số.

f) Sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc xử lý các hành vi gian lận, lừa đảo trên không gian mạng nhằm làm minh bạch, tạo động lực

3.1.3. Phát triển hạ tầng số

Đẩy mạnh mở rộng hạ tầng số, đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu vô cùng lớn về kết nối và xử lý dữ liệu, đồng thời đảm bảo việc an toàn an ninh mạng một cách chặt chẽ ngay từ bước thiết kế mơ hình mạng, cụ thể:

a) Nâng cao chất lượng băng thông, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc, bước đầu triển khai ở các khu trung tâm, khu công nghệ cao, khu cơng việc, v.v... sau đó mở rộng dần ra các địa bàn lân cận.

b) Mở rộng phát triển hạ tầng và thương mại hố 5G ra quy mơ cả nước; Huy động các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ Chính phủ triển khai phổ cập smartphone cho người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ số của người dân. Thêm vào đó, có thể cân nhắc việc yêu cầu bắt buộc tích hợp cơng nghệ 5G đối với tất cả các thiết bị điện thoại hoặc thiết bị IoT được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu thu thập và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) sau này.

c) Các trang web của các cơ quan nhà nước chuyển toàn bộ sang sử dụng tên miền quốc gia (.vn); Chuyển đổi toàn mạng từ IPv4 sang IPv6; Mở rộng xây dựng mới các tuyến cáp quang biển giúp tăng tốc độ kế nối quốc tế và đưa Việt Nam thành trung tâm kết nối Internet của khu vực.

d) Xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng bộ phát triển, ứng dụng hạ tầng IoT vào tất cả các quy hoạch của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (giao thông, năng lượng, chiếu sáng, y tế, v.v..) để đảm bảo hiệu quả đầu tư phát triển, tránh trùng lặp.

3.1.4. Phát triển nền tảng số

Tập trung xây dựng các nền tảng số Make in Việt Nam nhằm giúp cho việc quản lý, vận hành của các cơ quan, ban, ngành cũng như việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp được đơn giản nhất có thể. Trong đó tập trung các nền tảng sau:

a. Nền tảng số do Cơ quan nhà nước chủ quản

Xây dựng nền tảng điện tốn đám mây của Chính phủ

Xây dựng nền tảng điện tốn đám mây của Chính phủ kết hợp với nền tảng điện toán đám mây của doanh nghiệp nhằm cung cấp nơi lưu trữ và chia sẻ dữ liệu dùng cho xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Nền tảng điện tốn đám mây này phải được đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến các địa phương.

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu được triển khai giúp liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu ngành dọc, giúp cho giao dịch của người dân, doanh nghiệp trên các hệ thống dịch vụ công quốc gia được thuận tiện, nhanh chóng và bảo mật hơn. Đồng thời nó sẽ cung cấp những số liệu thống kê đáng tin cậy phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.

Song song với đó có thể tích hợp các phần mềm tổng hợp, phân tích, chuẩn hố dữ liệu ứng dụng cơng nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, v.v.. giúp đưa ra được các thông tin chân thưc, chính xác nhất, giúp tăng hiệu quả chỉ đạo, điều hành của các cấp Lãnh đạo.

Xây dựng nền tảng hội nghị truyền hình thế hệ mới cho các cơ quan nhà nước

Xây dựng một nền tảng hội nghị truyền hình thế hệ mới hoạt động chủ yếu trên mạng truyền số liệu chuyên dùng, hoạt động được trên nhiều loại thiết bị và có đầy đủ tính năng của một giải pháp hội nghị truyền hình truyền thống sẽ giúp chúng ta làm chủ cơng nghệ, tiến tới có thể tự bảo mật được giải pháp và hệ thống.

Xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến

Nền tảng dạy học trực tuyến sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thể quản lý, truy cập vào kho học liệu số mọi lúc, mọi nơi, và giúp kích thích tính sáng tạo của học sinh nhờ vào khả năng chủ động đóng góp tri thức của nền tảng này.

Xây dựng nền tảng thanh tốn điện tử

Nền tảng này ra đời sẽ giải quyết được bài toán nền kinh tế sử dụng lượng tiền mặt quá lơn như Việt Nam hiện nay, góp phần làm minh bạch hơn nền kinh tế và tăng hiệu quả các chính sách tiền tệ. Hiện nay ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đã được cấp phép dịch vụ Mobile Money, dịch vụ này khi được triển khai rộng rãi sẽ giúp phổ cập thanh toán điện tử đến tồn bộ người dân.

Xây dựng, hồn thiện nền tảng định danh công dân và xác thực điện tử

Nền tảng định danh công dân và xác thực điện tử sẽ cung cấp cho mỗi công dân một mã số định danh cá nhân được sử dụng để tham gia các dịch vụ cơng trên mơi trường số. Nền tảng này có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với hoạt động chuyển đổi số, nhất là trong thanh toán và xác thực điện tử.

Xây dựng nền tảng dữ liệu số nơng nghiệp

Nền tảng này có nhiệm vụ thu thập thơng tin tất cả các ngành nghề nông nghiệp và chuẩn hố đưa vào CSDL quốc gia về nơng nghiệp, phục vụ tra cứu thông tin cho người nông dân và phục vụ việc truy xuất nguồn gốc nơng sản sau này.

Xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản

Nền tảng này ra đời sẽ minh bạch hố nguồn gốc nơng sản, làm gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản của Việt Nam trong chuỗi cung ứng tồn cầu.

Xây dựng, hồn thiện nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa

Qua đại dịch Covid-19 chúng ta mới có thể thấy được tác dụng vơ cùng to lớn của các giải pháp tư vấn, khám chữa bệnh từ xa. Thơng qua giải pháp này người dân có thể được tư vấn, thậm chí khám chữa bệnh ngay cả khi ở nhà mà không cần phải di chuyển đến bệnh viện hay các phịng khám. Từ đó người dân cũng có thể đánh giá chất lượng khám chữa bệnh và có quyền được lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của những tổ chức tốt nhất.

Xây dựng, hồn thiện nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử

Nền tảng hồ sơ sức khoẻ điện tử như một cuốn y bạ điện tử của mỗi người dân. Khi khám chữa bệnh người dân chỉ cần cung cấp mã số sức khoẻ điện tử là bác sỹ có thể theo dõi tồn bộ tình trạng sức khoẻ của người dân giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác hơn.

Nền tảng này cũng sẽ quản lý dữ liệu tiêm chủng của mỗi cơng dân. • Xây dựng nền tảng phát thanh số

Nền tảng phát thanh số ra đời sẽ giúp người dân có thể nghe lại những tin tức quan trọng, những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và các cấp Chính quyền thơng qua các kênh phát thanh số mọi lúc, mọi nơi, kể cả đối với các kiều bào đang định cư ở nước ngồi.

Xây dựng, hồn thiện nền tảng truyền hình số

Hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng được một nền tảng truyền hình số khá hồn thiện. Ở đó người dân có thể tiếp cận với những kênh truyền hình chính thống của Nhà nước cũng như các kênh tin tức, kênh phim, kênh giải trí với nguồn nội dung đa dạng, phong phú cả trong và ngồi nước.

Xây dựng nền tảng bảo tàng số

Nền tảng bảo tàng số sẽ giúp số hoá các hiện vật tại bảo tàng, giúp lưu giữ mn đời mà khơng bị mai một, giúp gìn giữ những hiện vật và văn hố quốc gia.

Xây dựng nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân

Nền tảng này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng nắm bắt được ý kiến của người dân ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra được những quyết sách hợp lý chăm lo cho đời sống nhân dân cũng như đưa ra được những chỉ đạo sát sao, những nội dung điều hành sát với thực tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

b. Nền tảng số do doanh nghiệp chủ quản

Xây dựng nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp

Nền tảng điện toán đám mây do các doanh nghiệp xây dựng, phát triển và cung cấp dịch vụ ra thị trường phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tổ chức và tồn xã hội.

Xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo

Nền tảng trí tuệ nhân tạo phát triển sẽ là lời giải vững chắc cho bài toán xử lý dữ liệu lớn (Big Data) của Việt Nam sau này. Do đó việc thúc đẩy các doanh nghiệp cơng nghệ tập trung nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống là vơ cùng cần thiết.

Xây dựng nền tảng cho thiết bị IoT

Nền tảng thiết bị IoT cung cấp dưới dạng dịch vụ cho phép các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị IoT, xử lý dữ liệu theo nhu cầu, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng bên ngồi mạng IoT, v.v.. một cách hiệu quả, khơng phải đầu tư hạ tầng chuyên dùng để xây dựng, phát triển các ứng dụng IoT.

Xây dựng nền tảng mạng xã hội thế hệ mới

Mục tiêu xây dựng một mạng xã hội sạch cho người Việt luôn được Bộ Thông tin và Truyền thông khơi dậy cho các doanh nghiệp công nghệ Việt. Nền

Một phần của tài liệu TRẦN HẢI ANH - 820103 - QLKT 2A (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w